Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cô gái mắc u tủy nguyện để lại đôi mắt cho đời

Thứ sáu, 22:00 30/08/2013 | Vòng tay nhân ái

GiadinhNet - Đã gần 10 năm nay, căn bệnh u tủy sống đã khiến sức khoẻ của chị ngày một suy kiệt, đôi chân đang bị hoại tử.

Cô gái mắc u tủy nguyện để lại đôi mắt cho đời 1

Bà Dụ đang chăm sóc cho cô con gái tật nguyền. Ảnh: T.G

Dù vậy, chị vẫn sống nghị lực và với tấm lòng cao cả khi là người đầu tiên của tỉnh Hải Dương xin hiến giác mạc cho Ngân hàng Mắt Trung ương.

Chân không nhúc nhích sau một đêm ngủ dậy

Gặp chị Nguyễn Thị Nga, 26 tuổi (xóm 1, thôn An Nhân Tây, thị trấn Tứ Kỳ, Hải Dương), chúng tôi vô cùng ngạc nhiên khi trước mắt là một cô gái với khuôn mặt xinh xắn, giọng nói dễ mến. Đã gần 10 năm nay chị phải chống chọi với bệnh u tủy và bại liệt nửa người. Nằm sấp trên chiếc giường cũ kỹ, chị cố gắng tâm sự cho chúng tôi về số phận nghiệt ngã của đời mình.

Sinh ra trong một gia đình làm nông nghèo, từ nhỏ chị Nga đã chăm ngoan, học giỏi. Ngoài giờ đi học, chị Nga luôn dành thời gian phụ giúp bố mẹ công việc nhà. Lên cấp 2, chị Nga thường xuyên bị tê chân, có đôi lần chân không thể bước đi được trong nhiều ngày. Những giờ tập thể dục trở nên rất khó khăn với chị. Sức khỏe của chị Nga ngày một suy yếu, những cơn đau bắt đầu xuất hiện. Cả gia đình tá hỏa khi thấy con gái không thể đứng lên và bước đi được sau một đêm ngủ dậy. Chị Nga đành phải xin nghỉ học khi vừa học hết lớp 9.

Có bệnh thì vái tứ phương, từ đây hành trình đưa con đi chữa bệnh đầy gian khó của bố mẹ chị  bắt đầu. Bố mẹ đưa chị lên bệnh viện tỉnh rồi hễ ai mách ở đâu có thầy tốt là lại đưa đến đó chữa. Sau khi khám tại một bệnh viện lớn ở Hà Nội, bác sĩ kết luận chị Nga bị u tủy sống. Đây là ca bệnh hiếm gặp, buộc phải phẫu thuật mà tỷ lệ thành công là rất thấp. Nhưng nếu không phẫu thuật thì nguy hiểm đến tính mạng nên gia đình vẫn quyết định giữ mạng sống cho con. Sau lần phẫu thuật đó, chị Nga bị liệt hoàn toàn, phải nằm một chỗ, kèm theo đó là những cơn đau, co giật xảy ra nhiều lần trong ngày.

Bà Vũ Thị Dụ (mẹ chị Nga) không nhớ nổi bao đêm không ngủ, nằm khóc thầm trước căn bệnh nghiệt ngã của con. Bà kể, khi Nga mắc bệnh nặng, người hiểu thì đồng cảm, qua lại thăm hỏi, nhưng cũng có người ác miệng thì không dám đến gần gia đình tôi. Họ gọi Nga là đứa con gái bị “giời đày”, rồi “nhà nó có quỷ”. Không chịu đựng nổi, bà Dụ đã từng có thời gian nghĩ quẩn. Bà bảo với chị Nga là lấy dây điện buộc hai mẹ con lại rồi cắm điện cho giật chết quách đi. Sống như vậy thì đau khổ lắm. Nhưng bà đã không làm liều bởi lời động viên của chị Nga: “Con và mẹ phải sống, chứ chết như thế thì càng đau khổ”.

Đến nay, đã gần 10 năm chị Nga phải nằm liệt một chỗ khiến cơ thể teo tóp dần, các cơn đau, co giật diễn ra nhiều hơn, xương hai chi dưới gãy vụn, trên khắp cơ thể xuất hiện nhiều vết nấm màu đỏ, nhiều chỗ bị lở loét... Mọi sinh hoạt hằng ngày của chị đều do một mình người mẹ lo liệu. Bà Dụ cũng chẳng dám đi đâu từ ngày chị Nga bị bệnh vì không yên tâm khi để con ở nhà một mình. Chồng bà thì bươn chải đủ nghề để kiếm tiền chữa bệnh cho con.

Người đầu tiên của tỉnh Hải Dương xin hiến giác mạc

“Nghe đài và xem tivi thấy có nhiều trường hợp khiếm thị rất thương tâm. Mình muốn khi qua đời làm được việc có ích cho người khác. Cơ thể bệnh tật, mình chỉ còn đôi mắt là khỏe mạnh nên quyết định hiến tặng cho ai đó không may mắn có thể nhận nó và nhìn thấy được”, chị Nga tâm sự.

Từ khi chị Nga bị bệnh, nhiều  người bạn của chị dần xa cách. Để quên đi nỗi đau, chị Nga làm bạn với tivi và đài. Bố chị dựng một chiếc gương ở đầu giường, đối diện với chiếc tivi 14 inch để chị có thể liếc thấy những hình ảnh tuy bị đảo ngược nhưng chứa đựng đầy hơi thở cuộc sống bên ngoài. Ngoài ra, chiếc đài cũ cũng trở thành người bạn thân thiết giúp chị vượt qua nỗi buồn, đau đớn giày vò thể xác.

Năm 2007, khi xem truyền hình, chị Nga biết đến chương trình hiến giác mạc cho Ngân hàng Mắt Trung ương (TƯ). Thương cảm trước những số phận bất hạnh như mình, chị suy nghĩ và quyết định nói với bố mẹ về ước nguyện hiến giác mạc cho Ngân hàng Mắt TƯ sau khi qua đời. Chị nhờ mẹ gọi điện đến Ngân hàng Mắt TƯ. Nghe vậy, bố mẹ và người thân trong gia đình phản đối kịch liệt vì nghĩ rằng khi sống chị đã chịu nhiều đau đớn, lúc chết lại phải chịu thiệt thòi. Sau nhiều lần thuyết phục, mọi người trong gia đình cũng hiểu tâm nguyện của chị. Đáp ứng nguyện vọng của con, bà Dụ đã liên lạc với Bệnh viện Mắt TƯ, ít ngày sau gia đình nhận được đơn thư cảm ơn của bệnh viện. Chị Nga trở thành người đầu tiên của tỉnh Hải Dương tự nguyện hiến giác mạc.

“Nghe đài và xem tivi thấy có nhiều trường hợp khiếm thị rất thương tâm. Mình muốn khi qua đời làm được việc có ích cho người khác. Cơ thể bệnh tật, mình chỉ còn đôi mắt là khỏe mạnh nên quyết định hiến tặng cho ai đó không may mắn có thể nhận nó và nhìn thấy được”, chị Nga tâm sự.

Những tưởng nghĩa cử cao đẹp của chị Nga sẽ nhận được sự ủng hộ và đồng cảm của mọi người, nhưng ngoài những người đồng cảm, chị còn phải nghe rất nhiều lời ác ý. Có người cay độc nói rằng bố mẹ chị tham tiền nên bán giác mạc của con. Một số người nói bóng gió: “Người ốm lại kiếm tiền cho người khỏe mạnh đấy”. Dù rất buồn trước những lời nói cay nghiệt của người đời nhưng điều đó không khiến chị từ bỏ nguyện ước hiến giác mạc cao cả.
 
Phương Thuận
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
MS 1017: Người phụ nữ dân tộc Thái mắc nhiều bệnh, rất cần 30 triệu đồng để phẫu thuật

MS 1017: Người phụ nữ dân tộc Thái mắc nhiều bệnh, rất cần 30 triệu đồng để phẫu thuật

Cảnh ngộ - 12 giờ trước

GĐXH – Mắc cùng lúc nhiều bệnh, bà Lường Thị Ọm – người dân tộc Thái đang phải điều trị tích cực. Người phụ nữ dân tộc ấy đang cần chi phí để phẫu thuật nhưng hoàn cảnh gia đình lại khó khăn.

Tấm lòng bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với hoàn cảnh mẹ già chăm con bại liệt ở Huế

Tấm lòng bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với hoàn cảnh mẹ già chăm con bại liệt ở Huế

Kết chuyển - 2 ngày trước

GĐXH - Sau khi Chuyên trang Gia đình và Xã hội (Báo Sức khỏe và Đời sống) đăng tải, hoàn cảnh người mẹ già chăm con bại liệt suốt hơn 30 năm ở TP Huế nhận được nhiều sự hỗ trợ, chia sẻ từ bạn đọc.

MS 1016: Mong một phép màu cho nam sinh bị bỏng điện cao thế 55% cơ thể

MS 1016: Mong một phép màu cho nam sinh bị bỏng điện cao thế 55% cơ thể

Cảnh ngộ - 4 ngày trước

GĐXH - Bị bỏng điện cao thế với diện tích bỏng lên tới 55% cơ thể, tính mạng tưởng chừng không giữ nổi. Hai năm sau tai nạn định mệnh, em Hồ Như Thanh vẫn đang chiến đấu không ngơi nghỉ với những cơn đau, sẹo co kéo và chuỗi ngày điều trị kéo dài tưởng như vô tận.

Tấm lòng bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống hỗ trợ việc điều trị cho bé trai bị cơ tim phì đại

Tấm lòng bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống hỗ trợ việc điều trị cho bé trai bị cơ tim phì đại

Kết chuyển - 5 ngày trước

GĐXH – Cảm thương trước hoàn cảnh của gia đình bé Phúc An bị cơ tim phì đại, tấm lòng của bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống trao tặng đã hỗ trợ phần nào việc điều trị cho con.

MS 1015: Xót thương hoàn cảnh cụ ông 85 tuổi chăm con gái và cháu ngoại cùng bị bệnh tâm thần, con trai bị tai nạn giảm sút trí nhớ

MS 1015: Xót thương hoàn cảnh cụ ông 85 tuổi chăm con gái và cháu ngoại cùng bị bệnh tâm thần, con trai bị tai nạn giảm sút trí nhớ

Cảnh ngộ - 1 tuần trước

GĐXH - Ở cái tuổi đáng ra được an hưởng tuổi già, ông Trần Văn Bổn (trú tại phường Phong Hòa, thị xã Phong Điền, TP Huế) vẫn từng ngày gồng gánh gia đình, chăm sóc con gái bị tâm thần và đứa cháu ngoại mắc bệnh nặng.

MS 1014: Sự sống mong manh của nam sinh lớp 12 bị sét đánh nguy kịch khi đi phụ mẹ ngoài đồng

MS 1014: Sự sống mong manh của nam sinh lớp 12 bị sét đánh nguy kịch khi đi phụ mẹ ngoài đồng

Cảnh ngộ - 2 tuần trước

GĐXH – Tai nạn kinh hoàng do sét đánh trúng người khi đang phụ mẹ ngoài đồng khiến em Nguyễn Đình Lộc đang rất nguy kịch. Giờ đây tính mạng của em mong manh như sợi chỉ, rất cần sự chung tay của cộng đồng.

Hơn 31 triệu đồng đến với bé 17 tháng tuổi từng đứng trước nguy cơ bị mù lòa

Hơn 31 triệu đồng đến với bé 17 tháng tuổi từng đứng trước nguy cơ bị mù lòa

Vòng tay nhân ái - 2 tuần trước

GĐXH - Bé Anh Khôi, 17 tháng tuổi, mắc căn bệnh ung thư võng mạc. Một bên mắt của con đã phải tháo bỏ, bên còn lại từng có nguy cơ mất hoàn toàn thị lực. Nhờ sự chung tay của bạn đọc Báo Sức khỏe & Đời sống, bé Khôi đã có thêm cơ hội giữ lại ánh sáng.

MS 1013: Nam sinh người dân tộc Hà Nhì mắc bệnh hiểm nghèo cần sự trợ giúp để điều trị

MS 1013: Nam sinh người dân tộc Hà Nhì mắc bệnh hiểm nghèo cần sự trợ giúp để điều trị

Cảnh ngộ - 2 tuần trước

GĐXH – Sinh ra trong hoàn cảnh gia đình éo le nhưng số phận khắc nghiệt hơn khi em Sừng Té Tuấn, người dân tộc Hà Nhì, bị mắc căn bệnh ung thư biểu mô. Cơ thể em ngày một gầy yếu, tiều tụy vì bệnh tật, trong khi gia đình có hoàn cảnh vô cùng nghèo khó.

MS 1012: Con lớn bị tâm thần, người cha nghèo cầu cứu cộng đồng để điều trị cho con trai út mắc bệnh hiếm gặp

MS 1012: Con lớn bị tâm thần, người cha nghèo cầu cứu cộng đồng để điều trị cho con trai út mắc bệnh hiếm gặp

Cảnh ngộ - 3 tuần trước

GĐXH - “Vợ chồng tôi đã cố gắng chỉ cần con còn hơi thở, chúng tôi sẽ không buông tay, nhưng giờ thật sự kiệt sức rồi…” – người cha nghèo nghẹn ngào nói và cầu xin sự giúp đỡ của cộng đồng để có cơ hội cứu con trai.

MS 1011: Xót thương hoàn cảnh người phụ nữ thiểu năng đang chống chọi với bệnh hiểm nghèo

MS 1011: Xót thương hoàn cảnh người phụ nữ thiểu năng đang chống chọi với bệnh hiểm nghèo

Vòng tay nhân ái - 3 tuần trước

GĐXH - Ở tuổi 44, trong khi nhiều người đã yên ổn với công việc và gia đình, chị Nguyễn Thị Huyên ở xã Việt Hưng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên vẫn phải từng ngày chống chọi với bệnh tật hiểm nghèo. Hoàn cảnh của chị đặc biệt éo le, đang rất cần sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng.

Top