Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyên gia chỉ rõ 3 dấu hiệu của bệnh trĩ, dấu hiệu cuối cùng nhiều người gặp nhưng chủ quan

Thứ năm, 09:32 02/01/2020 | Sống khỏe

Dù có dấu hiệu của bệnh trĩ nhưng nhiều người lại hay bỏ qua, đến khi có biến chứng nặng mới đến bệnh viện thăm khám thì đã quá muộn.

Có dấu hiệu này cần đến viện khám ngay

Tại Việt Nam, bệnh trĩ có tỷ lệ mắc rất cao, theo thống kê chưa đầy đủ có khoảng 50% dân số mắc căn bệnh này. Điều đáng nói, nhiều người khi có các triệu chứng của bệnh thường chủ quan không đi thăm khám, vì thế khi phát hiện ra bệnh thì đã ở giai đoạn nặng, có biến chứng nguy hiểm.

PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng - GĐ Trung tâm Phẫu thuật đại trực tràng - Tầng sinh môn (Bệnh viện Việt Đức) cho biết, dấu hiệu bệnh trĩ không quá khó để phát hiện. Theo đó, dù là trĩ nội hay trĩ ngoại thì đều có một số dấu hiệu sau:

Đi ngoài ra máu: Đi ngoài ra máu, thường là máu đỏ tươi - là triệu chứng thường gặp nhất và là lý do khiến bệnh nhân phải đến các cơ sở y tế khám bệnh.

Chuyên gia chỉ rõ 3 dấu hiệu của bệnh trĩ, dấu hiệu cuối cùng nhiều người gặp nhưng chủ quan - Ảnh 1.

Các dấu hiệu điển hình của bệnh trĩ.

- Đi ngoài thấy búi trĩ sa ra ngoài hậu môn: Búi trĩ có thể tự động thụt lên hoặc phải dùng tay đẩy lên, cũng có thể hoặc không thể đẩy vào bên trong ống hậu môn được… là những dấu hiệu rất rõ ràng của bệnh trĩ. Bởi vậy, khi có dấu hiệu này thì đến 90% là đã mắc bệnh trĩ và cần đến bệnh viện để thăm khám.

Có cảm giác nặng tức ở hậu môn: Cảm giác này có thể chỉ xuất hiện cao điểm trong và sau khi đi vệ sinh, hoặc có thể âm ỉ suốt cả ngày, đặc biệt là khi ngồi, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt thường ngày của người bệnh.

"Khi thấy có ít nhất 3 biểu hiện này thì cần đến bác sĩ chuyên khoa để thăm khám kịp thời nhằm tránh biến chứng bệnh trĩ cũng như loại bỏ những căn bệnh khác nếu có ví dụ ung thư trực tràng", PGS Hùng chia sẻ.

Dấu hiệu bệnh trĩ sẽ xảy ra biến chứng nghiêm trọng

Trĩ là căn bệnh ở vùng kín nên nhiều người khi mắc bệnh thường rất hay giấu bệnh, nhất là chị em phụ nữ. PGS Hùng cho biết, việc giấu giếm bệnh tật nói chung và bệnh trĩ nói riêng rất nguy hiểm, bởi nó sẽ làm gia tăng tình trạng bệnh, khiến việc điều trị kéo dài và gặp khó khăn.

Về chẩn đoán bệnh trĩ, đây là vị trí giải phẫu thương tổn ở vùng nông, dễ chẩn đoán, người bệnh thường có các dấu hiệu như trên thì nên đi khám. Trĩ thường tiến triển theo từng đợt, có thể một đợt cấp, sau đó tự diễn biến khỏi. Hơn nữa đây là bệnh rất hay gặp nên nhiều người chủ quan, thường tự chẩn đoán và tự chữa bệnh. Điều này rất nguy hiểm.

Chuyên gia chỉ rõ 3 dấu hiệu của bệnh trĩ, dấu hiệu cuối cùng nhiều người gặp nhưng chủ quan - Ảnh 2.

Nhiều người chủ quan với những dấu hiệu ban đầu nên bị biến chứng nguy hiểm. (Ảnh minh họa)

PGS Hùng cho rằng, việc giấu bệnh hoặc tự chữa bệnh, chữa bệnh theo "bác sĩ Google" dẫn đến xuất hiện nhiều ca biến chứng nặng. "Bản thân tôi đã từng phải xử trí tạo hình lại hậu môn cho người bệnh, có người bệnh còn phải dùng hậu môn nhân tạo cả đời vì những biến chứng do giấu bệnh, chữa bệnh ở nơi không đảm bảo an toàn hoặc tự chữa bệnh", PGS Hùng cho hay.

Theo đó, các biến chứng thường gặp của bệnh trĩ là chảy máu dẫn đến mất máu, hẹp hậu môn do phẫu thuât ở cơ sở y tế/phòng khám không đảm bảo điều kiện, hoại tử búi trĩ… Theo chia sẻ của bác sĩ, có không ít trường hợp trĩ biến chứng to như quả quýt, quả cam lòi ra ngoài, có biểu hiện hoại tử tím đen do tắc mạch, bệnh tái phát do điều trị không đúng cách hoặc không triệt để.

Các chuyên gia cho rằng, điều trị bệnh trĩ hiện nay không khó khăn, tùy những dạng trĩ khác nhau sẽ có những hướng điều trị khác nhau. Thông thường có 3 hướng điều trị là nội khoa, dùng thủ thuật và cuối cùng là phẫu thuật.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
2 người phụ nữ trẻ liên tiếp bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

2 người phụ nữ trẻ liên tiếp bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

GĐXH - Hai nữ bệnh nhân trẻ tuổi bị đột quỵ do huyết khối xoang tĩnh mạch não đều trong độ tuổi sinh sản và có sử dụng thuốc tránh thai đường uống kéo dài.

Người phụ nữ 35 tuổi ở Vĩnh Phúc bất ngờ phát hiện u màng não kích thước lớn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người phụ nữ 35 tuổi ở Vĩnh Phúc bất ngờ phát hiện u màng não kích thước lớn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ phát hiện khối u màng não đường kính 40mm có tiền sử đau đầu âm ỉ, chóng mặt kéo dài, dù đã điều trị nội khoa nhưng không thuyên giảm...

Đo đường huyết sau ăn, chỉ số đường huyết sau ăn bao nhiêu là bình thường?

Đo đường huyết sau ăn, chỉ số đường huyết sau ăn bao nhiêu là bình thường?

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường đo đường huyết sau ăn rất quan trọng. Chỉ số đường huyết sau khi ăn phản ánh được nồng độ đường trong cơ thể có tăng lên hay không sau khi tiêu hóa một số loại thực phẩm nhất định.

Tưởng béo bụng, cô gái 18 tuổi bất ngờ phát hiện có khối u buồng trứng 'khủng'

Tưởng béo bụng, cô gái 18 tuổi bất ngờ phát hiện có khối u buồng trứng 'khủng'

Y tế - 6 giờ trước

GĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân có khối u buồng trứng kích thước lớn, chứa nhiều dịch nhày, chiếm gần hết khoang bụng.

Cô gái 25 tuổi nhập viện, nêu lý do 'liên tục phải nghỉ phép, ngại đi làm'

Cô gái 25 tuổi nhập viện, nêu lý do 'liên tục phải nghỉ phép, ngại đi làm'

Sống khỏe - 10 giờ trước

Nữ nhân viên văn phòng ở Hà Nội vào khám với tình trạng suy giảm trí nhớ, mệt mỏi, mất ngủ, không muốn đến công ty làm việc.

Tự tử ở trẻ vị thành niên: Khi con đau mà không nói, cha mẹ cần thấu hiểu những tín hiệu nhỏ để cứu con

Tự tử ở trẻ vị thành niên: Khi con đau mà không nói, cha mẹ cần thấu hiểu những tín hiệu nhỏ để cứu con

Sống khỏe - 10 giờ trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân dẫn đến hành vi tự tử ở trẻ vị thành niên, trong đó, các rối loạn tâm thần như lo âu, trầm cảm, căng thẳng do áp lực học tập, mâu thuẫn gia đình hoặc mối quan hệ bạn bè là một trong những nguyên nhân chính.

Đo đường huyết lúc đói, chỉ số đường huyết bao nhiêu là bình thường?

Đo đường huyết lúc đói, chỉ số đường huyết bao nhiêu là bình thường?

Sống khỏe - 22 giờ trước

GĐXH - Xét nghiệm đường huyết lúc đói là cách nhanh và đơn giản nhất để chẩn đoán bệnh tiểu đường, tiền tiểu đường và giúp điều trị hiệu quả ở các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.

Đã ghi nhận ca tử vong sởi ở người lớn đầu tiên trong năm

Đã ghi nhận ca tử vong sởi ở người lớn đầu tiên trong năm

Y tế - 23 giờ trước

Viện Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết đã ghi nhận ca tử vong sởi người lớn đầu tiên trong năm nay, tính đến thời điểm này. Bệnh nhân tử vong mắc sởi trên nền bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và đái tháo đường.

6 cách đơn giản để thải độc gan

6 cách đơn giản để thải độc gan

Sống khỏe - 1 ngày trước

Một trong những chức năng quan trọng của gan là thải độc. Theo thời gian chức năng gan có thể trở nên suy giảm. Vậy cách nào hỗ trợ gan thải độc tốt hơn?

Mổ cấp cứu nữ sinh bị chó nhà nuôi cắn đứt thực quản

Mổ cấp cứu nữ sinh bị chó nhà nuôi cắn đứt thực quản

Y tế - 1 ngày trước

Chú chó nhà nuôi 12 năm đột ngột tấn công bé gái 11 tuổi khiến bệnh nhi tổn thương sâu vào thực quản, phải đi cấp cứu.

Top