Cách chọn thanh long tốt nhất cho người bệnh tiểu đường, rất nhiều người chưa biết
GĐXH - Người bệnh tiểu đường (đái tháo đường) nên ăn thanh long trắng, hạn chế ăn thanh long đỏ vì thanh long đỏ có lượng đường cao hơn so với quả thanh long trắng.
Người bệnh tiểu đường ăn thanh long có tốt không?
Thanh long là loại quả có chỉ số đường huyết (GI), trong khoảng 48-52, giàu chất xơ, tốt cho người bệnh tiểu đường. Chất xơ làm chậm quá trình hấp thụ đường hoặc carbohydrate (carb) để giữ cho lượng đường trong máu ổn định. Thanh long cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất cho cơ thể khỏe mạnh.
Theo kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa thanh long với người bệnh tiểu đường đăng trên tạp chí Plos One (Mỹ) năm 2017 cho thấy, thanh long có hiệu quả kiểm soát đường huyết lúc đói ở người tiền tiển đường đáng kể. Ăn càng nhiều thanh long thì càng có lợi cho lượng đường trong máu.

Ảnh minh họa
Theo Tiến sĩ Pavithra, Trưởng khoa Dinh dưỡng tại Bệnh viện Manipal (Ấn Độ), thanh long chứa chất chống oxy hóa betacyanins và betaxanthin. Các hợp chất này trung hòa các gốc tự do trong cơ thể, giúp giảm tổn thương tế bào. Chất chống oxy hóa có lợi trong việc ngăn ngừa các tình trạng viêm nhiễm như viêm do bệnh gout, tiểu đường và các dạng viêm khớp khác.
Hàm lượng flavonoid và chất chống oxy hóa cao trong loại quả này cũng có thể ngăn ngừa stress oxy hóa và tổn thương tuyến tụy, giúp bảo tồn các tế bào beta và chức năng của tuyến tụy. Betacyanin có trong lớp bao bên ngoài quả thanh long giúp cải thiện tình trạng kháng insulin.
Lợi ích của thanh long với sức khỏe người bệnh tiểu đường
Giúp kiểm soát đường huyết
Lượng chất xơ dồi dào trong thanh long có thể kiểm soát lượng đường trong máu và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Theo một nghiên cứu được thực hiện trên động vật cho thấy, việc tiêu thụ thanh long kích thích sự phát triển của các tế bào tuyến tụy sản xuất insulin. Từ đó, mang lại tác dụng kiểm soát đường huyết tốt hơn.
Kiểm soát cân nặng
Trong thanh long cũng có rất ít calo – 100g thanh long chỉ có 40-60 calo. Vì vậy, đây là loại quả lý tưởng dành giúp người bệnh hạn chế tăng cân, béo phì. Nếu tình trạng tăng cân kéo dài, khả năng tổng hợp insulin sẽ giảm và quá trình chuyển hóa glucose cũng bị hạn chế theo. Dẫn đến tình trạng dư thừa đường huyết và khiến bệnh tiểu đường càng trầm trọng hơn.
Giúp hỗ trợ tiêu hóa cho người tiểu đường
Tác dụng này nhờ vào carbohydrate được gọi là oligosaccharides có trong thanh long. Theo nghiên cứu trên Tạp chí điện tử Công nghệ sinh học, ăn thanh long có tác dụng kích thích sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong dạ dày và ruột. Do đó, giúp cơ thể giảm nhiễm trùng đường ruột và nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa.
Tốt cho tiểu đường thai kỳ
Thanh long rất tốt cho các mẹ mang thai khi mắc chứng tiểu đường. Vì thanh long giàu chất xơ giúp bệnh nhân kiểm soát được lượng đường trong máu, đồng thời hạn chế sự phát triển của bệnh tiểu đường. Ngoài ra, thanh long dồi dào chất xơ hòa tan và chất xơ không tan cellulose giúp phòng ngừa các bệnh béo phì, xơ vữa động mạch, táo bón, viêm ruột kết,…
Tăng cường sức khỏe tim mạch
Tạp chí Nghiên cứu Dược lý học cho biết mô hình nghiên cứu trên động vật cho thấy thanh long có thể giúp giảm mức cholesterol LDL xấu đồng thời cải thiện cholesterol HDL tốt. Thanh long cũng đã được chứng minh là cải thiện chức năng mạch máu ở nam giới và phụ nữ nhờ cung cấp betalain trong một thử nghiệm chéo ngẫu nhiên, kiểm soát giả dược.
Ngoài ra, những hạt đen nhỏ bên trong quả thanh long cũng cung cấp một lượng lớn axit béo omega, có thể giúp giảm chất béo trung tính để bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Ảnh minh họa
Người bệnh tiểu đường ăn thanh long bao nhiêu là đủ?
Các nghiên cứu cho thấy thanh long có tác dụng chống bệnh tiểu đường bằng cách tái tạo tế bào tụy-β và làm giảm khả năng kháng yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi-21 (FGF-21). Yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi-21 là một loại hormone giúp điều chỉnh các chức năng trao đổi chất.
Một khẩu phần 100 gam trái cây cung cấp 60 calo năng lượng. Do đó, một người mắc bệnh tiểu đường có thể tiêu thụ không quá 100 gram thanh long mỗi ngày. Điều này sẽ giúp giảm đột biến lượng đường trong máu và hỗ trợ giảm cân. Nếu bạn kết hợp thanh long với các loại trái cây khác thì có thể tiêu thụ khoảng 50gm.
Cách ăn thanh long tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường
Bạn nên ăn thanh long khi chúng còn tươi. Ngoài ra, có thể chế biến thành món nước ép hoặc sinh tố. Hay có thể đưa thanh long vào làm món salad khi có sự kết hợp với dưa chuột, cà chua và các loại rau phù hợp với người tiểu đường.
Lưu ý, nên hạn chế ăn thanh long đỏ vì đây là loại thanh long có lượng đường cao hơn so với quả thanh long trắng. Vì vậy, người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn hoặc ăn với lượng ít hơn so với khuyến cáo (ít hơn ¼ quả).

3 loại dầu quen thuộc là "thủ phạm" gây bệnh gan, thậm chí ung thư: Đừng tiết kiệm mà hại cả nhà!
Bệnh thường gặp - 9 giờ trướcDầu ăn được dùng để nấu ăn hàng ngày. Nếu vô tình dùng thường xuyên 3 loại dầu ăn "độc hại" này, nguy cơ bệnh tật, thậm chí bị ung thư là rất cao.

Top 10 loại trái cây khô và hạt giàu canxi tốt cho xương
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcNgoài sữa và các sản phẩm từ sữa thì trái cây khô và hạt cũng chứa nhiều canxi. Đây là lựa chọn tuyệt vời cho những người không dung nạp lactose, người ăn chay hoặc đơn giản là muốn đa dạng hóa nguồn cung cấp canxi giúp xương chắc khỏe.

Căn bệnh gây đau đớn khủng khiếp, nguyên nhân một phần do ăn 'sướng miệng' và uống vitamin vô tội vạ
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcSỏi thận từ lâu đã trở thành nỗi ám ảnh của hàng triệu người, gây ra những cơn đau quặn thắt và biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Điều rất đáng báo động là ngoài nguyên nhân bệnh lý, sỏi thận còn có thể hình thành do thói quen ăn uống chưa khoa học và sử dụng các loại vitamin vô tội vạ.

Mùa hè, uống nước cam vào thời điểm này để thải độc gan, cải thiện tiêu hóa và tăng cường miễn dịch
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Chất xơ có trong cùi và múi cam có thể giúp cơ thể duy trì sức khỏe hệ tiêu hóa, thải độc gan, giảm nguy cơ mắc các bệnh như đái tháo đường, tim mạch và một số loại ung thư.

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư trực tràng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Bác sĩ cho biết người phụ nữ này mắc ung thư trực tràng trước đó có triệu chứng táo bón kéo dài mà không biết.

Người đàn ông 41 tuổi ở Quảng Ninh đang khỏe mạnh bất ngờ bị nhồi máu cơ tim từ dấu hiệu điển hình này
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Nam bệnh nhân bị nhổi máu cơ tim vốn khỏe mạnh, không có tiền sử tim mạch, bỗng đau ngực dữ dội, ngất xỉu...

Người đàn ông 30 tuổi phát hiện mắc bệnh tình dục từ triệu chứng nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - 3 ngày sau khi quan hệ tình dục không an toàn, người bệnh xuất hiện các triệu chứng tiểu buốt, tiểu dắt, cảm giác đau rát dọc niệu đạo khi đi tiểu.

6 thực phẩm nên ăn trước khi uống rượu
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcĐể giảm thiểu tác hại khi uống rượu, tham khảo một số thực phẩm nên ăn giúp cơ thể bạn có nhiều thời gian hơn để phân hủy rượu và xử lý rượu an toàn hơn.

Người phụ nữ ở Phú Thọ bị suy gan cấp, nguy cơ lây cao, bác sĩ khuyến cáo có dấu hiệu này nhập viện ngay
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Bác sĩ khuyến cáo khi xuất hiện triệu chứng như đau tức vùng hạ sườn phải, chán ăn, sợ mỡ, mệt mỏi... cần được thăm khám, đặc biệt là kiểm tra các bệnh lý về gan mật.

Nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới vào mùa hè
Bệnh thường gặp - 4 ngày trướcNhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới có thể gia tăng vào mùa hè do mất nước, nhịn tiểu lâu, vệ sinh không đúng cách và quan hệ tình dục không an toàn, cần phòng ngừa kịp thời.

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư trực tràng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Bác sĩ cho biết người phụ nữ này mắc ung thư trực tràng trước đó có triệu chứng táo bón kéo dài mà không biết.