Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chàng trai bị thủng ruột sau khi ăn canh cay, khi nội soi mới biết nguyên nhân thật sự

Thứ năm, 13:00 28/03/2019 | Sống khỏe

Chỉ vì ăn quá nhanh, thực phẩm vừa nóng vừa cay khiến lưỡi của chàng trai 20 tuổi bị “tê”, không biết đã nuốt chiếc tăm vào bụng từ lúc nào.

Tiểu Lâm năm nay 20 tuổi (Phúc Kiến, Trung Quốc), trong 1 tháng vừa qua, Tiểu Lâm luôn cảm thấy bụng rất khó chịu, ngày một nặng. Cơn đau ở giữa bụng từ từ chuyển dần xuống bụng dưới. Tiểu Lâm nghi ngờ có thể là do ăn phải bát canh cay cách đây một tháng dẫn đến. Ban đầu cậu nghĩ cơn đau sẽ dần dần dịu đi, nhưng không ngờ đến tuần trước, bụng của Tiểu Lâm đột nhiên đau dữ dội, anh mới đến Bệnh viện nhân dân số 3 thuộc Đại học y học cổ truyền Phúc Kiến để khám.


Chiếc tăm đâm thủng ruột của Tiểu Lâm

Chiếc tăm đâm thủng ruột của Tiểu Lâm

Các bác sĩ ở Bệnh viện nhân dân số 3 thuộc Đại học y học cổ truyền Phúc Kiến sau khi kiểm tra phát hiện, vị trí cơn đau nằm ở gần ruột thừa và còn bị viêm nghiêm trọng. Chẩn đoán ban đầu là viêm ruột thừa cấp tính, do vậy các bác sĩ đã chuẩn bị thực hiện phẫu thuật nội soi xâm lấn tối thiểu. Điều khiến các bác sĩ ngạc nhiên là sau khi đặt ống nội soi vào bụng, phát hiện thấy ruột thừa vẫn tốt, không có một chút nào bị viêm. Tuy nhiên, có rất nhiều chỗ bị sưng ở gần đầu ruột non nối liền với ruột già, trên vùng sưng có một cái tăm xuyên vào.

Bác sĩ Chu Cẩm Chân thuộc Khoa ngoại tổng hợp nói: "Khi kiểm tra phát hiện cái tăm xuyên thủng ruột non, may mắn thay lỗ thủng không lớn, nếu lỗ thủng to, phân sẽ chảy vào khoang bụng, và sẽ gây nhiễm trùng nghiêm trọng, chiếc tăm lấy ra dài 6cm”. Sau đó, các bác sĩ đã sửa chữa lại phần ruột bị tổn thương của Tiểu Lâm. Hiện tại, Tiểu Lâm đã dần hồi phục sức khỏe.

Sau ca phẫu thuật, Tiểu Lâm mới biết nguyên nhân gây đau bụng là một chiếc tăm xỉa răng đã xuyên qua ruột. Tiểu Lâm nhớ lại: Cách đây 1 tháng trong khi ăn bát canh cay, trong bát canh có những thực phẩm được xiên bằng tăm, vì Tiểu Lâm lúc đó rất đói nên ăn quá nhanh, cộng với việc thực phẩm vừa nóng lại vừa cay khiến lưỡi bị “tê”, nên cậu không biết đã nuốt chiếc tăm vào trong bụng từ lúc nào.

Món canh cay có nhiều thực phẩm xiên bằng tăm, khi Tiểu Lâm ăn quá nhanh nên đã vô tình nuốt phải tăm
Món canh cay có nhiều thực phẩm xiên bằng tăm, khi Tiểu Lâm ăn quá nhanh nên đã vô tình nuốt phải tăm

Theo bác sĩ Chu, tăm nhọn khi nuốt vào có thể dễ dàng xâm nhập với các cơ quan nội tạng. Nếu tổn hại thì thường là gây tắc ruột hoặc làm rách, tổn thương các cơ quan nội tạng. Triệu chứng phổ biến là đau bụng và sốt không rõ nguyên nhân. Nhiều trường hợp cũng xuất hiện nôn mửa, táo bón và tiêu chảy.

Người cao tuổi, trẻ em, bệnh nhân rối loạn tâm thần và người có thần kinh chậm phát triển là những đối tượng có nguy cơ cao nuốt vật lạ vào bụng nhất. Tùy từng dị vật vào bụng mà mức độ nguy hiểm khác nhau, nhiều trường hợp có thể làm thủng ruột, tử vong.

Bác sĩ Chua Cẩm Chân nói tiếp: Đây không phải là lần đầu tiên tôi gặp phải trường hợp như vậy. Thực tế điều trị cho thấy, các ca hóc dị vật như thức ăn, tăm nhọn,… khi được đưa đến viện sớm, việc xử lý dễ dàng hơn rất nhiều do dị vật chưa chui sâu vào đường tiêu hóa.

Nhưng thường chỉ những bệnh nhân sau hóc dị vật có tình trạng nuốt vướng, khó chịu mới đến viện sớm. Còn lại những trường hợp do dị vật chui tọt xuống sâu dạ dày, nạn nhân không cảm thấy khó chịu thì thường chủ quan sẽ tiêu hóa được dị vật nên không đến viện.


Phòng ngừa hóc tăm, mọi người nên bỏ thói quen ngậm tăm trong miệng

Phòng ngừa hóc tăm, mọi người nên bỏ thói quen ngậm tăm trong miệng

Để phòng nguy cơ hóc tăm, mọi người không ngậm tăm lâu trong miệng, không nên vừa ngậm tăm vừa uống nước, nói chuyện cười đùa, rất dễ nuốt tăm vào trong bụng. Nhất là với người già, người có răng giả cũng cần lưu ý, đã từng có trường hợp răng giả bị tuột, chui thẳng vào họng. Nên sử dụng những vật liệu làm sạch răng mà không có nguy cơ (chỉ tơ nha khoa). Với trẻ em, tuyệt đối không cho trẻ nghịch tăm cũng như những vật dễ nuốt vì nếu không may nuốt phải, việc lấy dị vật ở trẻ em cũng khó khăn hơn rất nhiều so với người lớn.

Theo Khám phá

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Sống khỏe - 14 giờ trước

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng lá tía tô để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt như chữa hàn, nhức đầu, ho, chướng bụng, ngộ độc cá, cua và nhiều bệnh khác. Vậy dùng lá tía tô để chữa bệnh gout có hiểu quả hay không, đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Sống khỏe - 14 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên uống chè nụ vối thường xuyên vì loại nước này có công dụng giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, chống oxy hóa tự nhiên...

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Sống khỏe - 17 giờ trước

GĐXH - Mắm là món ăn rất dễ nhiễm vi khuẩn. Do đó, mọi người khi mua mắm cần lựa chọn các loại có nguồn gốc rõ ràng, kiên quyết loại bỏ mắm thừa sau bữa ăn, tuyệt đối tránh sử dụng kéo dài từ bữa này sang bữa khác...

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Sống khỏe - 20 giờ trước

Canxi là khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể, là thành phần cơ bản cấu tạo nên xương và răng. Nếu cơ thể thiếu canxi có thể làm tăng nguy cơ bị loãng xương, gãy xương... Vậy, đâu là dấu hiệu cần bổ sung canxi?

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Sống khỏe - 21 giờ trước

Rối loạn lipid máu (mỡ máu) là một trong những nguy cơ hàng đầu của các bệnh tim mạch. Thay đổi chế độ ăn góp phần giảm cholesterol, phòng ngừa xơ vữa động mạch.

Chỉ 8 phút tức giận có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ…

Chỉ 8 phút tức giận có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ…

Sống khỏe - 23 giờ trước

Nghiên cứu đăng trên Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ mới đây cho biết, có mối quan hệ giữa giai đoạn tức giận cấp tính và nguy cơ đau tim gia tăng. Theo đó, chỉ tức giận trong 8 phút có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

(Tổ Quốc) - Lòng bàn tay cũng có thể là “tài liệu tham khảo” cho thấy tình trạng sức khỏe tổng thể của chúng ta.

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Dưa hấu ngọt, mát, nhiều nước nên rất được yêu thích vào mỗi mùa hè. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng có thể kết hợp cùng loại trái cây này.

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Sống khỏe - 1 ngày trước

Điều trị suy giáp bao gồm thuốc, các phương pháp không dùng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong đó, các bài tập dưỡng sinh sẽ hỗ trợ tốt trong việc điều trị triệu chứng.

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Thủy đậu là bệnh lành tính, có thể hồi phục sau khi phát bệnh. Tuy nhiên nếu không điều trị đúng thì thủy đậu cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy đến sức khỏe.

Top