Chỉ cần ăn những loại quả dễ tìm dưới đây, người đang điều trị sốt xuất huyết rất mau bình phục trở lại
GiadinhNet – Những loại quả dưới đây được các bác sĩ khuyên dùng cho người đang mắc bệnh sốt xuất huyết giúp tăng số lượng tiểu cầu, từ đó giúp người bệnh mau hồi phục sức khỏe.
Sốt xuất huyết là một bệnh sốt kéo dài từ 2 đến 7 ngày và gây đau khớp, đau cơ cho người bị bệnh. Các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết thường là sốt đột ngột và đau đầu. Bệnh được chẩn đoán thông qua xét nghiệm máu và hiện tượng số lượng tiểu cầu thấp được thấy trong cơn sốt này được gọi là giảm tiểu cầu. Có khoảng 65% số người mắc bệnh sốt xuất huyết thường bị tiểu cầu thấp.
Số lượng tiểu cầu bình thường trong máu vào khoảng 150.000 đến 450.000 mỗi micro lít máu (một phần triệu của một lít). Nếu số lượng tiểu cầu ở dưới mức 150.000 thì gọi là giảm tiểu cầu, khi đó tình trạng của người bệnh là rất nghiêm trọng.
Khi một người bị sốt xuất huyết, phát ban da hoặc nôn mửa thì bác sĩ sẽ đề nghị làm xét nghiệm tiểu cầu. Số lượng tiểu cầu thấp có thể gây nguy cơ chảy máu mũi, đau đầu nghiêm trọng, chảy máu từ trực tràng, đau cơ và máu trong phân. Dưới đây là một số loại quả giúp làm tăng tiểu cầu mà bác sĩ khuyên dùng cho người mắc bệnh sốt xuất huyết.
1. Lựu, nho đen, nước chanh

Quả lựu có nhiều flavonoid polyphenolic, một chất tổng hợp khá mạnh với một loạt các hoạt động kháng khuẩn. Lựu cũng giàu vitamin C, do đó có thể giúp chống lại các tác nhân gây bệnh, tăng cường miễn dịch đồng thời giúp tăng số lượng tiểu cầu thấp ở những người mắc sốt xuất huyết.
Lựu và nho đen được cho là có hàm lượng chất chống oxy hoá mạnh có thể làm tăng tiểu cầu và tăng cường hệ miễn dịch.
Cách dùng:
Bạn có thể ăn trực tiếp loại quả này hoặc ép lấy nước rồi kết hợp với nước chanh hoặc nho đen sẽ cho kết quả mong muốn.
- Lựu nước chanh: Lấy một ly nước ép lựu hòa với 2 muỗng canh nước chanh. Mỗi ngày, cứ cách 2 tiếng đồng hồ lại cho người bệnh uống hỗn hợp nước ép này một lần. Hỗn hợp nước ép này có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch cho người bệnh.
- Lựu nho đen: Lấy nước ép lựu và nước ép nho đen hòa với nhau. Tiêu thụ 300 ml hỗn hợp nước ép này sau bữa ăn trưa 2 giờ đồng hồ sẽ giúp làm tăng số lượng tiểu cầu của bệnh nhân sốt xuất huyết.
Hai loại nước ép trên không chỉ giúp bệnh nhân sốt xuất huyết tăng lượng máu mà còn giúp da của người bệnh hồng hào trở lại.
2. Kiwi

Quả kiwi có đầy đủ các chất dinh dưỡng vitamin C, vitamin K, vitamin E, folate và kali. Kiwi cũng chứa rất nhiều chất chống oxy hoá và lượng chất xơ tốt. Vitamin C trong kiwi là chất dinh dưỡng thiết yếu nhất không chỉ làm tăng khả năng miễn dịch mà còn có thể ngăn ngừa mọi bệnh tật ngay lập tức. Hàm lượng kali cao trong quả kiwi cũng giúp giữ cân bằng điện giải trong cơ thể bạn vì nó làm cản trở tác dụng của natri.
Cách dùng:
Tiêu thụ một trái kiwi hoặc lấy nước ép kiwi sẽ giúp cải thiện số lượng tiểu cầu.
3. Đu đủ

Đu đủ là một trong những loại quả tốt nhất đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đu đủ giàu vitamin C, folate, chất xơ, kali và chất chống oxy hóa. Được biết đến là có nhiều chất xơ và cholesterol thấp, đu đủ có thể làm lành vết thương và ngăn ngừa các cục máu đông. Chất papain và chymopapain trong đu đủ giúp cải thiện số lượng tiểu cầu bị giảm khi mắc sốt xuất huyết. Nó cũng giúp tái tạo tiểu cầu và bạch cầu. Ngoài ra, các nghiên cứu đã chứng minh được rằng lá đu đủ có hiệu quả trong việc chống lại bệnh sốt xuất huyết.
Cách dùng:
Uống một ly nước ép đu đủ mỗi ngày trong vòng 4 ngày liên tiếp có thể giúp tăng số lượng tiểu cầu khi mắc sốt xuất huyết.
Tùng Anh (Theo Boldsky)

Hiếm gặp: Phát hiện ký sinh trùng dài gần 10cm trong mắt của bệnh nhân nữ
Y tế - 19 phút trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, nếu bệnh nhân không được phát hiện và xử trí kịp thời, ký sinh trùng có thể gây viêm nhiễm kéo dài, tổn thương giác mạc, suy giảm thị lực, thậm chí dẫn đến mù lòa.

Mỡ lợn chữa bệnh gì, các bài thuốc từ mỡ lợn
Sống khỏe - 3 giờ trướcMỡ lợn từ xa xưa được con người xem là một thực phẩm rất phổ biến trong cách chế biến món ăn của đại đa số dân tộc trên thế giới, nhưng đây cũng là một vị thuốc quý được dùng chữa một số bệnh trong Đông y.

Thời điểm ăn giúp ổn định đường huyết, tốt cho người bệnh tiểu đường
Sống khỏe - 3 giờ trướcGĐXH - Ăn đúng thời điểm có thể mang lại lợi ích đáng kể cho người bệnh tiểu đường trong việc ngăn ngừa tình trạng tăng đường huyết sau bữa ăn.

Dấu hiệu đột quỵ sớm: Cảnh báo từ cơn thiếu máu não thoáng qua
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcGĐXH - Một số người có thể trải qua cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA), nếu được xử lý kịp thời có thể giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ - nguy cơ tàn tật vĩnh viễn hoặc tử vong.

6 loại thực phẩm nên thận trọng khi dùng chung với dứa
Sống khỏe - 8 giờ trướcDứa là loại trái cây nhiệt đới có hương vị thơm ngon được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, đôi khi việc tiêu thụ dứa với một số loại thực phẩm lại không có lợi cho sức khỏe.

Lòng lợn có thể gây nguy hiểm nếu chế biến và ăn theo cách này
Sống khỏe - 20 giờ trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, nếu vô tình ăn phải nội tạng của lợn bệnh, nhất là lòng chưa được nấu chín, nguy cơ nhiễm liên cầu lợn, ký sinh trùng hoàn toàn có thể xảy ra, gây hại cho người dùng.

Dấu hiệu đường huyết tăng cao vào ban đêm, người bệnh tiểu đường có dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường nên nắm rõ dấu hiệu tăng đường huyết vào ban đêm để có biện pháp kịp thời phòng tránh biến chứng.

Trầm cảm ở tuổi vị thành niên: 'Ngòi nổ' âm thầm hủy hoại tâm hồn trẻ
Sống khỏe - 21 giờ trướcGĐXH - Trầm cảm ở tuổi vị thành niên luôn để lại những hệ lụy đau lòng. Câu chuyện từ 2 ca lâm sàng tại bệnh viện được các chuyên gia phân tích, cảnh báo thực sự đáng suy ngẫm.

Đi khám zona thần kinh, người phụ nữ ở Phú Thọ bất ngờ phát hiện khối u tim khổng lồ
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - Bị zona thần kinh vùng thành ngực và đau nhiều ở khu vực bị zona, người bệnh đi khám thì phát hiện khối u nhầy khổng lồ, nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Men gan thấp nguy hiểm không? Người có dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcGĐXH - Bác sĩ cho biết men gan cao hay men gan thấp đều có thể cảnh báo bệnh gan tiến triển nặng và chức năng gan suy giảm.

Người bệnh tiểu đường cần biết điều này để ổn định đường huyết và 'sống chung' với bệnh
Bệnh thường gặpGĐXH - Người bệnh tiêu đường cần điều chỉnh chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên... Đây là những điều cần thiết, bất kể bạn mắc bệnh tiểu đường loại nào.