Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chàng trai hàng chục năm bò lê kiếm củi mưu sinh

Thứ hai, 09:54 18/11/2013 | Vòng tay nhân ái

GiadinhNet - Dù hơn 40 tuổi, nhưng chưa một ngày anh Vù Seo Lử ở bản Bông 1 (Bảo Hà, Bảo Yên, Lào Cai) được đứng thẳng như người bình thường. Hằng ngày anh bò lết từ ngọn núi này, đến ngọn núi khác kiếm củi, chăn trâu thuê để mưu sinh và chăm sóc mẹ già.

Chàng trai hàng chục năm bò lê kiếm củi mưu sinh 1

Những lúc không vào rừng lấy củi thì anh Lử đi chăn trâu thuê để đổi lấy cân gạo, mớ rau. Ảnh: P.B

 
Suýt bị vứt vào rừng vì tưởng ma quỷ hiện hình

Con đường vào bản Bông 1 của xã Bảo Hà (huyện Bảo Yên, Lào Cai) gập ghềnh đầy sỏi đá, “ổ voi, ổ gà”. Tìm hỏi đến nhà anh Vù Seo Lử - người hàng chục năm qua, được người dân gọi là “mèo bò” ai cũng nhiệt tình chỉ dẫn.

Nằm ẩn khuất bên những dãy núi trùng điệp trên đỉnh núi Mã Yên Sơn, trong túp lều nghèo xơ xác, bà Học Thị Gió, mẹ của anh Lử đang nằm trên giường thở hổn hển. Hỏi về Lử, bà khó nhọc đánh vần mấy tiếng phổ thông: “Nó đi kéo củi trong rừng hay đi chăn trâu cho mấy gia đình trong bản rồi. Nó đi làm từ sớm nên cũng chẳng rõ đi đâu, làm gì nữa”. Qua người hàng xóm Vù Seo Hải, tôi được nghe về câu chuyện của gia đình bà Gió.

Ngược thời gian 45 năm về trước, năm 1968, ông Vù Seo Sùng và bà Học Thị Gió vui mừng đón tiếng khóc chào đời của cậu con trai nhỏ. Nhưng nụ cười chưa dứt thì bà Gió xót xa khi thấy đứa bé kháu khỉnh không có một đôi chân lành lặn như bao đứa trẻ khác. Đó là những ngày mà vợ chồng bà cảm thấy tuyệt vọng và nỗi buồn bao trùm lên cả gia đình.

“Biết là con bị tật thế này thì lớn lên cũng khó thành người lắm. Nhưng nhìn khuôn mặt bé nhỏ của con do mình đứt ruột đẻ ra, tôi quyết định vẫn nuôi và đặt tên cho nó là Vù Seo Lử”, bà Gió mới lắp bắp, thều thào trong khó nhọc.

Theo những người dân vùng đất này, thời đó những gia đình nào sinh ra con bị dị tật đều không muốn nuôi nấng. Hủ tục của người Mông bao nhiêu năm vẫn cho rằng đó là do ma quỷ hiện hình, nên nhiều người đã nhẫn tâm chôn sống hoặc mang con bỏ vào rừng sâu cho thú dữ tha đi.

Rồi thời gian trôi qua, cậu bé Vù Seo Lử ốm yếu, quặt quẹo ngày nào đã trưởng thành. Nhưng đôi chân tật nguyền thì không thể duỗi thẳng ra được, hơn 40 năm nay, anh cứ bò lê như vậy từ nơi này đến nơi khác như một đứa trẻ.

Bà Gió bảo, ông bà có 7 người con, Lử là thứ 2, các con ông khôn lớn đã lập gia đình và ra ở riêng cả. Nhưng cũng như bao người dân khác trên đỉnh Mã Yên Sơn này, ai cũng nghèo, cũng khổ như nhau. “Thằng Lử khổ cực thì mấy anh em nó cũng như thế thôi. Nhiều lúc cũng muốn giúp thằng Lử mà không có gì cả, đến mùa, khi cân gạo, lúc nắm rau thôi”, bà Gió nói. Giờ đây trong căn nhà đơn sơ nằm chênh vênh giữa sườn núi chỉ có anh Lử vẫn chăm sóc bà Gió vì cách đây vài năm, ông Sùng đã ra đi vì bệnh hiểm nghèo.

Trước đây, khi ông Sùng bị bệnh rồi nằm một chỗ, những vất vả lo toan trong gia đình đều oằn lên đôi vai gầy yếu của bà Gió. Thấy mẹ vất vả, Lử bắt đầu vào rừng kéo củi về nhà chẻ ra mang ra chợ bán, rồi bò lê xung quanh xóm hỏi ai cần việc gì thì làm. Với anh, hàng ngày chỉ mong được vài cân gạo, thậm chí là đôi quả trứng, nắm rau cũng đã quý lắm rồi.
 
Tật nguyền vẫn là trụ cột của gia đình

Theo chân mấy người dân bản, chúng tôi hỏi đường vào rừng tìm gặp Vù Seo Lử. Đi bộ được khoảng vài ba kilômét, chúng tôi đã gặp một người đàn ông đang khó khăn bò lê và kéo một bó củi lớn từ trong rừng ra. “Thằng Lử đấy” –  Vù Seo Hải thốt lên rồi nhanh tay đến giúp Lử đưa bó củi xuống đường.

Rồi anh tâm sự, trước đây, khi bố bị bệnh, các em cũng không giúp được nhiều vì ai cũng nghèo. Nhiều lúc cũng chả kiếm nổi bữa ăn chứ chưa nói đến giúp bố mẹ. Hàng ngày, anh phải vào rừng kiếm củi để mang ra chợ bán và để đốt ấm, nấu nướng hàng ngày. Những hôm không đi vào rừng lấy củi thì bò lê khắp xóm hỏi xem ai có thuê chăn trâu, chăn vịt không. Đó là cách để có cái ăn, đỡ phần nào gánh nặng cho gia đình và giúp mẹ không phải nhịn cơm.

“Ngày trước, dân bản cứ bảo tôi là do ma quỷ hiện hình, nên gặp tôi ai cũng xa lánh. Lúc đó mình buồn, đi xin cái gì, hay tìm việc làm kiếm cái để ăn không ai giúp đỡ cả. Nhưng giờ ai cũng thương và quý nên mình rất vui”, anh Lử tâm sự. Người hàng xóm Vù Seo Hải kể, bà con dân bản ở đây rất thương Lử, nhưng ở đây ai cũng nghèo nên chẳng giúp gì được. Hàng ngày, Vù Seo Lử vẫn làm việc hơn cả một người bình thường chăm lo mẹ già đã ngoài 70.

Khi được hỏi mơ ước lớn nhất của anh bây giờ là gì? Lử thật thà bảo: “Mình chỉ muốn có đủ cái ăn cho hai mẹ con và mong mẹ không bị bệnh tật nằm một chỗ”. Khi hỏi về ước mơ có một người vợ, Lử cười hào sảng: Chỉ mong có cô gái nào thương, không chê, chịu lấy mình làm chồng là sướng cái bụng lắm rồi!
 
Lê Nhung
legiangthuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
MS 969: Cám cảnh con nhỏ bệnh tật chăm mẹ ung thư liệt giường

MS 969: Cám cảnh con nhỏ bệnh tật chăm mẹ ung thư liệt giường

Vòng tay nhân ái - 3 ngày trước

GĐXH - Hơn 10 tuổi, Tấn Lộc bất đắc dĩ trở thành chỗ dựa chính cho người mẹ mắc bệnh hiểm nghèo. Tấn Lộc mong có thể đánh đổi tất cả để lấy lại sức khỏe cho mẹ.

Hình ảnh mới của cặp song sinh mắc bệnh ly thượng bì bóng nước

Hình ảnh mới của cặp song sinh mắc bệnh ly thượng bì bóng nước

Vòng tay nhân ái - 4 ngày trước

GĐXH – Không còn những vết phỏng trên toàn thân, cặp song sinh mắc bệnh ly thượng bì bóng nước đã có những thay đổi đáng mừng.

MS 968: Nỗi niềm trước ngày 20/11 của thầy giáo bị suy thận, chỉ sợ không còn được đứng trên bục giảng

MS 968: Nỗi niềm trước ngày 20/11 của thầy giáo bị suy thận, chỉ sợ không còn được đứng trên bục giảng

Vòng tay nhân ái - 5 ngày trước

GĐXH – Mắc phải căn bệnh suy thận, hiện sức khỏe thầy giáo Trần Đinh Quyến ngày một suy kiệt. Bao năm cống hiến với nghề gieo chữ, trước ngày 20/11, thầy lo sợ một ngày không còn được đứng trên bục giảng.

Tình cảm của bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với 2 trường hợp ở Nam Định

Tình cảm của bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với 2 trường hợp ở Nam Định

Vòng tay nhân ái - 1 tuần trước

GĐXH – Báo Sức khỏe và Đời sống đã kết chuyển những tình cảm mà bạn đọc của Báo gửi gắm tới hai trường hợp ở Nam Định. Đó là trường hợp hai bà sống trong cảnh ‘không chồng, không con, không trợ cấp’ và nam sinh mồ côi bị tai nạn.

MS 967: Thảm cảnh của 3 mẹ con cùng điều trị bỏng sau vụ hỏa hoạn, kinh tế cạn kiệt cần cộng đồng giúp đỡ

MS 967: Thảm cảnh của 3 mẹ con cùng điều trị bỏng sau vụ hỏa hoạn, kinh tế cạn kiệt cần cộng đồng giúp đỡ

Cảnh ngộ - 1 tuần trước

GĐXH – Ngọn lửa bùng cháy đã thiêu rụi toàn bộ gia sản của gia đình anh Lợi. Éo le hơn, người con gái lớn đã mất, còn vợ cùng hai người con khác của anh đang phải điều trị với tình trạng bỏng nặng. Chi phí điều trị quá lớn khiến gia đình anh Lợi rơi vào cảnh khánh kiệt, đang rất cần sự giúp đỡ của cộng đồng.

MS 966: Xin cứu giúp cháu bé 7 tuổi dân tộc Tày bị ung thư để có cơ hội được đến trường

MS 966: Xin cứu giúp cháu bé 7 tuổi dân tộc Tày bị ung thư để có cơ hội được đến trường

Cảnh ngộ - 1 tuần trước

GĐXH – Bé Hoàng Hải Đăng, 7 tuổi, ở Na Hang, Tuyên Quang đang từng ngày phải giành giật sự sống với căn bệnh ung thư mới phát hiện. Hiện cháu đang rất cần sự chung tay giúp đỡ của bạn đọc để có cơ hội được đến trường cùng các bạn trang lứa.

Tấm lòng bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với hoàn cảnh khó khăn

Tấm lòng bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với hoàn cảnh khó khăn

Kết chuyển - 2 tuần trước

GĐXH - Đại diện Báo Sức khỏe và Đời sống vừa trao số tiền 4.525.000 đồng đến hoàn cảnh gia đình chị Đỗ Thị Thủy (ở xã Quảng Thái, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế).

MS 965: Xót xa hoàn cảnh người phụ nữ không chồng, không con, mong có tiền để chạy chữa bệnh tật

MS 965: Xót xa hoàn cảnh người phụ nữ không chồng, không con, mong có tiền để chạy chữa bệnh tật

Vòng tay nhân ái - 2 tuần trước

GĐXH – Không chồng, không con, bà Tốt hiện đang phải đối mặt với những khó khăn lớn về sức khỏe nhưng lại thiếu đi sự hỗ trợ về tài chính và tình cảm từ gia đình. Một mình chống chọi với bệnh tật, bà đang rất cần sự chung tay của bạn đọc gần xa.

MS 964: Xót thương hoàn cảnh người phụ nữ 70 tuổi tật nguyền nuôi con mắc bệnh não úng thủy nằm liệt một chỗ

MS 964: Xót thương hoàn cảnh người phụ nữ 70 tuổi tật nguyền nuôi con mắc bệnh não úng thủy nằm liệt một chỗ

Cảnh ngộ - 2 tuần trước

GĐXH - Dù đã bước sang tuổi lục tuần nhưng hằng ngày, người phụ nữ tật nguyền vẫn phải chăm sóc đứa con mắc bệnh não úng thủy nằm liệt giường nhiều năm nay. Đó là hoàn cảnh của bà Trần Thị Hồng 70 tuổi, trú thôn Lam Long, xã Xuân Hải, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.

Gần 72 triệu đồng đến với gia đình nữ sinh có mẹ qua đời, bố chấn thương nặng sau tai nạn giao thông

Gần 72 triệu đồng đến với gia đình nữ sinh có mẹ qua đời, bố chấn thương nặng sau tai nạn giao thông

Kết chuyển - 3 tuần trước

GĐXH – Ông Nguyễn Chí Long – Phó Tổng biên tập Báo Sức khỏe và Đời sống, đại diện Chương trình Vòng tay nhân ái đã trao số tiền 71.865.000 đồng đến với em Vũ Linh Chi – nhân vật trong MS 947 có bố bị chấn thương nặng, mẹ qua đời sau tai nạn giao thông.

Top