Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chồng phát điên vì vợ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh, chuyên gia chỉ cách khắc phục

Thứ tư, 19:00 12/03/2025 | Sống khỏe

GĐXH – Theo các chuyên gia, vấn đề suy giảm nội tiết dẫn đến tiền mãn kinh và mãn kinh là quá trình sinh lý trong cuộc đời bất cứ người phụ nữ nào. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của chị em.

Gia đình thường xuyên lục đục vì vợ hay bốc hỏa, cáu gắt

Vợ chồng chị Thủy kết hôn hơn 15 năm, có hai con, một trai một gái. Chồng chị làm kinh doanh, chị làm viên chức nhà nước, về kinh tế nói chung đủ đầy, không thiếu thốn. Thậm chí cặp đôi đã từng là niềm ngưỡng mộ của bạn bè, đồng nghiệp khi mua được nhà, tậu được xe khi còn rất trẻ.

Bề ngoài là vậy nhưng sâu thẳm bên trong, chị Thủy vẫn có nhiều tâm sự chất chứa. Chị kể, trước đây, vợ chồng chị rất hợp nhau trong chuyện chăn gối. Tuy nhiên, sau khi sinh bé thứ hai năm 36 tuổi, chị bị "khô hạn" nên cảm thấy tự ti, luôn tìm cách né tránh chồng. Dù không nói ra nhưng chồng chị nhiều lúc cũng thể hiện sự chán nản với vợ.

Nhiều lúc sợ chồng ngoại tình, ra bên ngoài tìm của lạ, chị cũng cố chiều chồng nhưng mỗi lần như vậy, chị đều không thoải mái. Chồng chị cũng nhận ra điều đó. Dần dần, cuộc sống vợ chồng chỉ xoay quanh chuyện tiền bạc rồi học hành của con cái.

Chồng phát điên vì vợ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh, chuyên gia chỉ cách khắc phục- Ảnh 1.

Phụ nữ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe, tâm lý khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh. Ảnh minh họa.

Đỉnh điểm, khoảng hơn 1 năm trở lại đây, ở độ tuổi 41, chị Thủy cảm thấy bản thân thay đổi hoàn toàn. Đầu tiên là tình trạng rối loạn kinh nguyệt, tháng có tháng không, có lúc lại bị rong kinh kéo dài đến nửa tháng.

Rồi tâm trạng chị cũng thay đổi thất thường, hệt như thời tiết "sáng nắng chiều mưa". Không những thế, người chị lúc nào cũng có cảm giác nóng ran, vã mồ hôi. Chính sự "bất ổn" từ bên trong khiến chị thường to tiếng với chồng con làm không khí trong gia đình ngột ngạt, căng thẳng.

Chị từng cảm thấy có lỗi khi nghe hàng xóm kể, các con chị phàn nàn về việc mẹ ngày càng khó tính, "động tí là cáu" khiến 3 bố con rất căng thẳng dù không có lỗi lầm gì. Chị thừa nhận, nhiều lúc bản thân cũng quá đáng khiến chồng như muốn phát điên nhưng chị lại không kiểm soát được cảm xúc của mình.

Lo lắng, chị lên mạng tìm hiểu thì tá hỏa khi thấy các triệu chứng bản thân gặp phải là dấu hiệu của giai đoạn tiền mãn kinh. Không muốn chấp nhận sự thật bản thân đang già đi nhanh chóng, chị chọn cách im lặng, không chia sẻ với chồng.

Chị âm thầm tìm hiểu các loại thực phẩm chức năng giúp cải thiện nội tiết tố để mong giảm bớt các triệu chứng. Chị uống đủ loại, cũng có thấy đỡ hơn chút nhưng sau đó, chính bản thân chị lại chán không muốn uống vì thấy phiền phức, hơn nữa cũng sợ uống nhiều thực phẩm chức năng gây hại đến gan, thận.

Vậy là gần một năm nay, gia đình chị Thủy rất hay tái diễn diễn cảnh bát đũa xô nhau, thậm chí là cãi vã khi chồng chị cũng thể hiện sự bức xúc trước những điều vô lý từ vợ.

Chị em cần làm gì khi đến giai đoạn tiền mãn kinh?

Trên thực tế, trường hợp của chị Thủy không phải là hiếm mà là "nỗi khổ" chung của rất nhiều chị em phụ nữ khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh. Theo thống kê của ngành Y tế, mỗi năm, Việt Nam có khoảng 13 triệu phụ nữ ở giai đoạn tuổi tiền mãn kinh – mãn kinh (45-69 tuổi). Nếu tính cả phụ nữ bắt đầu bước vào độ tuổi suy giảm nội tiết tố (sau 35 tuổi) thì có khoảng 20 triệu người (chiếm khoảng 1/5 dân số) bị ảnh hưởng bởi vấn đề này.

Chồng phát điên vì vợ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh, chuyên gia chỉ cách khắc phục- Ảnh 2.

Từng chia sẻ về vấn đề này, PGS.TS. Lưu Thị Hồng, Tổng Thư ký Hội Phụ sản Việt Nam cho biết, độ tuổi mãn kinh trung bình tại các nước phát triển là 51-52 tuổi. Tại Việt Nam, độ tuổi mãn kinh trung bình là 48-50 tuổi. Tuy nhiên sau 35 tuổi, số lượng nang noãn buồng trứng ở phụ nữ giảm, nội tiết bắt đầu thay đổi.

Nguyên nhân dẫn đến các rối loạn tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh là do suy giảm estrogen. Đây là hiện tượng sinh lý tự nhiên ở phụ nữ. Tuy nhiên, quá trình này diễn ra rất nhanh và liên tục ở độ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh, dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Theo PGS.TS Lưu Thị Hồng, sau mãn kinh, phụ nữ còn sống thêm 20-30 năm, tương đương một phần ba cuộc đời, nhưng phải đối mặt với suy giảm chất lượng cuộc sống với nhiều triệu như bốc hỏa, mất ngủ, mệt mỏi, khô rát âm đạo, giảm ham muốn tình dục, đau xương khớp, loãng xương và các hậu quả lâu dài về tim mạch, suy giảm trí nhớ.

Điều đáng nói, theo vị chuyên gia này, vấn đề suy giảm nội tiết dẫn đến tiền mãn kinh và mãn kinh là quá trình sinh lý trong cuộc đời bất cứ người phụ nữ nào. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa thực sự quan tâm, đa số "cam chịu" giai đoạn này.

Một nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra, có khoảng 54% phụ nữ cho rằng, mãn kinh là điều khó nói; 46% phụ nữ chưa được chuẩn bị sẵn sàng cho thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh. Cùng với đó, khoảng 38% cảm thấy cô đơn trong hành trình mãn kinh của mình…

Do đó, các chuyên gia khuyến cáo, khi các rối loạn mãn kinh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, phụ nữ cần chủ động tìm đến các chuyên gia y tế sản phụ khoa, chia sẻ và thảo luận về tình trạng của mình để tìm ra các giải pháp phù hợp. Không nên im lặng, âm thầm chịu đựng.

Bên cạnh đó, chị em giai đoạn này cần chú ý chăm sóc sức khỏe tinh thần (thư giãn, học cách chia sẻ với người thân, tham gia các hoạt động văn hóa cộng đồng) đồng thời, có chế độ dinh dưỡng hợp lý (không hút thuốc lá hay các chất kích thích, ăn chế độ giàu thực vật, chất xơ, vitamin D để phòng loãng xương…).

Ngoài ra, luyện tập thể dục thường xuyên (kết hợp chế độ ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp); thăm khám sức khỏe định kỳ và tham khảo ý kiến bác sĩ về nhu cầu bổ sung nội tiết mãn kinh và thuốc điều trị để giảm bớt các triệu chứng khó chịu trong giai đoạn này.

Liệu pháp nào được khuyến cáo là giải pháp hàng đầu trong điều trị mãn kinh?Liệu pháp nào được khuyến cáo là giải pháp hàng đầu trong điều trị mãn kinh?

GĐXH – Liệu pháp nội tiết mãn kinh đã được nghiên cứu chứng minh làm giảm rõ rệt các triệu chứng tiền mãn kinh và giảm nguy cơ mắc bệnh lý thời kỳ mãn kinh như: cải thiện triệu chứng vận mạch; giảm loãng xương và gãy xương; giảm nguy cơ bệnh lý tim mạch…

Bao nhiêu tuổi thì bắt đầu mãn kinh? Những ai dễ bị mãn kinh sớm?Bao nhiêu tuổi thì bắt đầu mãn kinh? Những ai dễ bị mãn kinh sớm?

GĐXH – Theo các chuyên gia, thường không thể dự đoán được khi nào người phụ nữ sẽ bắt đầu giai đoạn chuyển tiếp mãn kinh. Điều này không liên quan đến tuổi bắt đầu kinh nguyệt của phụ nữ.

Nguyễn Mai
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phát hiện ung thư giai đoạn cuối từ một dấu hiệu kéo dài 2 tháng

Phát hiện ung thư giai đoạn cuối từ một dấu hiệu kéo dài 2 tháng

Sống khỏe - 2 giờ trước

Liên tục đại tiện ra máu nhưng bà L. nghĩ rằng mình mắc bệnh trĩ, khi đi khám, bác sĩ phát hiện nữ bệnh nhân mắc ung thư trực tràng giai đoạn cuối.

Bé 10 tuổi ở Phú Thọ bị dị tật tủy sống từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bé 10 tuổi ở Phú Thọ bị dị tật tủy sống từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Mẹ và bé - 4 giờ trước

GĐXH - Một số yếu tố nguy cơ gây dị tật tủy sống như: Thiếu axit folic trong thai kỳ, tiền sử gia đình có người mắc dị tật ống thần kinh, một số thuốc hoặc bệnh lý người mẹ mắc trong quá trình mang thai...

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng

Y tế - 8 giờ trước

GĐXH - Bệnh viện E vừa triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác.

Người đàn ông bất ngờ phát hiện bị ung thư biểu mô từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông bất ngờ phát hiện bị ung thư biểu mô từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

GĐXH - Trong lần khám gần đây, người đàn ông mắc ung thư biểu mô có biểu hiện mệt mỏi, xanh xao, kết quả xét nghiệm máu cho thấy chỉ số hồng cầu thấp...

Bất ngờ 4 loại rau củ mùa hè người bệnh suy thận không nên ăn thường xuyên

Bất ngờ 4 loại rau củ mùa hè người bệnh suy thận không nên ăn thường xuyên

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

GĐXH - Người bệnh suy thận nên hạn chế những thực phẩm chứa kali. Trong khi rau củ và trái cây tươi lại chứa nhiều kali. Vậy nên việc chọn lựa rau phù hợp với người bệnh suy thận là rất quan trọng.

Cô gái 18 tuổi có thận 'hóa đá' và những sai lầm tàn phá thận một cách nhanh chóng của nhiều người

Cô gái 18 tuổi có thận 'hóa đá' và những sai lầm tàn phá thận một cách nhanh chóng của nhiều người

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, hiện nay, bệnh thận đang có xu hướng trẻ hóa. Đáng nói, thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ là một trong những yếu tố nguy cơ thúc đẩy căn bệnh này.

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng. Sau thụt, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3 mét được thải ra theo phân, còn sống.

Cách phân biệt carbohydrate 'tốt' và carbohydrate 'xấu'

Cách phân biệt carbohydrate 'tốt' và carbohydrate 'xấu'

Sống khỏe - 1 ngày trước

Không phải tất cả carbohydrate đều như nhau, việc phân biệt carbohydrate 'tốt' với carbohydrate 'xấu' là cần thiết cho sức khỏe và kiểm soát lượng đường trong máu.

Cách ăn trứng buổi sáng không làm tăng cholesterol, an toàn và tốt nhất cho sức khỏe

Cách ăn trứng buổi sáng không làm tăng cholesterol, an toàn và tốt nhất cho sức khỏe

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Nếu sáng nào cũng chỉ ăn trứng mà không kết hợp thêm các loại thực phẩm khác, cơ thể sẽ dần thiếu hụt những dưỡng chất thiết yếu...

Cách đơn giản để ăn được nhiều chất xơ hơn

Cách đơn giản để ăn được nhiều chất xơ hơn

Sống khỏe - 1 ngày trước

Chất xơ là một thành phần thiết yếu của chế độ ăn uống lành mạnh nhưng trên thực tế có rất nhiều người lại không cung cấp đủ lượng khuyến nghị mỗi ngày. Vậy phải làm sao để khắc phục tình trạng này?

Top