Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyện tình cụ ông từng đạp xe 315 km tới Hà Giang để cầu hôn vợ

Chủ nhật, 10:20 12/02/2017 | Xã hội

Từ bức ảnh “Những ngày ở Hà Giang 1954” được người anh cho xem, cụ Vũ Chấn đem lòng yêu mến cô gái chưa hề quen, để rồi một mình đạp xe 315 km từ Hà Nội lên Hà Giang, quyết tâm gặp và cầu hôn bằng được.


Vợ chồng cụ Chấn, Lan và 60 năm hạnh phúc

Vợ chồng cụ Chấn, Lan và 60 năm hạnh phúc

Cụ ông Vũ Chấn, 93 tuổi, hiện đang trú ở ngõ 6, phố Kim Đồng, quận Hoàng Mai, Hà Nội bồi hồi lật mở album gia đình, bàn tay run run dừng lại trước tấm ảnh đen trắng ghi dòng chữ “Những ngày ở Hà Giang 1954”.

Cô gái nhắm mắt ấy chính là cụ bà Nguyễn Phương Lan, năm nay 85 tuổi, người bạn đời của cụ Chấn.

Ảnh cưới năm xưa của vợ chồng cụ Chấn, Lan Ảnh Thúy Hằng chụp lại từ tư liệu gia đình
Ảnh cưới năm xưa của vợ chồng cụ Chấn, Lan Ảnh Thúy Hằng chụp lại từ tư liệu gia đình

Yêu từ cái nhìn đầu tiên

Cụ Vũ Chấn bồi hồi nhớ lại: “Năm 1954, tôi là bộ đội công tác tại Trung đoàn 66, Sư đoàn 304, một người anh họ của tôi đang công tác ở Hà Giang có ý mai mối tôi với cô bé tên Nguyễn Phương Lan, vợ tôi bây giờ. Những gì tôi biết chỉ là Lan quê ở Hà Nam, kém tôi 8 tuổi, đang làm công tác dân tộc ở UBND tỉnh Hà Giang”.

“Anh cho tôi xem bức ảnh cô ấy chụp cùng mọi người, dù bị nhắm mắt, nhưng tôi vẫn thấy cô ấy rất xinh, tôi thích ngay từ giây phút ấy. Tôi viết thư qua thư lại cho Lan, cô ấy còn tặng tôi một tấm ảnh hồi đi cải cách ruộng đất ở Thái Nguyên, tôi càng mong chờ ngày được gặp cô ấy hơn”.

Thiếu nữ thứ 2 từ trái sang, nhắm nghiền mắt chính là cụ Nguyễn Phương Lan năm 1954. Từ bức ảnh này, cụ Chấn đem lòng yêu thương người vợ của mình Ảnh Thúy Hằng chụp lại từ tư liệu gia đình
Thiếu nữ thứ 2 từ trái sang, nhắm nghiền mắt chính là cụ Nguyễn Phương Lan năm 1954. Từ bức ảnh này, cụ Chấn đem lòng yêu thương người vợ của mình Ảnh Thúy Hằng chụp lại từ tư liệu gia đình

Cụ ông kể tiếp: “Năm 1956, nhân dịp nghỉ lễ 2/9 tôi mượn của chị tôi chiếc xe đạp Peugeot rồi đạp xe từ Hà Nội lên Hà Giang, quãng đường 315 km. Đường xấu lắm, nhưng đúng là sức mạnh tình yêu, tôi đạp xe không biết mệt. Tôi nghỉ một đêm ở Tuyên Quang, hết hai ngày thì đến UBND tỉnh Hà Giang. Đến nơi, Lan đi họp, tôi ở nhờ nhà một người quen, chờ hôm sau mới gặp được Lan.

Sau khi được Chủ tịch tỉnh đồng ý, chánh văn phòng ủy ban sắp xếp cho chúng tôi nói chuyện trong một căn phòng nhỏ. Chúng tôi ngượng nghịu lắm, nhưng ngay lần gặp mặt đầu tiên ấy, lời khó nói nhất cũng được nói ra. Tôi cầu hôn Lan, cô ấy mỉm cười thay cho lời đồng ý”.

Cụ Lan giờ đi đâu cũng phải có đôi nạng bên người, những năm tháng tuổi trẻ vẫn chưa bao giờ phai mờ trong cụ Ảnh Thúy Hằng
Cụ Lan giờ đi đâu cũng phải có đôi nạng bên người, những năm tháng tuổi trẻ vẫn chưa bao giờ phai mờ trong cụ Ảnh Thúy Hằng

Cụ Chấn cười móm mém khi những ký ức xưa cũ ùa về. Bên cạnh cụ ông, cụ bà Nguyễn Phương Lan cũng cười xòa, giấu ngượng ngùng trong đôi tay đang đan len.

Sau buổi gặp gỡ định mệnh năm 1956, cụ Chấn, cụ Lan thường xuyên viết thư cho nhau. Ông văn thư quen mặt cô gái nhận thư tên Lan đến mức trêu: “Ủy ban tỉnh Hà Giang công văn lắm mà thư cũng nhiều”.

Cụ Lan chẳng thể nào quên những lá thư viết trên giấy poluya năm nào: “Chữ ông nhà tôi dễ đọc, thư nào cũng 3, 4 mặt giấy. Đại khái ông ấy hỏi thăm, kể công việc và nói rất nhớ tôi”.

Vợ chồng cụ Chấn và 3 người con đầu Ảnh Thúy Hằng chụp lại từ tư liệu gia đình
Vợ chồng cụ Chấn và 3 người con đầu Ảnh Thúy Hằng chụp lại từ tư liệu gia đình

Ngày 10.3.1957, lễ cưới của cụ Chấn và Lan được diễn ra ở sảnh Trường trung học Albert Sarraut (bây giờ là Văn phòng T.Ư Đảng, Hà Nội). Đám cưới giản đơn với thuốc lá cuộn, bánh kẹo, nước trà, quà cưới là chậu rửa mặt, thơ chúc mừng, gương soi, sổ tay…

Có một kỷ niệm đến giờ hai cụ chẳng thể nào quên, đó là đám cưới bắt đầu từ 7 giờ sáng nhưng mọi người chờ mãi không thấy cô dâu đâu nên tá hỏa đi tìm. Hóa ra, cô dâu phải làm lại tóc cho đúng quy định (vì làm việc trong cơ quan nhà nước), đến hơn 8 giờ mới xuất hiện.

Sau này, chuyện tình yêu với người bạn đời của mình được cụ Vũ Chấn viết lại trong cuốn hồi ký của đời mình với tên Tự truyện. Cụ Chấn chia sẻ: “Năm 80 tuổi, tôi ghi lại những câu chuyện quan trọng của đời mình, để sau này cháu con có thể hiểu hơn về ông bà chúng. Phần tôi gặp vợ tôi như thế nào bây giờ vẫn khiến tôi bồi hồi xúc động”.

“Tôi cũng thích bài hát Ông bà anh

Cưới xong, cụ Lan vẫn phải về Hà Giang tiếp tục làm việc thêm hai năm nữa, hai vợ chồng đành ở hai đầu nỗi nhớ. Đến năm 1959, cụ Lan về Hà Nội, công tác tại Nhà khách T.Ư, lúc này cụ Chấn đã về làm giảng viên tại Trường chính trị trung - cao cấp quân đội (đóng ở Hà Đông, Hà Nội).

Cuối năm 1959, họ sinh con gái đầu lòng, đặt lên là Vũ Thị Việt Hà, ý nghĩa là bông sen thơm của Hà Nội. Liên tiếp, các năm 1961, 1963, hai em bé tiếp sau chào đời. Năm 1970, họ chào đón con gái út.

Ở tuổi 85, cụ Lan có một niềm vui đó là được đan áo cho trẻ em nghèo Ảnh Thúy Hằng
Ở tuổi 85, cụ Lan có một niềm vui đó là được đan áo cho trẻ em nghèo Ảnh Thúy Hằng

Dù chồng ở Hà Nội, nhưng phải ở đơn vị đến cuối tuần mới được về nhà, một mình cụ Lan vừa đi làm, vừa nuôi 4 con nhỏ. Những năm tháng chiến tranh miền Bắc rồi bao cấp khó khăn, nhưng tình yêu thương, sự cảm thông, san sẻ đã giúp hai vợ chồng cụ Chấn, Lan luôn bền vững tình yêu, hạnh phúc đến ngày hôm nay, khi cả 4 người con đều thành đạt, có công danh sự nghiệp.

Ở tuổi 93, cụ Chấn không còn khỏe sau nhiều lần bị tai biến; trong khi đó, cụ Lan, 85 tuổi, chỉ có thể ngồi một chỗ vì tai nạn xe máy cách đây 19 năm, tuy nhiên, cả hai vợ chồng vẫn tình cảm như ngày nào.

Trong căn nhà nhỏ ở phố Kim Đồng, mỗi ngày, cụ Chấn đều ngồi bên vợ thủ thỉ chuyện trò, họ cùng nhau đan áo gửi tặng trẻ em nghèo. Trong khi cụ bà đan len, cụ ông gỡ sợi, thi thoảng mang tới cho bà ly nước, quả cam. Cụ Lan mỉm cười: “Chúng tôi nghĩ hạnh phúc đều do mình tự tạo ra. Khi tôi nóng giận thì ông nhà tôi đều im lặng. Ông ấy giận thì tôi không nói, thế rồi cả hai tự làm hòa nhau”.

Chúng tôi trêu cụ Lan, chuyện tình của hai cụ như nội dung bài hát Ông bà anh trên tivi, cụ Lan cười, bảo chồng: “Ông ơi, bài hát đó hay nhỉ ông nhỉ”.

Cụ Chấn và cụ Lan đến nay đã có 60 năm tháng được đi bên nhau... Ảnh Thúy Hằng
Cụ Chấn và cụ Lan đến nay đã có 60 năm tháng được đi bên nhau... Ảnh Thúy Hằng

“Tôi cũng thích bài Ông bà anh . Nhưng mà ngày xưa cho đến cả bây giờ, ông nhà tôi không tặng hoa cho tôi. Chúng tôi chỉ có chở nhau đi trên chiếc xe đạp cũ, tôi nhớ có lần, cái xe đang đi thì bị gẫy khung, vợ chồng lại cuốc bộ, thời ấy sao mà khó khăn thế. Đúng như lời bài hát đấy chị ạ, chạm tay nhau một giây thôi là nhớ nhau suốt đời. Tôi cũng không nhớ lần đầu ông ấy cầm tay tôi là khi nào, nhưng mà yêu thương nhau đến tận bây giờ”, cụ Lan nhìn ra ngoài khung cửa.

Ngày 10/3/2017 này, vợ chồng cụ Lan, Chấn kỷ niệm 60 năm ngày cưới, 60 năm đi bên nhau, vượt qua muôn vàn đắng cay, gian khó…

Theo Thúy Hằng

Thanh Niên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Chuyện về những thương binh ở nơi đặc biệt xem diễu binh 30/4

Chuyện về những thương binh ở nơi đặc biệt xem diễu binh 30/4

Thời sự - 9 phút trước

GĐXH - Sáng nay, Trung tâm Điều dưỡng Thương binh Kim Bảng, tỉnh Hà Nam tổ chức cho thương binh, người có công với cách mạng xem trực tiếp lễ diễu binh 30/4.

Cảnh báo: 28 chiêu lừa đảo tinh vi khiến hàng nghìn người "bay" tài khoản chỉ trong tích tắc

Cảnh báo: 28 chiêu lừa đảo tinh vi khiến hàng nghìn người "bay" tài khoản chỉ trong tích tắc

Đời sống - 16 phút trước

GĐXH - Lừa đảo công nghệ cao đang biến tướng với hàng loạt chiêu trò khó tin, khiến ngay cả người cẩn thận nhất cũng có thể "dính bẫy". Từ giả mạo ngân hàng, chiếm đoạt mã OTP cho tới tuyển dụng ảo, những thủ đoạn ngày càng tinh vi. Dưới đây là 28 cách lừa đảo mới nhất bạn cần biết để tự bảo vệ mình và người thân!

2 Tiktoker đăng clip sai sự thật về an ninh trật tự sau khi xem sơ duyệt diễu binh

2 Tiktoker đăng clip sai sự thật về an ninh trật tự sau khi xem sơ duyệt diễu binh

Pháp luật - 46 phút trước

Cơ quan công an vừa làm việc với 2 Tiktoker đăng tải clip có nội dung sai sự thật về việc bị mất điện thoại khi xem sơ duyệt diễu binh, tạo nhiều bình luận trái chiều và ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại TPHCM.

Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Thời sự - 1 giờ trước

Sáng 30/4, Tổng Bí thư Tô Lâm đọc diễn văn tại Lễ Kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025). Báo Sức khỏe và Đời sống trân trọng giới thiệu toàn văn bài diễn văn của Tổng Bí thư.

3 chính sách mới nhất có hiệu lực từ tháng 5/2025 dành cho công chức và viên chức

3 chính sách mới nhất có hiệu lực từ tháng 5/2025 dành cho công chức và viên chức

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Từ tháng 5/2025, 3 Thông tư mới dành cho công chức, viên chức, lao động sẽ chính thức có hiệu lực. Dưới đây là thông tin cụ thể.

Những 'báu vật' gắn với Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (P1): Tấm bản đồ Bảo vật Quốc gia

Những 'báu vật' gắn với Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (P1): Tấm bản đồ Bảo vật Quốc gia

Đời sống - 2 giờ trước

Giữa hàng ngàn hiện vật nhuốm màu thời gian đang trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, có một báu vật khiến ai đi qua cũng phải dừng lại chiêm ngưỡng, đó là tấm bản đồ Quyết tâm Chiến dịch Hồ Chí Minh.

TRỰC TIẾP: Lễ diễu binh, diễu hành Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

TRỰC TIẾP: Lễ diễu binh, diễu hành Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Thời sự - 2 giờ trước

SKĐS - Giữa khí thế hào hùng của những ngày tháng Tư lịch sử, từ 6h30 sáng nay (30/4) tại TPHCM, Lễ diễu binh, diễu hành cấp nhà nước Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) chính thức diễn ra trong sự mong đợi, hân hoan tự hào của nhân dân khắp cả nước.

Hành trình trở về của những kỷ vật chiến tranh và khát vọng hòa bình

Hành trình trở về của những kỷ vật chiến tranh và khát vọng hòa bình

Đời sống - 2 giờ trước

Những cuốn sổ tay, nhật ký, lá thư… sau hàng chục năm lưu lạc, đã trở về với người thân liệt sĩ và các cựu binh như nhịp cầu nối quá khứ với hiện tại. Không chỉ mang theo ký ức thiêng liêng của một thế hệ, kỷ vật ấy còn nhắc nhở chúng ta trân trọng hòa bình, gìn giữ để không lặp lại đau thương chiến tranh.

Ý nghĩa khối xe Nghi trượng trong lễ diễu binh, diễu hành dịp 30/4

Ý nghĩa khối xe Nghi trượng trong lễ diễu binh, diễu hành dịp 30/4

Thời sự - 3 giờ trước

Khối xe Nghi trượng gồm xe mô hình Quốc huy, xe rước chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, xe biểu tượng 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Thời tiết hôm nay có thuận lợi cho ngày đại lễ 30/4?

Thời tiết hôm nay có thuận lợi cho ngày đại lễ 30/4?

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết hôm nay, nhiều tỉnh thành Bắc Bộ có mưa dông về chiều. Trong khi Nam Bộ tiếp tục có nắng nóng trong ngày đại lễ.

Top