Cơm - Một vị thuốc quý
Cơm vừa là ẩm thực truyền thống của người Việt Nam, cơm vừa là đặc trưng cho nền văn minh lúa nước vừa là vị thuốc quý, khi kết hợp với một số vị thuốc khác có thể trị được nhiều thứ bệnh.
Theo Đông y, cơm gạo tẻ vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ khí, mạnh gân cốt, kiện tỳ vị, bổ huyết, dùng để chữa các bệnh đường tiêu hóa (nôn mửa, tiêu chảy, tiêu ra máu), bệnh cơ xương khớp (đau lưng, mỏi gối), lao lực, suy nhược. Đông y có rất nhiều bài thuốc từ cơm như sau:
Cơm chè xanh: Đun sôi một nắm chè xanh, bỏ nước đầu, thêm nước vào đun sôi lần nữa, rồi dùng nước đó thổi cơm. Loại cơm này kết hợp được cả tác dụng của gạo và chè xanh, có thể phòng bệnh tim mạch, ung thư, đường ruột, chống ôxy hóa, giảm béo, làm đẹp da.
Cơm nướng cháy: Cơm tẻ một nắm nướng cháy gần hết, thêm 1 chén nước, sắc cho trẻ uống để chữa chứng thở khò khè.
Cơm bắp cải: Xào chín hành tây rồi cho bắp cải thái nhỏ vào xào tái, thêm gia vị, tất cả cho vào khi cạn cơm. Loại cơm này có tác dụng hoạt tràng, thông tiện, phòng chữa viêm loét, ung thư đường ruột.
Cơm hành tây: Nấu nước sôi cho gạo, hành tây, gia vị vào nấu cơm. Cơm hành tây có tác dụng hạ huyết áp, hạ đường trong máu, chống bệnh đường ruột, giúp tiêu hóa tốt.
Cơm hẹ: Cơm tẻ một nắm đem rang khô, hẹ 20 lá, gừng 5 lát, cát căn 10g, sắc với 2 bát nước lấy 1 bát. Chữa tiêu chảy, mất nước, nóng sốt.
Cơm nghệ của người Mường: Dùng nước ép nghệ lượng vừa phải nhào với gạo, cho vào ống nứa hoặc tre non, đốt cháy vỏ. Có tác dụng phòng chữa bệnh gan mật.
Cơm gà nhồi bách hợp: Gà mái tơ làm sạch rồi nhồi gạo, bách hợp tươi, gia vị (gừng, hành) vào bụng, khâu kín lại, luộc hoặc chưng cách thủy cho chín. Có tác dụng ích khí, chữa các bệnh về hô hấp, hồi phục sức khỏe cho phụ nữ sau sinh, người mới ốm dậy.
Cơm hến: Gạo rang qua trong niêu đất, đổ nước hến đang sôi vào để nấu cơm. Khi cơm cạn thêm dầu, mè đen rang, rau răm thái chỉ, hành tỏi phi. Cơm nấu phải khô mới đạt tiêu chuẩn. Có tác dụng bổ thận, tráng dương, sinh tinh, mạnh gân, xương.
Cơm sữa bò (hoặc trâu, dê): Nấu cạn cơm rồi cho sữa vào đánh đều, om chín. Có tác dụng bổ dưỡng, chữa suy nhược, táo bón, bệnh đường hô hấp.
Cơm muối: Gạo còn nguyên vỏ cám nấu bằng niêu đất, cơm chín nhưng hạt gạo không nứt, không khô, ăn với muối cùng các gia vị, ruốc, sườn... Có tác dụng tả hỏa, nhuận táo, tiêu viêm, tiêu chảy, chuột rút, mỏi mệt do viêm nhiệt, ra mồ hôi.
Ngoài ra, Đông y cũng dùng cơm như một vị thuốc dùng ngoài hiệu nghiệm để trị các bệnh ngoài da:
Chữa lở loét, chảy nước vàng, có mủ: Cơm nguội 100g phơi sương 1 đêm; lá vông nem tươi non 100g giã nhuyễn, 2 thứ đắp lên chỗ lở đã được rửa sạch.
Chữa nhọt lở trên đầu: Cơm nguội 4 phần, vôi tôi 1 phần, giã nhuyễn, đắp vào chỗ lở sau khi đã rửa sạch.
Chữa bỏng: Cơm khô rời hạt rang lên rồi tán mịn, hòa với nước cơm xoa lên chỗ bỏng, hễ khô lại xoa. Khi da bị bỏng lột ra, lấy bột cơm khô tán nhỏ rắc lên.
Chữa nhọt đầu đanh ở trẻ em: Đầu trẻ bị nhọt bằng hạt đậu, chân nhọt đỏ tía làm trẻ đau nhức, quấy khóc, bỏ chơi, bỏ ăn. Nấu cơm bằng gạo không vo. Chờ cơm sôi, khi bọt nước dâng lên nắp nồi thì lấy bọt đó bôi lên chỗ có nhọt.
Theo Sức khỏe & Đời sống

Bệnh viện E ứng dụng công nghệ phổ và AI: Dự đoán chính xác bệnh tim mạch, ung bướu và thần kinh
Y tế - 9 giờ trướcGĐXH - Bệnh viện E vừa đưa vào sử dụng hệ thống CT phổ của Philips ứng dụng AI, giúp chẩn đoán chính xác các bệnh lý tim mạch, ung bướu, đột quỵ…

Người đàn ông 49 tuổi bất ngờ phát hiện bệnh tuyến giáp từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Sống khỏe - 11 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông bị u tuyến giáp đi khám trong tình trạng có khối to vùng cổ, cảm giác nuốt vướng khi ăn, đôi lúc cảm thấy khó thở và dễ mệt mỏi.

Bí quyết đảm bảo sức khỏe khi đi du lịch dịp 30/4 - 1/5 sắp tới
Sống khỏe - 12 giờ trướcGĐXH - Kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5 là thời điểm lý tưởng để nghỉ ngơi, khám phá những vùng đất mới sau những ngày làm việc căng thẳng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để chuyến đi thật trọn vẹn, nên lên kế hoạch chu đáo và đừng quên chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình trong suốt chuyến đi. Dưới đây là một số bí quyết giúp giữ gìn sức khỏe khi đi du lịch dịp nghỉ lễ sắp tới:

5 loại đồ uống tự nhiên chữa đau dạ dày
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcCó nhiều nguyên nhân gây đau dạ dày khiến người mắc khó chịu. Một số loại đồ uống có thể giúp làm dịu cơn đau...

Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn cứu thành công sản phụ sinh non, nguy kịch
Y tế - 17 giờ trướcGĐXH - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn vừa cấp cứu sản phụ sinh non, nguy kịch do sau đẻ, rau không bong và xuất hiện tình trạng chảy máu nhiều, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng.

Thấy bất thường ở ngực, người phụ nữ 38 tuổi ở Hà Nội đi khám bất ngờ phát hiện khối u hiếm gặp
Sống khỏe - 17 giờ trướcGĐXH - U diệp thể tuyến vú thường gặp ở phụ nữ độ tuổi trưởng thành. Đặc điểm lâm sàng của bệnh như: Khối không đau, phát triển nhanh, kích thước trung bình 3-5cm.

Người bệnh thoái hóa khớp gối tập luyện thế nào cho phù hợp?
Sống khỏe - 20 giờ trướcTập thể dục có thể ngăn ngừa thoái hóa sụn, mất xương, ức chế viêm, tăng cường sức mạnh và sự linh hoạt cho khớp ở người thoái hóa khớp gối…

Uống sữa vào buổi sáng hay buổi tối tốt hơn? 7 nhóm người này không nên uống sữa
Sống khỏe - 22 giờ trướcGĐXH - Làm thế nào để tận dụng tối đa giá trị dinh dưỡng của sữa? Uống sữa như thế nào để không gây hại cho cơ thể? Những ai không nên uống sữa?... là những câu hỏi sẽ được giải đáp dưới đây.

Cục Quản lý Dược chỉ cách người dân tự nhận biết thuốc giả, thuốc thật
Y tế - 1 ngày trướcLãnh đạo Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa cho biết, người dân, doanh nghiệp có thể tự tra cứu sản phẩm thuốc tân dược qua Cổng dịch vụ công: https://dichvucong.dav.gov.vn/congbothuoc.

Đặt thành công máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100
Y tế - 1 ngày trướcBệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công hai ca đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100.

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?
Bệnh thường gặpGĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.