Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyện lạ ở “làng nồi đất” duy nhất xứ Nghệ

Thứ hai, 08:32 28/11/2016 | Xã hội

GiadinhNet - Sau một thời gian mai một, làng nghề nồi đất lâu đời và duy nhất ở xứ Nghệ đã hồi sinh trở lại. Những ngày cuối năm, tìm về làng gốm (hay còn gọi là “làng nồi đất”) ở xã Trù Sơn, không khí làm việc thật nhộn nhịp. Khác với cảnh vắng vẻ ngày nào, những ngày này khắp đầu làng cuối xóm đâu đâu cũng thấy người ta nặn và nung nồi đất.

Ông Nguyễn Công Du chuẩn bị mang mẻ hàng đi tiêu thụ. Ảnh: Thạch Quỳnh.
Ông Nguyễn Công Du chuẩn bị mang mẻ hàng đi tiêu thụ. Ảnh: Thạch Quỳnh.

Làng nghề gốm duy nhất xứ Nghệ

Ngày trước, nhắc đến Trù Sơn (huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An) là người ta nghĩ ngay đến cái nôi của nghề gốm xứ Nghệ. Nói cũng không ngoa lắm, bởi vì đây là nơi duy nhất làm ra các loại nồi bằng đất ở xứ Nghệ. Chính vì thế mà ngoài cái tên Trù Sơn, đây còn được gọi là “làng Nồi đất”. Theo những người cao tuổi ở xã Trù Sơn, nghề làm nồi đất ở đây xuất hiện từ hàng trăm năm trước.

Theo những người cao niên trong làng, người Trù Sơn trước đây, ai sinh ra cũng sớm quen với nghề gốm. Là nghề vất vả, cực khổ nên làm gốm đòi hỏi sức khỏe và sự dẻo dai vì mọi công đoạn làm gốm từ nhào, nặn đất đến tạo hình sản phẩm đều làm bằng tay. Để có đất làm gốm như ý, họ thường phải xuống xã Nghi Văn (huyện Nghi Lộc) hoặc lên tận vùng Sơn Thành (Yên Thành) mới chọn được đất thích hợp. Khi ấy xe cộ, phương tiện vận chuyển chưa có, người ta thường phải dùng đôi quang gánh cuốc bộ vượt quãng đường dài 7-10 cây số mới đưa được đất về. Do đó, người dân trong làng vẫn thường xem đấy là nghề “bán xương, nuôi thịt”.

Theo tìm hiểu, gốm Trù Sơn có lẽ là loại gốm còn giữ được những nét cơ bản nhất của gốm cổ. Sản phẩm gốm ở đây dù không sặc sỡ, bắt mắt và tuy nhẹ, mỏng nhưng khá cứng. Nồi đất Trù Sơn được ưa chuộng là do nồi đun nấu bất cứ thứ gì cũng giữ nguyên được hương vị vốn có của nó. Thậm chí, người làm gốm ở đây còn cho biết, người ta còn dùng nồi đất Trù Sơn để nấu vàng.

Thương lái khắp nơi tìm đến làng Trù Sơn mua nồi đất. Ảnh: Thạch Quỳnh.
Thương lái khắp nơi tìm đến làng Trù Sơn mua nồi đất. Ảnh: Thạch Quỳnh.

Công đoạn tạo nên một sản phẩm của làng gốm Trù Sơn cũng khá đơn giản: Đất đã nhồi kỹ sẽ được cho lên bàn xoay để tạo ra những hình dáng thô sơ ban đầu của những chiếc nồi, chiếc siêu. Khi đã làm xong phần thô, những chiếc nồi sẽ được bàn tay khéo léo của người thợ gọt lại cho thật trơn và đem đi phơi nắng, rồi đưa vào lò nung. Để nung gốm, người ta thường đắp những lò nung ngoài trời, không hề có mái che đậy và được đắp rất đơn sơ. Tuy nhiên để gốm chín đều, người thợ phải biết cách “xem lửa” để biết thời điểm nào là cần phải dừng nung. Nhược điểm chính của những lò nung gốm không mái ngoài trời là gặp trời mưa to, nồi đất hỏng thì người dân làm gốm chỉ biết khóc ròng.

Ngày trước, cứ mỗi khi sản phẩm ra lò, người dân nơi đây lại hối hả chất nồi đất lên những chiếc xe đạp đã cũ kỹ, rồi cứ thể đẩy bộ đi hết từ xã này, đến xã khác trong tỉnh hoặc những nơi khác để rao bán. Những tiếng rao “nồi đất đây” đã quá quen thuộc với đồi sống của người dân xứ Nghệ. Nhưng khi những sản phẩm bằng nhôm, inox dần thay thế và người dân chuyển sang đun nấu bằng gas, điện thì làng nghề nồi đất Trù Sơn dần mai một. Sản phẩm của làng nồi đất làm ra ế ẩm nên dân làng Trù Sơn lần lượt bỏ nghề.

Hồi sinh “làng nồi đất”

Những đứa trẻ chăm chú học nghề làm nồi đất.
Những đứa trẻ chăm chú học nghề làm nồi đất.

Theo chia sẻ cùng những người dân nơi đây, “làng nồi đất” thời hưng thịnh, cả Trù Sơn nhà nào cũng làm gốm nên đi khắp làng, khắp xóm đâu người ta cũng thấy một màu gốm đỏ au. Ngày đó, nồi đất Trù Sơn không những được người tiêu dùng trong nước biết đến mà còn xuất sang cả Trung Quốc. Là nghề gắn liền cuộc sống nên ngày trước, thanh niên, trai tráng bất cứ nơi nào muốn làm rể ở Trù Sơn thì đều phải qua được một vòng “sát hạch”, đó là giã nhuyễn được một nắm đất để làm gốm, nếu không đạt yêu cầu thì đành phải rút lui.

Hai nai năm trở lại đây, nhiều nhà hàng, khách sạn và làng nghề nấu, kho cá truyền thống phát triển nên sản phẩm nồi đất Trù Sơn được nhiều nơi sử dụng. Vì vậy, làng nghề nồi đất cổ và “độc nhất vô nhị” ở xứ Nghệ có cơ hội hồi sinh. Dạo quanh một vòng làng Trù Sơn, đến gia đình bà Nguyễn Thị Thái ở xóm 12, mặc dù còn hơn hai tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán, nhưng đã có rất nhiều khách hàng ở ngoại tỉnh về đặt hàng nồi đất. Hiện trong nhà bà Thái có gần chục lao động thường xuyên để có đủ nguồn hàng cung cấp cho thị trường. Mỗi tháng, lao động làm việc tại nhà bà Thái được trả từ 3-3,5 triệu đồng. Không chỉ vậy, bà Thái còn thu mua sản phẩm nồi đất của nhiều người dân trong xóm đem đi tiêu thụ ở các tỉnh như Thái Nguyên, Hà Nội, Hà Nam cho đến Quảng Bình. Bình quân, mỗi tháng gia đình bà Thái cung cấp cho thị trường từ 16.000 – 20.000 sản phẩm nồi đất, thu lãi từ 35-40 triệu đồng.

Không chỉ gia đình bà Thái, hiện nay nghề làm nồi đất ở xã Trù Sơn đang phát triển mạnh. Ông Nguyễn Công Du ở xóm 10, cho biết: “Nhà tui làm gốm đến đời tui là đời thứ 12 rồi và đến giờ tui vẫn gắn bó với nghề”. Nói rồi, ông Du chỉ ra chiếc xe đạp thồ đã xếp đầy hàng trăm chiếc nồi, siêu đất đang chờ đẩy đi tiêu thụ. Ông kể rằng đã cùng chiếc xe chở gốm của mình đi nhiều nơi, xa nhất tận Quảng Bình, Hà Nội. Trước đây, do chưa có thị trường tiêu thụ sản phẩm nên mỗi tháng gia đình ông chỉ nung từ 1-2 lò, bình quân mỗi lò làm ra 300 sản phẩm nồi đất rồi dùng xe thồ chở đi rao bán khắp nơi, rất vất vả mà thu nhập lại thấp. Nhưng nay, sản phẩm nồi đất làm ra được khách hàng nhiều tỉnh đến tận nhà thu mua rất thuận lợi, nên mỗi tháng gia đình ông nung 4-5 lò, đem lại thu nhập mỗi tháng gần 30 triệu đồng cho gia đình và tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 3-5 lao động.

Được biết, hiện nay toàn xã Trù Sơn có khoảng 60 hộ làm nghề gốm, tập trung chủ yếu ở các xóm 10, 11, 12, 13. Bình quân mỗi tháng, làng nghề Trù Sơn làm ra hàng chục ngàn sản phẩm và đã đem lại một nguồn thu nhập ổn định cho các hộ dân nơi đây. Theo ông Nguyễn Thụy Chính, Chủ tịch UBND xã Trù Sơn, đây là một xã xa trung tâm huyện, đời sống dân sinh còn nhiều khó khăn nhưng bằng sự vươn mình trong nông thôn mới, hiện nay chính quyền địa phương và các cấp, các ngành đang vào cuộc tiến tới xây dựng và khôi phục lại “làng nghề nồi đất” truyền thống.

Ông Nguyễn Thụy Chính, Chủ tịch UBND xã Trù Sơn cho biết: Làng gốm Trù Sơn đã qua nhiều thăng trầm và hiện nay người dân địa phương đang khôi phục lại nghề gốm. Hai năm trở lại đây, người dân trong xã đã tập hợp lại từng tổ từ 7-10 người để sản xuất gốm. Sau khi nung, nhiều ô tô từ các nơi tìm về đóng hàng và đưa đi tiêu thụ. Mặt hàng gốm tại Trù Sơn hiện rất đa dạng, từ siêu, nồi sắc thuốc bắc, nồi cơm niêu và những nồi nấu lẩu được thị trường miền Trung và các tỉnh phía Bắc rất ưa chuộng.

Thạch Quỳnh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Thời sự - 2 giờ trước

Nhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Giáo dục - 2 giờ trước

Thêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Pháp luật - 4 giờ trước

Thông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Pháp luật - 4 giờ trước

Vào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Pháp luật - 4 giờ trước

Ngày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Giáo dục - 5 giờ trước

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.

Top