Hà Nội
23°C / 22-25°C

Có đúng là ăn gì bổ nấy?

Thứ sáu, 10:18 25/10/2013 | Sống khỏe

GiadinhNet - Nhiều người thường có quan niệm ăn gì bổ nấy. Ăn óc bổ óc, ăn xương cứng xương. Sự thật có đúng như vậy?

Có đúng là ăn gì bổ nấy? 1

Đầu và phao câu gà là hai bộ phận được các nhà dinh dưỡng khuyến cáo không nên sử dụng. Ảnh minh họa

 
Ăn óc càng... đau đầu

Bị đau nửa đầu gần 1 năm nay, chị Nguyễn Thị Bình (Thuận Châu, Sơn La) được mọi người khuyên nên mua óc và tủy lợn về hầm với ngải cứu để chữa chứng đau đầu. Tuy nhiên, càng ăn nhiều, chị Bình càng thấy đau đầu tăng nặng.

Theo Ths Lê Thị Hải, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, ăn nhiều óc động vật để chữa bệnh đau đầu là một sai lầm nghiêm trọng. Nguyên nhân là do óc chứa quá nhiều cholesterol. Cụ thể: Trong 100g óc lợn có tới 2195mg cholesterol là chất dễ gây xơ vữa động mạch ở người lớn. Trong khi nhu cầu cholesterol hàng ngày chỉ cần dưới 300mg. Nếu ăn 100g óc thì lượng cholesterol đã cao gấp 7 lần nhu cầu hàng ngày.
Điều đó cho thấy óc không phải là thức ăn bổ dưỡng như nhiều người lầm tưởng, nếu ăn quá nhiều thì còn có hại vì sẽ bị cholesterol trong máu cao dẫn đến xơ vữa động mạch. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tăng huyết áp, trong đó, triệu chứng của tăng huyết áp chính là đau đầu cho nên càng ăn óc rất có thể đau đầu càng tăng.

Cũng theo Ths Lê Thị Hải, một sai lầm của nhiều bậc phụ huynh nữa là cho rằng ăn nhiều óc sẽ giúp trẻ thông minh. Sự thực là, một đứa trẻ thông minh hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Di truyền, phương pháp nuôi dưỡng, dạy dỗ chứ không phải ăn óc trẻ sẽ thông minh. Phương pháp nuôi dưỡng đúng đắn là cho trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng như: Chất đạm, chất đường, chất béo, các vitamin và khoáng chất ở tỷ lệ cân đối hợp lý bằng cách ăn đa dạng các loại thực phẩm.

Ths Lê Thị Hải cũng khuyến cáo những người cao tuổi thì nên hạn chế ăn óc, còn những người đã bị cholesterol thì không nên ăn món này.
 
Ăn xương cứng xương?

Chị Lê Thị Ngà (Thanh Xuân, Hà Nội) có thói quen chỉ cho bé ăn bột với nước xương ninh nhừ vì cho rằng nước xương hầm rất giàu chất béo, giàu canxi, giúp xương chắc khỏe, bé mau biết đi. Vị ngọt của nước hầm xương còn giúp bé cảm thấy ngon miệng, dễ tiêu hóa. Nhưng các chuyên gia dinh dưỡng của Viện Dinh dưỡng Quốc gia lại cho rằng quan niệm này hoàn toàn sai lầm.

Theo tài liệu khuyến cáo dinh dưỡng của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, nếu chỉ cho trẻ ăn bột với nước xương hầm còn có thể khiến trẻ còi xương, chậm mọc răng do trong xương có nhiều canxi nhưng đó là canxi vô cơ, cơ thể trẻ không thể hấp thụ được.

Ngoài ra, việc sử dụng chất béo hợp lý là cực kỳ cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Trọng lượng của trẻ tăng gấp đôi so với lúc sinh khi được năm tháng, gấp ba lúc một tuổi, gấp bốn lúc hai tuổi. Não của trẻ cũng tăng gấp ba so với lúc sinh khi trẻ một tuổi, đạt 80% não người lớn lúc hai tuổi, bằng não người trưởng thành khi trẻ sáu tuổi. Trong khi đó, chất béo lại chiếm đến 70 - 85% cấu tạo của não và dây thần kinh. Vì vậy, thời gian này trẻ cần năng lượng và chất béo rất nhiều. Mặc dù trong tủy xương có nhiều chất béo, nhưng đây là chất béo động vật, khó tiêu hóa. Nếu trẻ ăn nhiều, sẽ gây tiêu chảy hoặc phân sống.
 
Phao câu gà có độc

Nhiều bạn nhậu thường gắp mời nhau phao câu kèm theo câu: “nhất thủ, nhì vĩ”. Tuy nhiên, đầu và phao câu gia cầm lại là hai bộ phận được các nhà dinh dưỡng khuyến cáo không nên ăn, đặc biệt là gà già.
 
Lý do là vì gà già có thời gian dài mổ thức ăn nên những thực vật có độc sau khi hóa hợp trong cơ thể gia cầm sẽ sản sinh ra độc tố. Tuy tuyệt đại đa số các chất độc đã được thải ra ngoài nhưng vẫn còn một số chất độc theo tuần hoàn máu đọng lại trong các tế bào não khiến người ăn vào rất có hại cho sức khoẻ.

Tương tự, phao câu gà cũng độc hại không kém vì bên trên hậu môn có túi xoang. Trong túi xoang này có hàng vạn tế bào lâm ba và những tế bào phệ khổng lồ có sức cắn nuốt rất mạnh. Những tế bào này có thể cắn nuốt được các chất độc gây bệnh vào cơ thể gà như vi khuẩn gây bệnh ung thư. Vì vậy, khi chế biến gia cầm, bạn nên cắt phao câu bỏ đi trước khi chế biến. Ngoài ra, với những con gà  hay gia cầm bơi dưới nước có khối u cũng nên loại bỏ khỏi thực đơn bởi sự hình thành khối u ở những con vật này là do một tổ chức nào trong cơ thể phát sinh bệnh. Nhiều độc tố của các loại bệnh như ung thư máu, ung thư tế bào tồn tại trong những khối u này mặc dù con vật vẫn ăn uống, hoạt động bình thường.
 
Long Hải
phamhuongthuviec
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
4 nguyên tắc quan trọng giúp phòng bệnh trong thời tiết nồm ẩm

4 nguyên tắc quan trọng giúp phòng bệnh trong thời tiết nồm ẩm

Sống khỏe - 3 giờ trước

GĐXH – Theo thống kê, hiện nay, số ca nhập viện do các bệnh liên quan đến đường hô hấp có xu hướng gia tăng, trong đó, chủ yếu là các ca nhiễm cúm A. Đáng chú ý, nhiều trường hợp nhập viện với biến chứng nặng.

Omega-3 có nhiều nhất trong thực phẩm nào?

Omega-3 có nhiều nhất trong thực phẩm nào?

Sống khỏe - 4 giờ trước

Một trong những cách bổ sung Omega-3 hiệu quả là bổ sung thực phẩm, vậy Omega-3 có nhiều nhất trong thực phẩm nào?

Sau việc bé 3 tuổi bị đuối nước nguy kịch, bác sĩ chỉ rõ cần tránh những sai lầm đáng tiếc

Sau việc bé 3 tuổi bị đuối nước nguy kịch, bác sĩ chỉ rõ cần tránh những sai lầm đáng tiếc

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

GĐXH - Tuyệt đối không hơ lửa cho trẻ khi bị đuối nước vì có thể gây bỏng, gây tụt huyết áp do giãn mạch. Không xốc nước vì không có hiệu quả và làm chậm trễ thời gian cấp cứu trẻ...

Bệnh gan nhiễm mỡ nguy hiểm thế nào và cần làm ngay điều gì để phòng bệnh sau Tết?

Bệnh gan nhiễm mỡ nguy hiểm thế nào và cần làm ngay điều gì để phòng bệnh sau Tết?

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

GĐXH - Một số người chủ quan nghĩ rằng bệnh gan nhiễm mỡ không nguy hiểm. Thực tế, gan nhiễm mỡ nếu không được điều trị kịp thời có thể tiến triển thành xơ gan hoặc ung thư gan.

Người đàn ông ở Vĩnh Phúc mắc bệnh tiểu đường suy hô hấp, tổn thương phổi vì biến chứng cúm A

Người đàn ông ở Vĩnh Phúc mắc bệnh tiểu đường suy hô hấp, tổn thương phổi vì biến chứng cúm A

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân mắc cúm A bị biến chứng nặng có tiền sử bệnh tiểu đường (đái tháo đường), tăng huyết áp, suy tim, suy thận, bệnh phổi mạn tính.

5 tác dụng bất ngờ của nước ngô luộc, ai không nên uống?

5 tác dụng bất ngờ của nước ngô luộc, ai không nên uống?

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

Nước ngô luộc chứa rất nhiều vitamin A, B, K, C và nhiều chất dinh dưỡng khác tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa lão hóa.

4 thực phẩm là khắc tinh của bệnh đái tháo đường

4 thực phẩm là khắc tinh của bệnh đái tháo đường

Sống khỏe - 1 ngày trước

Người bệnh đái tháo đường cần biết rõ tình trạng sức khỏe và áp dụng chế độ ăn lành mạnh với các thực phẩm hợp lý, tránh tăng đường huyết đột ngột.

Bất ngờ loại quả rẻ tiền đang bán đầy chợ, giúp ngừa tế bào ung thư hiệu quả, người Việt nên ăn để phòng bệnh

Bất ngờ loại quả rẻ tiền đang bán đầy chợ, giúp ngừa tế bào ung thư hiệu quả, người Việt nên ăn để phòng bệnh

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Chất lycopene có trong cà chua có thể chống lại nhiều loại ung thư như: Ung thư vú, tuyến tiền liệt, buồng trứng, đại trực tràng.

Bí ẩn loại nấm xù xì như bờm sư tử, là dược liệu quý hiếm ít người biết

Bí ẩn loại nấm xù xì như bờm sư tử, là dược liệu quý hiếm ít người biết

Sống khỏe - 1 ngày trước

Mang vẻ ngoài xù xì, độc đáo tựa như bờm sư tử, ít ai biết rằng loại nấm mang tên Hầu Thủ lại ẩn chứa sức mạnh phi thường.

Đà Nẵng ghi nhận 1 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi

Đà Nẵng ghi nhận 1 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi

Y tế - 1 ngày trước

Hơn 1 tháng đầu năm, Đà Nẵng ghi nhận 245 trường hợp mắc sởi, trong đó có 1 ca tử vong.

Top