Chuyên gia khuyến cáo những điều cần thiết bảo vệ sức khỏe khi dịch quay lại
GiadinhNet – Dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp khi liên tiếp ghi nhận những ca mắc trong cộng đồng. Các chuyên gia khuyến cáo những điều cần thiết nâng cao sức khỏe khi dịch quay lại dưới đây là cách bảo vệ mình trước nguy cơ các bệnh truyền nhiễm, trong đó có COVID- 19.
BS Trần Quốc Khánh – Bệnh viện Việt Đức cho biết, bệnh truyền nhiễm là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh và tử vong ở Hoa Kỳ cũng như trên toàn thế giới. Đặc biệt là những người có hệ miễn dịch yếu như trẻ nhỏ, người già yếu, người có bệnh tim mạch, ung thư hoặc những người đang dùng thuốc ức chế hệ miễn dịch... Các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, thường gặp nhất hiện nay bao gồm bệnh cúm do virus cúm, bệnh sốt xuất huyết do virus Dengue, bệnh sởi và Rubella, bệnh chân tay miệng, bệnh bạch hầu…và gần đây nhất là viêm đường hô hấp cấp do virus corona.

Hầu hết các loài vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể qua các "kẽ hở" trên cơ thể chúng ta như mũi, miệng, tai, hậu môn...Ảnh minh họa
Với vi khuẩn, kháng sinh mang lại hiệu quả chữa trị rất tốt tuy nhiên luôn có sự chạy đua giữa việc phát minh ra những kháng sinh mới với sự kháng kháng sinh của những dòng vi khuẩn đột biến, ở đó cơ hội của chúng ta luôn thấp hơn loài sinh vật bé nhỏ này. Còn với virus thì kháng sinh không mang lại hiệu quả chữa trị mà cơ bản sẽ dựa vào việc dự phòng cũng như tăng cường hệ miễn dịch.
Theo bác sĩ, hầu hết các loài vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể qua các "kẽ hở" trên cơ thể chúng ta như mũi, miệng, tai, hậu môn… Bởi vậy, để ngăn ngừa mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể, mọi người cần kiểm soát những đường vào này.
Theo đó, những việc cần làm để hạn chế sự lây nhiễm của vi khuẩn, virus nói chung, trong đó có COVID- 19 bao gồm:
* Dinh dưỡng
Bữa ăn cân bằng lành mạnh là vô cùng quan trọng nâng cao sức đề kháng. Mọi người nên tập trung vào: Trái cây, rau, ngũ cốc, các sản phẩm sữa và sữa ít béo hoặc không béo. Thịt nạc, thịt gia cầm, cá, đậu, trứng và các loại hạt. Bổ sung chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, cholesterol, muối (natri) và đường. Bởi trái cây rau quả có nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết để chữa lành vết thương. Thực phẩm giàu chất xơ như rau và ngũ cốc nguyên hạt giúp cải thiện và tăng cường năng lực đường tiêu hoá. Axit béo omega-3 có trong cá giúp giảm táo bón và quá trình viêm.
* Vệ sinh sạch sẽ các vật dụng trong nhà
Thường xuyên vệ sinh các vật dụng trong nhà thường xuyên sẽ đảm bảo không gian gia đình sạch sẽ, đảm bảo môi trường sống lý tưởng mà còn hạn chế và ngăn ngừa các ổ dịch phát sinh trong gia đình như quạt, chăn màn… Nếu không vệ sinh sạch sẽ thường xuyên chúng sẽ trở thành ổ vi khuẩn ảnh hưởng đến sức khỏe của gia đình chúng ta, nhất là chăn ga gối. Trẻ em vốn có sức đề kháng yếu hơn so với người lớn nên trong thời điểm dịch bệnh diễn ra, đảm bảo vệ sinh các vật dụng hằng ngày để đảm bảo sức khỏe các bé càng trở nên cần thiết. Thường xuyên vệ sinh gấu bông, đồ chơi, thậm chí khử trùng các món đồ chơi mà bé thường mang theo là rất cần thiết.
Sự tồn tại và phát triển của vi khuẩn trên chăn ga, gấu bông, áo quần… có thể được loại bỏ bằng các sản phẩm giặt giũ chuyên dụng hoặc dung dịch thuốc tẩy.
* Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn
Một trong những biện pháp ngăn ngừa và tiêu diệt vi khuẩn được khuyên dùng hữu hiệu nhất hiện nay đó là rửa tay bằng xà phòng vừa giúp giết chết vi trùng, loại bỏ nhiều bụi bẩn, mảnh vụn cũng như các mầm bệnh. Hoặc có thể dùng các dung dịch sát khuẩn đủ tiêu chuẩn.

Dùng các dung dịch sát khuẩn đủ tiêu chuẩn để ngăn ngừa và tiêu diệt vi khuẩn. Ảnh minh họa
* Đeo khẩu trang
Thời điểm này nên hạn chế ra ngoài khi không thật cần thiết. Nếu buộc ra ngoài cần đeo khẩu trang, giữ khoảng cách tiếp xúc tốt nhất là 2m.
* Tiêm phòng đầy đủ
Đây là một trong những giải pháp dự phòng hiệu quả và rẻ nhất hiện nay. Hãy đảm bảo các thành viên trong gia đình được tiêm phòng đầy đủ bệnh Thủy đậu, sởi, uốn ván, viêm màng não, bệnh zona, quai bị, viêm gan, cúm, ho gà, viêm phổi (Streptococcus pneumonia…
Ngoài ra cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, trong đó đặc biệt luôn đảm bảo những thực phẩm tươi sống không tiếp xúc với thực phẩm đã nấu chín (qua tủ lạnh, dao, thớt…).
Lan Phương

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê
Sống khỏe - 11 giờ trướcQuả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 12 giờ trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

3 loại thực phẩm gây tăng đường huyết, người tiểu đường nên hạn chế ăn
Sống khỏe - 14 giờ trướcGĐXH - Kiểm soát chế độ ăn uống là một phần quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường và thói quen ăn uống hợp lý giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng ~ 5.6 - ~ 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.

Bí quyết cải thiện lipid máu bằng cách ăn quả bơ mỗi ngày
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcĂn một quả bơ mỗi ngày có thể cải thiện chất lượng ăn uống, giấc ngủ và lipid máu - những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa.

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Người đàn ông 52 tuổi mắc bệnh tiểu đường qua đời do mắc sai lầm này
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Dù phát hiện mắc bệnh tiểu đường đã lâu, nhưng do điều kiện cũng như hiểu biết hạn hẹp, ông đã bỏ qua mọi cảnh báo.

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt, suy hô hấp nặng phải đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng ~ 5.6 - ~ 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.