Hà Nội
23°C / 22-25°C

Có nên áp dụng hình phạt tử hình bằng cách cho ăn... lá ngón?

Thứ hai, 10:56 06/05/2019 | Pháp luật

GiadinhNet- Tử hình là một trong những loại hình phạt truyền thống (tử hình, phạt tù, phạt tiền, phạt đòn...) có từ lâu đời và vẫn được duy trì ở nhiều nước cho tới ngày nay. Có nhiều cách thi hành án tử hình, nhưng bằng... lá ngón là ý tưởng rất mới!

Nhiều nước hạn chế hình phạt tử hình

Tử hình là hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình phạt của các quốc gia, bởi hình phạt này loại bỏ người phạm tội khỏi đời sống xã hội. 

Cùng với sự phát triển của xã hội, tính nhân đạo, quyền con người được ghi nhận thực thi thì nhiều nước trên thế giới đã bãi bỏ hình phạt tử hình (chỉ còn hình phạt nghiêm khắc nhất là tù chung thân hoặc tù có thời hạn để đảm bảo quyền con người - quyền sống, quyền tự nhiên vốn có của con người). 

Luật sư Đặng Văn Cường đang trao đổi với phóng viên

Luật sư Đặng Văn Cường đang trao đổi với phóng viên

Ở Việt Nam, khi sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự năm 2015 cũng có nhiều ý kiến là chúng ta nên bỏ hình phạt tử hình, chỉ duy trì hình phạt tù chung thân, tù có thời hạn... Với thực trạng kinh tế, chính trị, xã hội hiện nay thì đa số ý kiến của các đại biểu quốc hội vẫn cho rằng cần duy trì hình phạt tử hình để đảm bảo tính răn đe, phòng ngừa với các loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, tội phạm xâm hại an ninh quốc gia, tội phạm ma túy, tội phạm về tham nhũng...

Trước đây, chúng ta thực hiện duy nhất một hình thức thi hành án tử hình là xử bắn. Tuy nhiên, từ ngày 1/7/2011, khi Luật thi Hành án hình sự năm 2010 có hiệu lực pháp luật, hình phạt tử hình bằng xử bắn chính thức được thay thế bằng tiêm thuốc độc và hình phạt đó được duy trì cho tới ngày nay.

Vậy tiêm thuốc độc là gì ? Vì sao lại áp dụng cách thức thi hành án kiểu này? Có rất nhiều định nghĩa khác nhau, nhưng có thể hiểu bản chất của biện pháp thi hành hình phạt tử hình này là tiêm vào người tử tội một liều thuốc độc (thường gồm 3 loại: Một để gây mê, một để cơ bắp thịt và thần kinh ngưng hoạt động và một để làm cho tim ngừng đập) để kết thúc sự sống của tử tội.

Về cơ chế chết trong phương thức thi hành hình phạt tử tội này là: Làm cho tử tội ngủ, sau đó làm ngừng thở và làm tim ngừng đập. Sở dĩ nhiều nước lựa chọn cách tử hình này vì không tạo ra những cảnh man rợ như đầu rơi, máu chảy, phạm nhân gào thét vì đau đớn. Các chuyên gia y học thế giới thường nhận xét về biện pháp tử hình này là cách "chết nhẹ nhàng", "chết không đau đớn".

Một số chuyên gia y học còn so sánh cách thi hành hình phạt tử tội này giống như người tự sát, uống thuốc ngủ hoặc uống thuốc độc chết. Để thi hành hình phạt tử hình theo biện pháp này, trước hết cần phải lựa chọn các loại thuốc độc để tiêm cho tử tội. Phần lớn các nước trên thế giới đều sử dụng 3 loại thuốc chính: Trước hết là thuốc Sodium thiopental (tên thương mại ở Hoa Kỳ là Sodium Pentothal) với liều lượng từ 2-5 gram. Thuốc này sau khi tiêm một vài giây sẽ làm cho phạm nhân mê man, bất tỉnh, ngủ từ từ. Tiếp đó là thuốc Pancuronium bromide (tên thương mại ở Hoa Kỳ là Pavulon) với liều lượng 100 milligrams, với tác dụng làm ngừng hoạt động cơ bắp và thần kinh ngừng hoạt động. Liều thuốc thứ ba là Potassium chloride với liều lượng 100 mEq (milliequivalents), có tác dụng làm tim ngừng đập. Sau khi tiêm 3 loại thuốc này, tử tội sẽ chết trong vòng 10-15 phút

Đề xuất không khả thi

Theo thống kê của Tổ chức Ân xá thế giới, năm 2009 có ít nhất 2.500 tử tội trên thế giới bị tiêm thuốc độc ở 22 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Con số này năm 2008 là 2.148. Ở Trung Quốc, Bộ luật Tố tụng hình sự quy định 2 biện pháp thi hành hình phạt tử hình đối với tử tội là xử bắn và tiêm thuốc độc. Hình thức xử bắn được áp dụng đối với các vụ tội phạm đặc biệt nguy hiểm, cần răn đe phòng ngừa mạnh mẽ. Các trường hợp khác áp dụng hình phạt tiêm thuốc độc.

Còn tại Hoa Kỳ áp dụng khá nhiều biện pháp tùy theo các tiểu bang như xử bắn, phòng hơi ngạt, ghế điện, tiêm thuốc độc, treo cổ. Cho đến nay đã có 38/51 tiểu bang của Hoa Kỳ đã áp dụng tiêm thuốc độc để thi hành án tử hình thay cho các biện pháp ghế điện, phòng hơi ngạt và một số biện pháp khác. Năm 2007, trong số 53 tử tội bị xử tử ở Hoa Kỳ có 53 phạm nhân bị tiêm thuốc độc, chỉ có 1 phạm nhân bị xử bắn.

Qua nghiên cứu cho thấy chưa có quốc gia nào áp dụng cách thức thi hành án tử hình là "ăn lá ngón". Mặc dù trước đây, khi thời kỳ xã hội còn mông muội, lạc hậu thì có nhiều hình thức thi hành án tử hình tàn độc, hà khắc hơn. Ở thời kỳ đầu của xã hội có nhà nước thì nguyên tắc quan trọng của pháp luật là trả thù ngang bằng, hình phạt sẽ tương tự như hậu quả mà người phạm tội gây ra như: Giết người đền mạng, làm gãy tay người khác thì bị chặt tay... Khi xã hội càng phát triển, càng văn minh thì hình phạt càng thể hiện tính nhân văn, nhân đạo và đảm bảo tốt hơn quyền con người, những quyền cơ bản, vốn có của con người.

Hình phạt tử hình bằng xử bắn đã được thay thế bằng tiêm thuốc độc

Hình phạt tử hình bằng xử bắn đã được thay thế bằng tiêm thuốc độc

Sở dĩ Việt Nam chuyển từ hình phạt tử hình bằng cách xử bắn sang tiêm thuốc độc là thể hiện tính chất nhân đạo, nhân văn, làm cho người bị thi hành án tử hình bớt đau đớn hơn, bớt sợ hãi hơn khi phải chấp nhận cái chết. Còn nếu thực hiện cách thức thi hành án tử hình khác đã từng tồn tại trong lịch sử thì chỉ cho thấy sự tàn bạo, hà khắc, khiến người bị thi hành án và người khác đều kinh sợ... không phù hợp với quy luật phát triển của xã hội.

Như vậy, đề xuất ăn lá ngón cũng không có tính khả thi bởi không thể hiện được tính nhân văn và không theo quy luật chung của thế giới ngày nay. Cùng với sự phát triển của xã hội thì Việt Nam cũng sẽ giảm dần tính chất hà khắc của hình phạt, tiến tới bỏ án tử hình và thể hiện nhiều hơn tính chất nhân đạo trong áp dụng hình phạt. 

Cũng cần nói rằng đấu tranh với tội phạm thì không nên lệ thuộc vào hình phạt, không nên lạm dụng hình phạt mà cần làm tốt công tác phòng ngừa tội phạm. Nếu loại bỏ được các nguyên nhân, điều kiện phạm tội thì mới giải quyết được vấn đề tội phạm, còn hình phạt nghiêm khắc, tàn bạo như thời trung cổ, thời kỳ chiếm hữu nô lệ... không phải là giải pháp tích cực, không phù hợp với một xã hội văn minh.

Luật sư Đặng Văn Cường

Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp

Bình Minh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Khởi tố Quang Linh Vlogs, Hằng Du mục

Khởi tố Quang Linh Vlogs, Hằng Du mục

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Nguyễn Thị Thái Hằng (Hằng Du mục) và Phạm Quang Linh (Quang Linh Vlogs) bị khởi tố với cáo buộc lừa dối khách hàng.

Công an Nghệ An bắt nữ quái sau gần 1 tháng trốn truy nã

Công an Nghệ An bắt nữ quái sau gần 1 tháng trốn truy nã

Pháp luật - 6 giờ trước

GĐXH - Để qua mắt cơ quan chức năng, đối tượng liên tục thay đổi chỗ ở, chặn mọi liên lạc với người thân.

Bắt đôi nam nữ làm giả hàng loạt giấy phép lái xe

Bắt đôi nam nữ làm giả hàng loạt giấy phép lái xe

Pháp luật - 6 giờ trước

GĐXH - Đưa ra thông tin gian dối rằng có thể làm giấy phép lái xe, khi có người đến nhờ làm, Chính và Minh nhận trước tiền công từ 1.000.000 đồng đến 1.250.000 đồng/người.

Muốn bảo vệ chính mình, bạn hãy xoá ngay những thứ này để tránh rước hoạ vào thân

Muốn bảo vệ chính mình, bạn hãy xoá ngay những thứ này để tránh rước hoạ vào thân

Pháp luật - 11 giờ trước

GĐXH - Để môi trường mạng trở nên an toàn và văn minh, mỗi người cần có ý thức rõ ràng về việc bảo vệ dữ liệu cá nhân và đăng tải nội dung hợp pháp, có trách nhiệm. Điều này không chỉ thể hiện sự tôn trọng pháp luật mà còn vì chính phẩm giá và sự an toàn của bản thân bạn.

Triệu tập bảo vệ bến xe Đồng Nai dùng súng điện giải quyết mâu thuẫn

Triệu tập bảo vệ bến xe Đồng Nai dùng súng điện giải quyết mâu thuẫn

Pháp luật - 12 giờ trước

Công an phường Bình Đa xác định khẩu súng bảo vệ bến xe dùng để giải quyết mâu thuẫn là súng điện, được Công an Đồng Nai cấp phép cho Công ty Bến xe Đồng Nai.

Khởi tố 10 bị can trong đường dây tổ chức sản xuất trái phép 1,4 tấn ma túy tại Nha Trang

Khởi tố 10 bị can trong đường dây tổ chức sản xuất trái phép 1,4 tấn ma túy tại Nha Trang

Pháp luật - 14 giờ trước

GĐXH - Cơ quan công an đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam 10 người trong vụ án sản xuất trái phép chất ma túy tại TP Nha Trang (Khánh Hòa).

Công an làm việc với người tung tin thất thiệt 'mẹ sát hại con để lấy tiền bảo hiểm'

Công an làm việc với người tung tin thất thiệt 'mẹ sát hại con để lấy tiền bảo hiểm'

Pháp luật - 15 giờ trước

Công an đã mời người livestream phát tán thông tin về vụ việc gây sốc ở thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Người này thừa nhận do suy nghĩ thiếu chín chắn nên đã livestream có nội dung sai sự thật, gây hoang mang trong nhân dân và tác động ảnh hưởng tiêu cực tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.

Nửa đêm lẻn vào Đền Quan Hoàng Bảy để trộm tiền công đức

Nửa đêm lẻn vào Đền Quan Hoàng Bảy để trộm tiền công đức

Pháp luật - 23 giờ trước

GĐXH - Lợi dụng đêm tối, Danh đã đột nhập vào khu vực thờ tự của Đền Quan Hoàng Bảy, với mục đích chiếm đoạt tiền công đức. Tuy nhiên, mọi hành vi của đối tượng đều không qua mắt được lực lượng công an cùng quần chúng nhân dân.

'Trận chiến' bảo vệ dữ liệu cá nhân: "Bạn đang là nạn nhân mà vẫn không hay biết?"

'Trận chiến' bảo vệ dữ liệu cá nhân: "Bạn đang là nạn nhân mà vẫn không hay biết?"

Pháp luật - 1 ngày trước

GĐXH - Mỗi cú click, mỗi lần nhập số điện thoại hay tài khoản ngân hàng, bạn đang vô tình 'hiến dâng' dữ liệu cá nhân cho hàng loạt nền tảng không rõ danh tính. Luật An ninh mạng và Nghị định 13/2023 ra đời như một 'lá chắn' pháp lý, nhưng liệu chúng ta đã thực sự hiểu và sử dụng đúng quyền được bảo vệ của mình? Hãy cùng giải mã cách thức bảo vệ dữ liệu cá nhân trong thời đại số trước khi quá muộn.

Bắt nhóm đối tượng cố ý gây thương tích rồi bỏ trốn vào các tỉnh phía Nam

Bắt nhóm đối tượng cố ý gây thương tích rồi bỏ trốn vào các tỉnh phía Nam

Pháp luật - 1 ngày trước

GĐXH - Đây là nhóm đối tượng manh động, coi thường pháp luật. Quá trình di chuyển trên đường đi, các đối tượng không đội mũ bảo hiểm, đi với tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, rú ga, bóp còi và cầm hung khí trên tay thị uy, gây mất an ninh trât tự.

Top