Châu Á nỗ lực phòng ngừa tác hại của thuốc lá
GiadinhNet - Thái Lan và Srilanka là hai quốc gia trong khu vực châu Á đã có những bước đi tiên phong trong việc kiểm soát và PCTHTL, góp phần nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Tất cả vì bầu không khí trong lành
Tại Thái Lan, năm 1992, Quốc hội đã ban hành hai đạo luật: Luật Kiểm soát sản phẩm thuốc lá và Luật Bảo vệ những người không hút thuốc; năm 2001 ban hành luật về Quỹ sức khỏe (Thai Heath). Năm 2006, Srilanka ban hành Luật về Cơ quan nhà nước có thẩm quyền về kiểm soát rượu, thuốc lá (Luật về NATA).
Sau một thời gian thực hiện, hai quốc gia đã thu được kết quả tốt trên nhiều mặt. Chính phủ đã kiểm soát được việc tiêu thụ thuốc lá và số lượng tiêu thụ giảm dần, trong khi nguồn thu cho ngân sách vẫn tăng. Tại Thái Lan năm 1991, số người hút thuốc là 12,6 triệu, năm 2009 giảm xuống 10,9 triệu theo số tuyệt đối. Nếu không có luật thì số hút thuốc dự tính 27 triệu người. Số bao thuốc lá tiêu thụ giảm 20%. Tại Srilanka, tỷ lệ nam giới hút thuốc giảm từ 29% năm 2008 xuống còn 22% vào năm 2011 Các khu vực công cộng với bầu không khí trong lành, không khói thuốc đã là dấu hiệu dễ nhận thấy ở hai quốc gia này hiện nay.
Hai nước có điểm chung là có luật điều chỉnh chung cho việc kiểm soát, PCTHTL và rượu, bia, dù cách tiếp cận trong giải quyết vấn đề của mỗi nước khác nhau. Thái Lan giải quyết theo từng vấn đề cấu thành của mối quan hệ chung, đó là: nội dung về kiểm soát sản phẩm thuốc lá và việc bảo vệ những người không hút thuốc. Quỹ chăm sóc sức khỏe ra đời nhằm giải quyết những thiếu hụt về nguồn lực để triển khai các hoạt động thi hành luật pháp. Trong khi đó, Srilanka tiếp cận theo mô hình tổ chức, trao nhiệm vụ, quyền hạn cho các cơ quan liên quan để thực thi kiểm soát thuốc lá và rượu, bia. Thái Lan có nguồn tài chính từ quỹ Thai Health, nguồn thu hàng năm ổn định, còn Srilanka có sự tài trợ của quỹ Bloomberg với trung bình 800.000USD/năm. Hiện Srilanka đã phải tính tới nguồn tài chính bổ sung khi quỹ Bloomberg chấm dứt tài trợ. Họ đang tính đến việc lập quỹ hoạt động từ nguồn thu đối với các sản phẩm thuốc lá và rượu.
Các biện pháp mạnh tay
Các quốc gia này tiếp cận việc PCTHTL theo hướng giảm cầu là chính, thông qua kiểm soát, phòng ngừa tác hại của thuốc lá với một số biện pháp chính:
Tăng thuế để làm giảm sức mua sản phẩm thuốc lá vì nó được coi là mặt hàng có hại cho sức khỏe, không được khuyến khích, đồng thời vẫn tăng nguồn thu cho ngân sách. Thái Lan áp dụng thuế suất tiêu thụ đặc biệt tới 85% đối với sản phẩm thuốc lá điếu và cộng thêm 7% thuế giá trị gia tăng (VAT). Ngoài ra là các khoản phụ thu gồm: phí nâng cao sức khỏe của Thái Lan có thuế suất 2%, phí địa phương thu theo mức tuyệt đối tính theo bao là 1,86 bath/bao nộp vào ngân sách tỉnh, thu thuế phát sóng miễn phí các chương trình truyền thông. Tỷ lệ phần trăm của thuế thuốc lá trên giá bán lẻ mỗi bao là 70% (trong khi tỷ lệ này ở Việt Nam đang là 45%). Srilanka đánh thuế suất 10 rupi/01 kg nguyên liệu và thuế suất theo độ dài của điếu thuốc.
Tăng cảnh báo có tác động trực tiếp tới tâm lý người sử dụng, nhất là cảnh báo bằng hình ảnh. Đồng thời, tăng cường các hoạt động xử phạt, ngăn cấm, xử lý các vi phạm trong khâu sản xuất, lưu thông, tiếp thị quảng cáo cũng như xử lý vi phạm của người buôn bán, sử dụng thuốc lá.
Tăng cường năng lực của các cơ quan chức năng, tổ chức bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Trong các văn bản luật, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan có liên quan, nhất là các cơ quan trọng yếu như: thuế vụ, quản lý thị trường, thanh tra y tế, cảnh sát và tòa án được qui định rõ trong việc thực thi kiểm soát sản phẩm và sử dụng thuốc lá.
Pháp luật cũng qui định rõ về vai trò, chức năng, nhiệm vụ cũng như nguồn thu, việc vận hành của Quỹ chăm sóc sức khỏe. Đây là điểm hết sức quan trọng đối với một quỹ mang tính chất đặc thù này. Điểm đặc thù thứ nhất là nó được hình thành nằm ngoài những qui định về sắc thuế, tức là ngoài những qui định của thu ngân sách và được tính bằng khoản gọi là phụ thu. Hoạt động của quỹ được phép chủ động và có tính linh hoạt rất cao, không phụ thuộc quá nhiều vào kế hoạch ngân sách hàng năm để bảo đảm quỹ có khả năng đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng trong thực tiễn một cách tốt nhất.
Mặt khác, Quỹ Thai Health hay các hoạt động của Quỹ Bloomberg là hướng vào hỗ trợ các sáng kiến hoạt động của cộng đồng, tổ chức một cách rộng rãi nên không bị bó gọn trong các thủ tục cứng nhắc. Chính từ đặc điểm này, yêu cầu quan trọng đặt ra đối với hoạt động của quỹ là đòi hỏi tính công khai, minh bạch rất cao và chịu sự kiểm soát của Chính phủ, Quốc hội cũng như toàn xã hội. Một qui trình quản lý đơn giản nhưng linh hoạt, hiệu quả với những tiêu chí phù hợp cho mô hình đặc thù này. Yêu cầu thúc đẩy các hoạt động nhằm tạo ra sự vận động xã hội, vận động cộng đồng là một ưu tiên căn bản. Chính vì vậy, các hoạt động của quỹ phải được xử lý mềm, tạo nên sự tác động tương hỗ làm thay đổi nhận thức và hành vi mỗi cá nhân cũng như cộng đồng đối với việc sử dụng thuốc lá.
Ở 2 quốc gia này, các hoạt động truyền thông bỏ thuốc lá không thể thực hiện theo các biện pháp hành chính, mà tính xã hội hóa được truyền tải một cách sâu rộng, đúng bản chất của các chương trình hành động.
Cả hai quốc gia Thái Lan và Srilanka đều khai thác tốt yếu tố tôn giáo (đạo Phật) để làm cơ sở cho việc tuyên truyền, tạo nên nhận thức chung về các giá trị xã hội và thực thi pháp luật.
P.V

Uống sữa vào thời điểm nào hiệu quả nhất? 7 nhóm người này tốt nhất không nên dùng
Sống khỏe - 20 phút trướcGĐXH - Làm thế nào để tận dụng tối đa giá trị dinh dưỡng của sữa? Uống sữa như thế nào để không gây hại cho cơ thể? Những ai không nên uống sữa?... là những câu hỏi sẽ được giải đáp dưới đây.

Cục Quản lý Dược chỉ cách người dân tự nhận biết thuốc giả, thuốc thật
Y tế - 10 giờ trướcLãnh đạo Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa cho biết, người dân, doanh nghiệp có thể tự tra cứu sản phẩm thuốc tân dược qua Cổng dịch vụ công: https://dichvucong.dav.gov.vn/congbothuoc.

Đặt thành công máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100
Y tế - 12 giờ trướcBệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công hai ca đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100.

Hà Nội: Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi ở bụi chuối, trên người nhiều vết xước và côn trùng đốt
Y tế - 15 giờ trướcGĐXH - Ngay khi phát hiện, người dân địa phương đã đưa trẻ vào trạm y tế trong tình trạng tỉnh, khóc to, hạ nhiệt độ, trên người nhiều vết trầy xước và côn trùng đốt, rốn còn tươi.

Nhiều người lớn mắc sởi chuyển nặng, phải can thiệp thở máy
Sống khỏe - 15 giờ trướcGĐXH - Hiện nay, bệnh sởi đang có xu hướng gia tăng, không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn, đặc biệt là nhóm người có bệnh nền hoặc suy giảm miễn dịch.

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.

Bị kỳ thị về ngoại hình, người phụ nữ rơi vào trầm cảm
Y tế - 19 giờ trướcGĐXH - Cân nặng "quá khổ" không chỉ gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày mà còn khiến D luôn tự ti vì bị kỳ thị về ngoại hình, thậm chí có ý nghĩ tự tử.

Nam thanh niên 22 tuổi ở Hà Nội suýt mất khả năng vận động vì chủ quan với dấu hiệu này trong lúc chơi thể thao
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Rách sụn chêm quai xô là một tổn thương nặng, hiếm gặp ở người trẻ, cần can thiệp sớm để tránh biến chứng.

7 loại thực phẩm dễ gây mất ngủ nhất
Sống khỏe - 20 giờ trướcNghiên cứu cho thấy, thực phẩm là một trong những nguyên nhân gây ra mất ngủ ở nhiều người. Vậy đâu là những thực phẩm nằm trong danh sách này?

6 câu hỏi thường gặp về hội chứng đầu cổ
Sống khỏe - 21 giờ trướcHội chứng đầu cổ là một tình trạng phức tạp, có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, tạo ra sự không thoải mái và ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người bệnh.

4 thói quen buổi sáng tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên làm để ngừa biến chứng
Bệnh thường gặpGĐXH - Uống nước ấm, ăn một bữa sáng giàu protein và chất xơ, giảm căng thẳng sau khi thức dậy... có thể giúp ổn định lượng đường huyết ở người bệnh tiểu đường.