Chuyên gia mách cách xử lý khi bị đầy bụng, khó tiêu sau những bữa ăn ngày Tết
GiadinhNet – Với tâm lý “ăn uống thả ga” những ngày Tết, nhiều người thường gặp phải tình trạng đầy bụng, khó tiêu sau những bữa ăn. Với những điều dưới đây sẽ giúp bạn xử lý đầy bụng, khó tiêu nhanh chóng để có được cái Tết an vui.
Ths. Bs. Nguyễn Văn Tiến (Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết, một bữa ăn mang lại cho ta một sự thưởng thức, hào hứng và phấn khởi khi có được 5 cảm giác ngon trước và sau khi ăn từ các cơ quan như: ngon mắt, ngon mũi, ngon miệng, ngon tai và ngon tim là bữa ăn chất lượng.
Để có được bữa ăn chất lượng sẽ tùy vào cách lựa chọn, chế biến, bày biện thức ăn và không khí của các thành viên trong bữa ăn gia đình. Bữa ăn như vậy sẽ giúp cho quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn rất tốt. Ngược lại, sau bữa ăn rất dễ gặp phải tình trạng đầy bụng, khó tiêu. Điều này làm cho chúng ta cảm giác khó chịu, nhất là trong bữa ăn ngày tết.
Nguyên nhân của đầy bụng, khó tiêu thì có rất nhiều, nhưng chủ yếu là do ăn uống vì bữa ăn không cân đối các loại thực phẩm, thực phẩm không an toàn, thói quen ăn uống bị thay đổi… Khi đầy bụng, khó tiêu, cơ thể cảm thấy bụng căng tức, nặng nề. Trong trường hợp này tuyệt đối không tự ý dùng thuốc, khi dùng thuốc phải có chỉ định của bác sỹ. Bụng sẽ cảm thấy dễ chịu hơn sau một vài tiếng sẽ đánh hơi (thông hơi) hoặc đi ngoài.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyến cáo, nếu tình trạng đầy bụng khó tiêu kéo dài mà không khắc phục, lâu dần người bệnh sẽ mất cảm giác thèm ăn, dẫn đến tình trạng chán ăn. Nguy hiểm hơn là dẫn tới rối loạn tiêu hóa. Căn bệnh này thường rất khó dứt điểm, dễ tái đi tái lại nhiều lần làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Trường hợp để lâu, người bệnh có thể gặp các biến chứng bệnh đường ruột nguy hiểm như viêm đại tràng, ung thư đại trực tràng,…
Trẻ là đối tượng dễ bị đầy bụng, khó tiêu khi ăn uống trong ngày Tết. Ảnh TL
Ths. BS Nguyễn Văn Tiến, khi xuất hiện cảm giác ậm ạch nặng bụng, bạn nên thay đổi ngay những việc sau để tránh những biến chứng không đáng có:
Điều chỉnh chế độ ăn thành nhiều bữa, giảm lượng chất béo trong thức ăn. Thức ăn sau khi chế biến xong cần ăn ngay, hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn, hạn chế sử dụng bánh kẹo, nước ngọt và các loại hạt (dưa, bí, hướng dương, lạc),…
Thay đổi thói quen ăn uống: Ăn uống đúng giờ, ăn chậm, nhai kỹ, chọn các thực phẩm cân đối giữa các thành phần đạm, mỡ, đường. Hạn chế ăn thực phẩm chiên rán, không nên sử dụng chất kích thích như cafe, rượu, bia, thuốc lá, đồ uống nhiều gas,…
Nên ăn nhiều hoa quả chín, rau xanh để cung cấp cho cơ thể các loại vitamin và khoáng chất.
Chia nhỏ bữa ăn và sử dụng các thực phẩm dễ tiêu là cách hiệu quả để tránh tình trạng đầy bụng khó tiêu trong dịp Tết. Thay vì ăn quá no, cần chia bữa ăn chính thành những bữa nhỏ hơn và tiêu thụ một lượng thức ăn vừa phải để tránh tạo áp lực cho hoạt động của dạ dày, thường xuyên tăng cường vận động…
Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ bị đầy bụng, khó tiêu. Vào những ngày Tết, các bác sĩ Nhi ở bệnh viện đã gặp phải rất nhiều trẻ đến khám do tình trạng rối loạn tiêu hóa. Nhiều trẻ trong ngày Tết ăn quá nhiều, ăn đồ ngọt, đồ xào rán… khiến cân tăng vù vù. Ngược lại có những trẻ ăn uống thất thường do không được bố mẹ quan tâm ngày Tết dẫn tới rối loạn tiêu hóa, bị sụt cân.
Bởi vậy, việc cho trẻ một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ tránh tình trạng trẻ gặp đầy bụng, khó tiêu. Đồng thời, giữ nhịp độ sinh hoạt của các bé đều đặn cũng phải chú ý. Biết là trong ngày Tết, nếp sinh hoạt có thể không được như ngày thường nhưng không vì vậy mà để quá chênh lệch, tránh tình trạng "no dồn đói góp" và không để trẻ ăn quá nhiều bánh ngọt, uống nước có gas...
Trong Đông y cũng có nhiều cách để xử lý nhanh tình trạng đầy bụng, khó tiêu. Chẳng hạn như: Uống trà gừng hoặc nước chanh ấm. Theo đó, pha thìa nước cốt chanh, mật ong và lát gừng vào nước ấm; Hoặc khi bị đầy bụng, khó tiêu chỉ cần ăn một chút gừng thái lát mỏng chấm với muối sẽ có tác dụng ngay tình trạng đầy bụng khó tiêu.
Phương Thuận
Dấu hiệu cảnh báo ung thư phụ khoa
Sống khỏe - 2 giờ trướcUng thư phụ khoa là loại ung thư xuất hiện bên trong cơ quan sinh sản của phụ nữ. Bệnh có thể di căn sang các vị trí khác nếu không sớm phát hiện và điều trị kịp thời.
Gừng có tác dụng gì trong việc chữa đau họng?
Sống khỏe - 3 giờ trướcKhông chỉ là gia vị của nhiều món ăn, gừng còn có một số công dụng với sức khỏe. Gừng được nhiều nghiên cứu khoa học và y học cổ truyền chứng minh là có thể hỗ trợ chữa đau họng. Vậy gừng giúp giảm đau họng như thế nào?
Người đàn ông 39 tuổi ở Thanh Hóa đột tử khi chơi pickleball có tiền sử mắc bệnh này, đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh, người chơi cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcGĐXH - Trong lúc chơi pickleball, người đàn ông 39 tuổi ở Thanh Hóa bất ngờ đổ gục, nghi do đột quỵ sau đó tử vong.
Thêm bằng chứng nên ăn mỗi ngày một quả trứng
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcNgày càng có nhiều bằng chứng cho thấy trứng tốt cho não, là một phần của chế độ ăn lành mạnh cho não, giúp giảm nguy cơ mắc chứng mất trí. Một nghiên cứu gần đây cho thấy ăn một quả trứng mỗi ngày có ích trong việc giúp ngăn ngừa chứng mất trí nhớ.
Mạch máu quyết định tuổi thọ: Mỗi ngày đều đặn làm 3 việc, mạch máu sẽ dần “trẻ hóa” và tránh bệnh tật
Sống khỏe - 1 ngày trướcKhi mạch máu bị tổn thương, nhiều cơ quan sẽ hoạt động bất thường. Do đó, hãy học cách để nuôi dưỡng và "trẻ hóa" mạch máu.
Người đàn ông 38 tuổi ở Phú Thọ đau họng, ho ra máu thừa nhận một sai lầm mà nhiều nam giới Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân có tiền sử lạm dụng rượu, uống khoảng 01 lít rượu mỗi ngày. Khoảng 1 tuần trước khi nhập viện, bệnh nhân ho nhiều từng cơn, khạc ra máu đỏ tươi lẫn đờm...
Giám đốc 37 tuổi ngừng tim đột ngột sau khi tập gym, đây là 3 nhóm người cần cảnh giác khi tập thể dục
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người đàn ông 37 tuổi bị ngừng tim 7 phút sau khi tập gym. May mắn, sau 3 lần được các bác sĩ thực hiện sốc điện, tim của anh đã đập trở lại.
Bệnh viện E chính thức được công nhận hệ thống xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Sáng 10/10/2024, Bệnh viện E chính thức được công nhận là một trong số ít bệnh viện công lập đạt được Chứng chỉ công nhận hệ thống quản lý ISO 15189:2022.
Phục hồi chức năng bàn chân bẹt cho người trên 7 tuổi khó nhưng có thể thành công mà không cần phẫu thuật
Sống khỏe - 1 ngày trước"3 - 7 tuổi là giai đoạn vàng để phục hồi chức năng bàn chân bẹt với mức độ thành công cao nhưng điều này không có nghĩa rằng, người trên 7 tuổi đã hết cơ hội" – Đó là chia sẻ của Ths. BS Vũ Thị Hằng, chuyên khoa Phục hồi chức năng tại Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng Myrehab Matsuoka.
Người đàn ông đột tử lúc nửa đêm vì nhồi máu cơ tim đã bỏ qua dấu hiệu cảnh báo này
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bác sĩ nghi ngờ cơn đau lưng của anh đó là triệu chứng ban đầu của bệnh nhồi máu cơ tim nhưng anh vẫn từ chối điều trị và không muốn kiểm tra thêm.
Giám đốc 37 tuổi ngừng tim đột ngột sau khi tập gym, đây là 3 nhóm người cần cảnh giác khi tập thể dục
Bệnh thường gặpGĐXH - Người đàn ông 37 tuổi bị ngừng tim 7 phút sau khi tập gym. May mắn, sau 3 lần được các bác sĩ thực hiện sốc điện, tim của anh đã đập trở lại.