Hà Nội
23°C / 22-25°C

Có dấu hiệu này coi chừng viêm gan nhiễm độc

Chủ nhật, 18:00 17/12/2017 | Sống khỏe

Viêm gan nhiễm độc khi không được phát hiện điều trị sớm sẽ dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm như xơ gan, suy gan, ung thư gan . Lúc này, cách điều trị duy nhất là ghép gan.

Viêm gan nhiễm độc xảy ra khi gan của bạn phản ứng với một số chất độc chúng ta tiếp xúc hàng ngày. Trong một số trường hợp, viêm gan nhiễm độc phát triển chỉ trong vòng vài giờ hoặc vài ngày sau khi tiếp xúc với chất độc.

Trong một số trường hợp, bệnh có thể xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng sau vài tháng tiếp xúc với hóa chất độc hại.

Các triệu chứng của viêm gan nhiễm độc có thể sẽ biến mất khi cơ thể ngừng tiếp xúc với chất độc. Tuy nhiên, viêm gan nhiễm độc khi không được phát hiện điều trị sớm sẽ dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm như xơ gan, trong một số trường hợp có thể dẫn đến suy gan, đe dọa tính mạng người bệnh.

Vàng da, vàng mắt là dấu hiệu của bệnh viêm gan nhiễm độc.

Dấu hiệu cảnh báo viêm gan nhiễm độc

Ở thể dị ứng nhẹ của viêm gan nhiễm độc có thể không xuất hiện bất cứ triệu chứng nào và bệnh chỉ có thể được phát hiện bằng xét nghiệm máu. Tuy nhiên, khi bệnh xuất hiện thường có các dấu hiệu sau:

- Vàng da và vàng mắt

- Ngứa

- Đau ở phần trên, bên phải ổ bụng

- Mệt mỏi

- Ăn mất ngon

- Buồn nôn và ói mửa

- Phát ban

- Giảm cân

- Nước tiểu chuyển màu tối

Thời điểm cần đi khám càng sớm càng tốt

Bạn cần đi khám hoặc gọi điện ngay cho bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào khiến bạn lo lắng.

Thực tế, việc dùng quá liều một số loại thuốc như acetaminophen (Tylenol) có thể dẫn đến suy gan. Bất cứ đối tượng nào, dù là trẻ em hay người cũng phải tiến hành kiểm tra sức khỏe ngay sau khi dùng acetaminophen quá liều. Các dấu hiệu nhận biết dùng acetaminophen quá liều bao gồm:

- Ăn mất ngon

- Buồn nôn và ói mửa

- Đau bụng trên

- Hôn mê

Dùng acetaminophen quá liều có thể gây tử vong, nhưng bệnh nhân có thể được cứu sống nếu được cấp cứu kịp thời.

Nguyên nhân của bệnh

Viêm gan nhiễm độc có thể xảy ra khi gan tiếp xúc với chất độc như dùng quá liều thuốc theo toa.

Thông thường, gan sẽ thực hiện chức năng phá vỡ và loại bỏ hầu hết các loại thuốc và hóa chất ra khỏi máu của bạn. Khi bạn uống thuốc có liều, gan sẽ phải thực hiện chức năng này với cường độ cao hơn.

Mặc dù gan có khả năng tái tạo rất tốt, tuy nhiên việc thường xuyên tiếp xúc với chất độc có thể gây ra các tổn thương gan nhiêm trọng, đôi khi không thể phục hồi.

Uống quá nhiều đồ uống có cồn trong thời gian dài có thể dẫn đến bệnh viêm gan do rượu.

Nguyên nhân gây viêm gan nhiễm độc trực tiếp

Chất cồn: Uống quá nhiều đồ uống có cồn trong thời gian dài có thể dẫn đến bệnh viêm gan do rượu.

Tự ý uống thuốc giảm đau không kê toa: Các loại thuốc giảm đau không kê toa như acetaminophel (Tylenol), aspirin, ibudofen và naproxen có thể gây tổn thương gan, đặc biệt nếu bạn dùng các loại thuốc này thường xuyên có kèm với rượu bia.

Thuốc kê toa: Một số loại thuốc có liên quan đến tình trạng tổn thương gan nghiêm trọng bao gồm các loại thuốc statin điều trị cholesterol cao, thuốc kết hợp amoxicillin-clavulanate (Augmentin), phenytoin (Dilantin, Phenytek), azathioprine (Azasan, Imuran), niacin (Niaspan), ketoconazole, một số thuốc kháng virut và steroid đồng hoá.

Thảo dược và chất bổ sung: Một số loại thảo mộc có thể gây nguy hiểm cho gan nếu sử dụng quá nhiều bao gồm lô hội, cây thiên ma, cà phê cascara, lá comfrey… Trẻ em có thể bị tổn thương gan nếu bổ sung vitamin sai cách và dùng thuốc quá liều.

Hóa chất công nghiệp: Gan có thể bị tổn thương do con người tiếp xúc với hóa trong môi trường công nghiệp. Một số hóa chất thông thường có thể gây tổn thương gan bao gồm: dung môi tẩy rửa khô carbon tetrachloride, vinyl chloride (dùng làm chất dẻo), thuốc diệt cỏ paraquat và một nhóm các hóa chất công nghiệp được gọi là polyclorinated biphenyl.

Trẻ em có thể bị tổn thương gan nếu bổ sung vitamin sai cách và dùng thuốc quá liều.

Yếu tố nguy cơ gây viêm gan nhiễm độc

Các yếu tố nguy cơ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm gan nhiễm gộc bao gồm:

Dùng thuốc giảm đau theo toa hoặc không theo toa: Dùng thuốc hoặc thuốc giảm đau không cần kê toa có thể tăng nguy cơ bị tổn thương gan, từ đó dẫn đến việc dễ mắc bệnh viêm gan nhiễm độc. Điều này dễ xảy ra ở những người dùng nhiều loại thuốc hoặc uống thuốc quá liều khuyến cáo.

Các bệnh về gan: Các loại rối loạn về gan nghiêm trọng như xơ gan hoặc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu dễ khiến gan bị nhiễm độc tố.

Bệnh viêm gan: Nhiễm trùng mãn tính với viêm gan siêu vi (Viêm gan B, Viêm gan C) làm cho gan dễ bị tổn thương hơn.

Lão hóa: Khi bạn già đi, chức năng gan phân hủy các chất độc chậm hơn. Điều này có nghĩa là, các chất độc sẽ tồn đọng trong cơ thể chúng ta lâu hơn.

Uống rượu: Uống rượu trong khi đang dùng một số loại thuốc hoặc chất thảo dược bổ sung có thể làm tăng nguy cơ nhiễm độc.

Giới tính: Cơ thể phụ nữ chuyển hóa một số chất độc nhất định chậm hơn nam giới, do đó gan phụ nữ nếu tiếp xcus với nồng độ chất độc trong máu hơn hơn trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ viêm gan nhiễm độc.

Những đột biến di truyền nhất định: Một vài đột biến di truyền nhất định có thể ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, hoạt động của các enzyme gan mang chức năng phá vỡ chất độc, từ đó có thể khiến bạn dễ bị mắc viêm gan nhiễm độc.

Biến chứng của bệnh viêm gan nhiễm độc

Viêm gan nhiễm độc khi không được phát hiện điều trị sớm sẽ dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm như xơ gan.

Theo đó, khi gan bị nhiễm độc sẽ làm giảm đi khả năng đào thải chất độc ra bên ngoài, lúc này chất độc sẽ bị giữ lại gan lâu hơn làm cho gan bị tổn thương và hình thành sẹo. Vết sẹo này theo thời gian sẽ phát triển thành xơ gan, sau đó là suy gan.

Lúc này, cách điều trị duy nhất là ghép gan từ người hiến tặng, phương pháp này rất khó thực hiện bởi gan hiến tặng thường rất hiếm và chi phí khá cao. Vì thế, hãy yêu quý bản thân của mình hơn bằng cách bảo vệ gan thật tốt.

Phòng ngừa viêm gan nhiễm độc

Bạn không thể nhận biết được cơ thể sẽ phản ứng ra sao với một số loại thuốc cụ thể nào đó, nên việc phòng ngừa viêm gan nhiễm độc là rất khó. Tuy nhiên, bạn có thể làm giảm nguy cơ bằng các cách sau:

Giới hạn thuốc: Chỉ dùng thuốc theo toa và các loại thuốc không theo toa khi cần thiết. Uống thuốc theo đúng chỉ dẫn, không uống quá liều lượng ngay cả khi triệu chứng bệnh chưa được cải thiện.

Cẩn trọng với các loại thảo mộc và thực phẩm chức năng: Đừng bao giờ nghĩ rằng một sản phẩm tự nhiên sẽ không gây tác dụng phụ. Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định dùng thảo dược hay thực phẩm chức năng.

Không uống rượu khi đang điều trị bệnh bằng thuốc: Sự kết hợp của rượu và thuốc có thể gây nên những tai biến cực kỳ nghiêm trọng với sức khỏe. Nếu bạn đang dùng acetaminophen tuyệt đối không được sử dụng bất kỳ loại đồ uống có cồn nào. Đồng thời, bạn cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ và phản ứng của thuốc và rượu trước khi sử dụng.

Có biện pháp phòng ngừa hóa chất: Nếu bạn làm việc trong môi trường có hóa chất độc hại, hãy thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết để bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ phơi nhiễm.

Để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em: Cất giữ tất cả các loại thuốc và chất bổ sung vitamin tránh xa trẻ em, phòng ngừa nguy cơ trẻ tự ý nuốt thuốc và gây ra những hệ quả khôn lường.

Theo Trí thưc trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phục hồi chức năng bàn chân bẹt cho người trên 7 tuổi khó nhưng có thể thành công mà không cần phẫu thuật

Phục hồi chức năng bàn chân bẹt cho người trên 7 tuổi khó nhưng có thể thành công mà không cần phẫu thuật

Sống khỏe - 1 giờ trước

"3 - 7 tuổi là giai đoạn vàng để phục hồi chức năng bàn chân bẹt với mức độ thành công cao nhưng điều này không có nghĩa rằng, người trên 7 tuổi đã hết cơ hội" – Đó là chia sẻ của Ths. BS Vũ Thị Hằng, chuyên khoa Phục hồi chức năng tại Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng Myrehab Matsuoka.

Người đàn ông đột tử lúc nửa đêm vì nhồi máu cơ tim đã bỏ qua dấu hiệu cảnh báo này

Người đàn ông đột tử lúc nửa đêm vì nhồi máu cơ tim đã bỏ qua dấu hiệu cảnh báo này

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

GĐXH - Bác sĩ nghi ngờ cơn đau lưng của anh đó là triệu chứng ban đầu của bệnh nhồi máu cơ tim nhưng anh vẫn từ chối điều trị và không muốn kiểm tra thêm.

6 nguyên nhân gây sỏi thận nhiều người mắc phải

6 nguyên nhân gây sỏi thận nhiều người mắc phải

Sống khỏe - 3 giờ trước

Sỏi thận là bệnh đường tiết niệu thường gặp, có biểu hiện khá đa dạng, từ việc âm thầm gây thận ứ nước không triệu chứng đến tình trạng đau quặn bụng phải đi cấp cứu.

Chế độ ăn cho người chấn thương dây chằng chéo trước

Chế độ ăn cho người chấn thương dây chằng chéo trước

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

Bên cạnh chế độ nghỉ ngơi và tập luyện riêng biệt cho người bị chấn thương dây chằng chéo trước, chế độ dinh dưỡng sẽ giúp nhanh phục hồi.

Đau họng do đâu?

Đau họng do đâu?

Sống khỏe - 9 giờ trước

Đau họng là triệu chứng thường gặp, rất nhiều người chủ quan dẫn đến bệnh tái phát liên tục. Bên cạnh đó, tình trạng này còn có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng khác.

Bé 15 tuổi ở Hòa Bình đột ngột đau dữ dội, liệt tứ chi thừa nhận làm việc này trong lúc chơi game

Bé 15 tuổi ở Hòa Bình đột ngột đau dữ dội, liệt tứ chi thừa nhận làm việc này trong lúc chơi game

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - Trước khi phát bệnh, người bệnh chơi game trên điện thoại liên tục trong thời gian khá lâu kèm nhiều động tác mạnh như lắc, giật mạnh cổ...

Ai dễ mắc nhồi máu cơ tim cấp?

Ai dễ mắc nhồi máu cơ tim cấp?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Nhồi máu cơ tim cấp là một tình trạng cấp cứu nguy hiểm khi dòng máu đến tim bị giảm đột ngột và đòi hỏi được can thiệp y tế sớm nhất có thể.

Cô gái 21 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp từ dấu hiệu rất nhiều người bỏ qua

Cô gái 21 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp từ dấu hiệu rất nhiều người bỏ qua

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Một nữ sinh viên đã sốc nặng khi phát hiện ung thư tuyến giáp nhờ 1 bất thường trên cổ.

Tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức phòng chống đuối nước cho trẻ em

Tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức phòng chống đuối nước cho trẻ em

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH – Đuối nước là 1 trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ em từ 1 đến 14 tuổi. Mỗi năm, tại Việt Nam có gần 2.000 trẻ em dưới 16 tuổi tử vong do đuối nước.

Một dấu hiệu cảnh báo 3 bệnh ung thư

Một dấu hiệu cảnh báo 3 bệnh ung thư

Sống khỏe - 1 ngày trước

Co giật cơ thường do uống quá nhiều rượu, cà phê, chế độ ăn uống kém, lười vận động nhưng các chuyên gia cho biết đó cũng có thể là triệu chứng của ung thư.

Top