Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cô nhân viên ngân hàng bị bệnh tình dục, đi khám phát hiện nguyên nhân gây sốc

Thứ bảy, 09:07 23/03/2019 | Sống khỏe

Một cô gái 22 tuổi bị mắc bệnh lây qua đường tình dục, cô từng đổ lỗi do người chống sắp cưới, tuy nhiên bác sĩ chỉ ra thủ phạm lại là việc cô làm mỗi ngày.

Gần đây, Tiểu Lệ 22 tuổi đến từ Ôn Châu, Trung Quốc, đã đến Khoa phụ khoa của Bệnh viện nhân dân thành phố Ôn Châu để khám phụ khoa. Sau khi kiểm tra, bác sĩ cho biết cô đã mắc một căn bệnh lây qua đường tình dục . Tiểu Lệ sau khi nghe kết quả vừa xấu hổ vừa tức giận, cô nói: “Bình thường tôi giữ mình rất sạch sẽ, bệnh này rốt cuộc là lây nhiễm từ đâu?”


Cô gái 22 tuổi bị mắc bệnh tình dục không rõ nguyên nhân

Cô gái 22 tuổi bị mắc bệnh tình dục không rõ nguyên nhân

Tiểu Lệ nói, mới đầu cô thực sự hoài nghi, chính người chồng chưa cưới đã "gây họa" cho cô. Sau đó, cô đã kéo vị hôn phu đến bệnh viện để làm kiểm tra. Kết quả chứng minh bạn trai Tiểu Lệ hoàn toàn khỏe mạnh, điều này càng khiến cô gái trẻ bối rối.

Sau khi hỏi tỉ mỉ về lịch sử sinh hoạt của Tiểu Lệ, bác sĩ đã tìm ra nguyên nhân thật sự: Tiểu Lệ là một nhân viên ngân hàng trong thành phố, do công việc rất bận nên cô thường đi vệ sinh mà không rửa tay sau khi đếm tiền giấy. Chính thói quen xấu này đã khiến cô mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục.


Tiểu Lệ là nhân viên ngân hàng, thường phải đếm tiền mỗi ngày

Tiểu Lệ là nhân viên ngân hàng, thường phải đếm tiền mỗi ngày

Bác sĩ Hiểu Bân, phó Khoa phụ khoa cho biết, trước đây bệnh viện cũng tiếp nhận một bệnh nhân tên Tiểu Lạc hơn 20 tuổi, kiểm tra cũng mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục. Đặc biệt ở ở chỗ, Tiểu Lạc không có bạn trai, cũng chưa quan hệ tình dục, tại sao lại mắc bệnh? Khi được hỏi, Tiểu Lạc cũng là nhân viên ngân hàng, cũng có thói quen không tốt là không rửa tay sau khi đếm tiền giấy.

Tại sao tiền giấy có thể gây bệnh lây truyền qua đường tình dục?

Bác sĩ Hiểu Bân giải thích rằng, bệnh lây truyền qua đường tình dục không nhất thiết là phải lây truyền qua quan hệ tình dục, lây truyền gián tiếp cũng là một con đường quan trọng. Đại đa số đều cho rằng các vi khuẩn gây bệnh lây truyền qua đường tình dục một khi đã rời khỏi cơ thể, không gây truyền nhiễm, thực tế không phải như vậy.

Vi khuẩn của bệnh lậu và bệnh giang mai có thể tồn tại trong 2 tiếng, virus của mụn cóc sinh dục có thể tồn tại từ 3- 5 tiếng, sau khi rời khỏi cơ thể vẫn có thể tồn tại từ 1-2 tiếng. Nếu virus này tồn tại trên khăn ướt, mền, khăn trải giường, trên bồn cầu vệ sinh, sau khi rời cơ thể nó vẫn có thể tồn tại từ 10-18 tiếng. Một tờ tiền giấy được sử dụng nhiều lần, một khi đã qua tay của người mắc bệnh lây qua đường tình dục, thì rất có khả năng sẽ mang theo các loại virus, vi khuẩn như vậy.

Trên tờ tiền mới 80%, bạn có thể tìm thấy trực khuẩn lỵ, Escherichia coli, Staphylococcus aureus, virus gan B, Neisseria gonorrhoeae,… Mỗi tờ tiền có thể mang trung bình 1,2 triệu mầm bệnh. Một nhân viên ngân hàng, tiếp xúc thường xuyên với rất nhiều tiền giấy, chỉ trong vòng 1 giờ số lượng vi trùng trên tay đạt ít nhất 3 triệu.

Cuộc khảo sát cho thấy những người này có tỷ lệ nhiễm viêm gan cao gấp 6 lần so với những người khác. Hơn nữa, khi thời làm việc càng kéo dài, cơ hội bị nhiễm bệnh sẽ ngày càng cao, và nhiều người trong số họ bị nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Bác sĩ nhắc nhở mọi người phải rửa tay tỉ mỉ, sạch sẽ sau khi đi vệ sinh, nhất là những người thường xuyên tiếp xúc với tiền giấy. Nếu không chú ý đến việc rửa tay sạch sẽ, các vi khuẩn rất có thể sẽ tìm thấy bạn.

Cách rửa tay để loại bỏ vi khuẩn một cách hiệu quả?

Theo khảo sát, rửa tay dưới dòng nước chảy có thể rửa trôi 80% vi khuẩn trên tay. Nếu bạn sử dụng xà phòng rửa tay trong 15 đến 20 giây, tay được rửa dưới vòi nước chảy có thể rửa trôi 99% vi khuẩn. Nếu điều kiện không cho phép, hãy chuẩn bị một gói khăn lau khử trùng và lau tay sau khi đi vệ sinh, rất tiện lợi và hiệu quả.

Dưới đây là 6 bước vệ sinh tay đơn giản mà hiệu quả để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh:

- Bước 1: Làm ướt tay và chà sát vào cục xà bông hoặc lấy một chút nước rửa tay chứa cồn vào lòng bàn tay.

- Bước 2: Chà rửa hai lòng bàn tay với nhau như bình thường rồi đan các ngón tay với nhau để làm sạch các kẽ ngón tay.

- Bước 3: Xoa lòng bàn tay phải lên mu bàn tay trái với các ngón tay đan nhau để các kẽ tay được làm sạch và ngược lại.

- Bước 4: Móc hai bàn tay vào nhau và chà sạch khe các ngón tay bằng cách xoay cổ tay nửa vòng.

- Bước 5: Nắm chặt ngón tay cái bàn tay phải và chà rửa ngón tay theo chuyển động tròn rồi đổi tay.

- Bước 6: Chụm đầu các ngón tay của bàn tay này và chà sạch đầu các ngón tay vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Rửa sạch tay dưới vòi nước, sau đó dùng khăn sạch thấm khô tay.

Theo Vietnamnet

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Mùa hè luôn sẵn 7 loại quả, 5 loại rau chống tia cực tím, chị em tận dụng sẽ thấy mình trẻ hơn mỗi ngày

Mùa hè luôn sẵn 7 loại quả, 5 loại rau chống tia cực tím, chị em tận dụng sẽ thấy mình trẻ hơn mỗi ngày

Sống khỏe - 1 giờ trước

Không chỉ là "kem chống nắng tự nhiên", những loại rau quả này còn giúp nhả nắng, ngăn ngừa sạm nám cho da rất tốt.

4 cấp độ của bệnh gan nhiễm mỡ, ai không có xin chúc mừng

4 cấp độ của bệnh gan nhiễm mỡ, ai không có xin chúc mừng

Sống khỏe - 2 giờ trước

GĐXH - Bệnh gan nhiễm mỡ nguyên nhân có thể là chế độ ăn uống không hợp lý, căng thẳng, béo phì hay lối sống sinh hoạt không khoa học.

Bài tập nào tốt nhất cho người bệnh rối loạn tiền đình?

Bài tập nào tốt nhất cho người bệnh rối loạn tiền đình?

Sống khỏe - 5 giờ trước

Rối loạn tiền đình có biểu hiện nổi bật là chóng mặt. Các bài tập thở hay bài tập toàn thân giúp người bệnh giảm triệu chứng và giảm thời gian tái phát.

Chế độ ăn cho người bị tiêu chảy

Chế độ ăn cho người bị tiêu chảy

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

Khi bị tiêu chảy, cơ thể thường mất nước và chất điện giải, do đó thực hiện chế độ ăn đúng rất cần thiết để nâng cao sức đề kháng, giảm mệt mỏi.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến thiểu năng tuần hoàn não

Câu hỏi thường gặp liên quan đến thiểu năng tuần hoàn não

Sống khỏe - 11 giờ trước

Thiểu năng tuần hoàn não là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất ở người cao tuổi, đặc biệt là người lao động trí óc.

Người bệnh tiểu đường ăn dưa hấu thế nào để ổn định đường huyết và không tăng cân?

Người bệnh tiểu đường ăn dưa hấu thế nào để ổn định đường huyết và không tăng cân?

Sống khỏe - 11 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên ăn dưa hấu ở dạng nguyên bản, không chế biến thành nước ép hay sinh tố vì sẽ khiến lượng dưa hấu nhiều hơn, có tải lượng đường huyết rất cao, lại không có chất xơ...

Trào ngược dạ dày thực quản: Sự khó chịu và cách cải thiện

Trào ngược dạ dày thực quản: Sự khó chịu và cách cải thiện

Sống khỏe - 13 giờ trước

Trào ngược dạ dày thực quản đang có xu hướng gia tăng, bệnh gây ra các ảnh hưởng sức khỏe nếu không được điều trị đúng cách. Vậy đâu là nguyên nhân gây trào ngược dạ dày và cách nào để cải thiện?

3 quan niệm sai lầm về tiết canh khiến người ăn phải 'trả giá' bằng tính mạng

3 quan niệm sai lầm về tiết canh khiến người ăn phải 'trả giá' bằng tính mạng

Sống khỏe - 15 giờ trước

Đáng buồn là ca tử vong nghi ngộ độc sau bữa cỗ có tiết canh dê vừa xảy ra ở Thái Bình không phải là hi hữu, thực tế đã có một số trường hợp tương tự. Nguyên nhân nào khiến không ít người dân thờ ơ với sức khỏe, thậm chí là tính mạng của mình khi vẫn coi tiết canh là món khoái khẩu?

Loại rau mùa hè tốt cho người bệnh tiểu đường và giải độc gan an toàn, hiệu quả

Loại rau mùa hè tốt cho người bệnh tiểu đường và giải độc gan an toàn, hiệu quả

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Rau diếp cá tốt cho người bệnh tiểu đường, giải độc gan, lợi tiểu... rất thích hợp để sử dụng trong những ngày nắng nóng.

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 1 ngày trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

Top