Con suýt gặp họa vì cha mẹ đắp lá chữa bỏng
GiadinhNet - Mùa hè là thời điểm các khoa phòng điều trị tại Khoa Bỏng, Bệnh viện Xanh Pôn luôn trong tình trạng kín chỗ, 60-70% trong số đó là bệnh nhi. Nhưng điều đáng nói, nhiều trẻ phải nhập viện, thời gian điều trị kéo dài, thậm chí nguy hiểm tính mạng... lại do chính sai lầm của cha mẹ: Đắp lá chữa bỏng sai cách.
Con nhiễm trùng nặng ngón tay vì mẹ đắp lá bịt kín
Chăm sóc cô con gái 20 tháng tuổi mấy ngày nay tại khoa Bỏng, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, chị Ngần (Quế Võ, Bắc Ninh) vẫn không nguôi nỗi ân hận khi chia sẻ với chúng tôi.
"Cách đây 5 ngày, lúc tôi đang chuẩn bị nước nóng để pha sữa cho cháu uống, không để ý, cháu nhúng cả bàn tay phải vào trong ấm nước. Nhà tôi vội vàng đưa cháu lên bệnh viện huyện để sơ cứu. Nhưng khi về, được hàng xóm mách có thầy lang cách nhà không xa chuyên đắp lá chữa bỏng nhanh khỏi lắm, tôi liền bế con sang nhờ thầy chữa. Một ngày sau đắp lá, cháu lên cơn sốt, khó ngủ. Ngày thứ ba, gia đình tôi lo vết bỏng để lại sẹo, không đẹp nên đưa bé lên đây khám. Khi vừa mở vết thương ra kiểm tra thì thấy tay đã mưng mủ, sưng to, đóng vảy đen sì. Các bác sĩ yêu cầu nhập viện điều trị ngay, vì tay cháu đã bị nhiễm trùng quá nặng. Nguyên nhân vì gia đình đắp thuốc lá chữa bỏng sai cách" - chị Ngần sụt sùi chia sẻ.
Sau ba ngày điều trị tại khoa Bỏng, vết thâm đen tại vị trí bị thương của cô bé đã bong dần, lộ những mảng nước trắng loang lổ, chuẩn bị lên da non. Các bác sĩ cho biết, cháu sẽ phải kéo dài thời gian điều trị song song nhiễm khuẩn - bỏng.
Tại khoa Bỏng, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn đã phải điều trị cho rất nhiều trường hợp biến chứng hoại tử, nhiễm trùng vết bỏng do chữa bằng thuốc Đông y không rõ nguồn gốc. Trong số này,không ít trường hợp đã phải cắt bỏ chi, nhiễm trùng máu, viêm cầu thận cấp. Thậm chí, có trường hợp nhập viện trong tình trạng quá muộn dẫn đến tử vong.
Cách đây không lâu, khoa tiếp nhận bé trai 2 tuổi (Mê Linh, Hà Nội) được đưa đến viện trong tình trạng toàn thân phồng rộp, từng mảng da có dấu hiệu hoại tử có nước màu trắng bên trong. Ban đầu bé chỉ bị trợt da ở hai đầu gối, sau lan sang đùi, bụng, ngực và toàn thân. Bệnh nhi đau đớn, tri giác lơ mơ. Gia đình cho biết, em bị bỏng nước nồi canh mẹ vừa nấu. Thay vì đưa con đến viện ngay, mẹ bé lại đưa con sang bà lang cùng xóm, đắp thuốc mỡ và thuốc lá. Chỉ hai hôm sau, tại chỗ vết bỏng có đắp thuốc bị rộp lên, mưng nước. Tình trạng rộp còn lan ra rộng hơn, gia đình sợ quá mới đưa con xuống Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn. Ngay khi tiếp nhận, các bác sĩ đã tiến hành điều trị loại bỏ thuốc Đông y, bù nước điện giải, tiêm kháng sinh chống viêm và tiêm thuốc bổ trợ sức cho bệnh nhi.
Chỉ một vết bỏng nhỏ, nhưng sâu, cũng nguy hiểm
Bác sỹ Nguyễn Thống - Trưởng khoa Bỏng, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn cho biết, ngày hè, số lượng trẻ nhập viện vì bỏng tăng lên. Ngày thường, 40-60% bệnh nhân đến khám, điều trị là trẻ em, cao điểm có khi tới 70%, đại đa số trong đó là trẻ dưới 1,5 tuổi. Nhưng những ngày hè, các bé lớn tuổi hơn lại vào viện nhiều hơn. Các cháu thường bị bỏng nhiệt (nước sôi, cồn...), bỏng điện (sờ vào các dây điện hở, các thiết bị hở điện). "Gần đây, khoa tiếp nhận nhiều ca bỏng cồn, gồm cả người lớn và trẻ em. Nhiều trường hợp bố nướng mực ăn liên hoan, con 10 tuổi không để ý lại "hứng" ngay lửa cồn táp vào toàn thân" - Bác sỹ Nguyễn Thống thông tin.
Cũng theo chia sẻ của bác sỹ Thống, không thể phủ nhận vai trò, tác dụng của chữa bỏng bằng Đông y. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi người thầy thuốc phải thực sự có kiến thức chuyên môn, có kinh nghiệm. Còn lại, những ca bỏng được chữa khỏi nhờ các thầy lang trong dân gian thường là những ca nhẹ hoặc có tính chất may rủi, nghĩa là cùng phương thuốc đó nhưng có bệnh nhân khỏi, bệnh nhân không.
Bác sỹ Thống cũng chia sẻ, có những vết bỏng nông, tổn thương nhẹ nếu giữ vệ sinh tốt có thể không cần dùng thuốc cũng tự khỏi. Nhưng có những trường hợp bỏng không rộng, chỉ một vết nhỏ nhưng bỏng sâu lại có thể gây nguy hiểm.
"Nguyên tắc điều trị là phải kiểm soát vết thương hàng ngày. Không ai đắp lá vào vết thương ở đầu chi như con gái chị Ngần trên đây. Bởi vì nó sẽ tạo thành garo, thiểu dưỡng vết thương, hạn chế oxi, máu đến các đầu chi, khiến vùng da dễ bị hoại tử, vùng vết thương cũng bị dính lâu hơn, khi co đi co lại cũng rất đau. Thêm nữa, một vết bỏng độ 2, đắp thêm lá lại nặng thêm, bình thường chỉ điều trị 1 tuần thì đắp thêm thuốc lá lại mất 2-3 tuần nữa" - bác sỹ Thống phân tích.
Các thầy lang thường áp dụng một bài thuốc cho tất cả các bệnh nhân bỏng, điều này rất nguy hiểm. Bằng mắt thường, các thầy lang chỉ có thể biết nhận biết được diện tích vết bỏng lớn hay nhỏ, mà không thể nhận biết được độ nông sâu, mức độ tổn thương của vết bỏng. Trong khi với những ca bệnh nặng ngoài đánh giá bằng cảm quan còn phải dựa vào các xét nghiệm điện giải, chỉ số mạch, huyết áp… từ đó mới đưa ra chỉ định phù hợp. Nếu không đánh giá chính xác được mức độ vết bỏng mà cho đắp thuốc luôn sẽ không kiểm soát được vết thương, dễ gây nhiễm khuẩn, nhiễm trùng vết bỏng.
Ngoài ra, 1 trong 2 công đoạn rất quan trọng trong cấp cứu bệnh nhân bỏng ở 48 giờ đầu tiên là giảm đau. Các thầy lang thường không có kiến thức về tây y nên khó đưa ra chỉ định chính xác về việc dùng thuốc giảm đau cũng như thuốc kháng sinh, trợ sức, an thần, tạo màng… Với những bệnh nhân bị bỏng rộng (ở trẻ em có thể từ bỏng rộng 5% trở lên) thì phải truyền dịch, vì khi bỏng rộng sẽ dẫn đến mất nước, từ đó gây suy tuần hoàn, tăng huyết áp. Thế nhưng các phương pháp điều trị bằng đông y, nhất là điều trị bởi các thầy lang tại địa phương thường không có truyền dịch.
Cẩn trọng khi chữa bỏng bằng Đông y
“Việc sử dụng thuốc đông y bôi, đắp lên các vết bỏng sẽ tạo lớp màng cứng. Khi lớp màng cứng xuất hiện nhiều người lầm tưởng đó là biểu hiện của sự lành vết thương. Trên thực tế, lớp màng cứng này càng khiến tổ chức dưới da không được xử lý kịp thời dẫn đến hoại tử, mưng mủ, khi không thoát được ra bên ngoài sẽ khiến vết bỏng thêm trầm trọng” - Bác sỹ Nguyễn Thống cảnh báo.
Thu Nguyên
Top 5 loại cỏ dại được đưa vào sách thuốc uy tín
Sống khỏe - 2 giờ trướcCỏ may, cỏ chỉ, cỏ hôi… sống dai, mọc dại khắp các vùng bờ bụi có thể sử dụng trong các bài thuốc Đông y.
Lần đầu ở Việt Nam: Ra mắt công nghệ CT 2560 lát cắt tại BV Hồng Ngọc
Sống khỏe - 2 giờ trướcGE HealthCare và Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc hợp tác triển khai hệ thống CT cao cấp Revolution Apex Elite 3.0 với công nghệ 2560 lát cắt tái tạo đầu tiên tại Việt Nam.
Thanh niên 16 tuổi ở Phú Thọ nhập viện mặt sưng phù do sai lầm khi chăm sóc da nhiều bạn trẻ Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Thanh niên cho biết có bôi kem trị mụn tại nhà. Lúc đầu thấy mụn khỏi rất nhanh, da mịn đẹp, nhưng sau đó bôi thuốc không bớt nữa, ngược lại sưng lên, sau đó mặt thâm sạm...
Loại vi khuẩn chết người có thể thành thuốc ung thư đột phá
Sống khỏe - 4 giờ trướcCác nhà khoa học Anh đã tìm ra cách làm cho vi khuẩn salmonella thay vì tấn công cơ thể thì sẽ hợp sức với tế bào T để loại trừ khối u ung thư.
Điều trị thành công ca thuỷ tinh thể đục chín, thị lực chỉ còn 1/10
Sống khỏe - 4 giờ trướcVới hơn 30 năm kinh nghiệm giảng dạy và điều trị bệnh đục thủy tinh thể, thực hiện thành công hơn 50,000 ca phẫu thuật thay thuỷ tinh thể, TS.BS Vũ Anh Tuấn - Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Mắt quốc tế Nhật Bản đã giúp bệnh nhân có thuỷ tinh thể đục chín tìm lại được ánh sáng.
Triệu chứng của xẹp đốt sống do loãng xương
Sống khỏe - 17 giờ trướcXẹp đốt sống đến từ rất nhiều nguyên nhân, nhưng thường gặp nhất là do thoái hóa. Bệnh có thể xảy ra với bất kỳ ai, nhưng chủ yếu là người lớn tuổi. Xẹp đốt sống cần được điều trị càng sớm càng tốt để tránh gây đau đớn, biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.
Bị cảm cúm khi giao mùa, đừng làm những điều này nếu không muốn bệnh nặng thêm
Sống khỏe - 19 giờ trướcGĐXH - Thông thường, người bị cảm cúm sẽ hồi phục trong vòng 3-7 ngày. Tuy nhiên, bệnh có thể kéo dài hơn ở người bệnh có miễn dịch kém hoặc có bệnh nền, thậm chí có biến chứng nếu điều trị sai cách.
Nữ sinh 17 tuổi bất ngờ mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 có biểu hiện rất nhiều chị em Việt gặp phải
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Nghĩ mình chỉ bị rối loạn kinh nguyệt và đau nhức do ngồi học quá nhiều. Nhưng sau khi đi khám, cô gái nhận kết quả sốc khi biết mình bị ung thư tử cung giai đoạn 3.
Cần phát hiện sớm dị dạng lồng ngực bẩm sinh
Sống khỏe - 20 giờ trướcDị dạng lồng ngực còn gọi là ngực hình phễu hoặc lõm xương ức. Bệnh phổ biến ở nam giới hơn nữ giới. Nếu không phẫu thuật sớm, bệnh có thể gây ra các triệu chứng ảnh hưởng đến chức năng tim phổi, đồng thời gây ảnh hưởng tâm lý đến cha mẹ và trẻ.
7 bài tập kiểm soát cơn đau do viêm khớp dạng thấp
Sống khỏe - 22 giờ trướcNgười bệnh viêm khớp dạng thấp dễ bị sưng, đau khi thời tiết lạnh, do độ kết dính của khớp tăng lên, khiến đi lại hoạt động khó khăn. Thực hiện một số bài tập có thể giúp kiểm soát cơn đau hiệu quả.
Người đàn ông 59 tuổi ở Ninh Bình nhập viện gấp sau khi ăn hồng ngâm, bác sĩ chỉ rõ đây là nguyên nhân chính
Bệnh thường gặpGĐXH - Trước 3 ngày bị tắc ruột, bệnh nhân có ăn 3 trái hồng ngâm, sau ăn có biểu hiện đau bụng, cơn đau từng cơn tăng dần, bí trung đại tiện...