Cuộc thi lục bát "Ngàn năm thương nhớ: Mong thành giải thưởng hàng năm
GiadinhNet - Hôm nay, 2/7/2010, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam, lễ trao giải cuộc thi thơ lục bát "Ngàn năm thương nhớ" do Báo GĐ&XH phối hợp cùng 5 cơ quan báo chí được tổ chức.
Hơn 15.500 tác phẩm dự thi, quả là "đánh đố" với Hội đồng giám khảo khi khung giải thưởng chỉ có hạn. Chỉ trong 6 tháng phát động, đây thực sự là con số mà cuộc thi nào cũng mơ ước.
Nhưng cái được nhất của cuộc thi không chỉ về số lượng mà lớn hơn cả là đã tạo thành một phong trào sáng tác thể loại thơ lục bát với các tác giả chuyên và không chuyên. Nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội đồng giám khảo cuộc thi đã có nhận xét rất xác đáng về ý nghĩa của cuộc thi: "Trong lúc làng thơ hiện nay không ít người say sưa tìm tòi hình thức, rút lui vào hình thức, rút lui vào cá nhân thì cái được nhất của cuộc thi lục bát này là mở ra với đời thường, phát hiện chất thơ của đời thường, sục vào mọi ngõ ngách của đời sống để đãi lấy thơ. Và cái tài thể hiện đậm nhất trong cuộc thi này là sự tiếp cận với thế giới quanh ta, nghiền ngẫm, chuyển hoá nó thành chất liệu của tâm hồn. Một "đám lục bình phương Nam", một "bà dì" thân thuộc, một anh "hát xẩm", một buổi "chợ đêm", một ngôi "chùa làng", cho đến cả một chiếc "điếu cày"... tất cả quen thuộc đến sờn mòn, không có gì to tát và người ta đã viết về nó bao nhiêu rồi, khai thác nó bao nhiêu rồi, ấy thế mà trong cuộc thi này, nó lại bật mầm lên, mới mẻ, nguyên sơ và thật là cảm động".
Trong lúc làng thơ hiện nay không ít người say sưa tìm tòi hình thức, rút lui vào hình thức, rút lui vào cá nhân thì cái được nhất của cuộc thi lục bát này là mở ra với đời thường, phát hiện chất thơ của đời thường, sục vào mọi ngõ ngách của đời sống để đãi lấy thơ.
Và cái tài thể hiện đậm nhất trong cuộc thi này là sự tiếp cận với thế giới quanh ta, nghiền ngẫm, chuyển hoá nó thành chất liệu của tâm hồn. |
Trong mạch cảm xúc chung thiên về cái riêng là những tình cảm ruột thịt, mẹ là chủ đề được các tác giả nhắc nhiều hơn cả. Nếu như trong suy nghĩ của Nguyễn Thị Ngọc Hà, mẹ là: "Cõi trần vẩn đục bão giông/Mẹ như thuyền lá vít cong mái chèo/Sớm chiều bóng chiếc gieo neo/ Đêm đêm lại dỗ cái nghèo ngủ say (Mẹ) thì với Quang Chuyền là hình ảnh người mẹ đi qua chiến tranh: "Nhà chia nửa sáng, nửa chiều/Mới qua được nửa kiếp nghèo rạ rơm/Giá mà còn đủ mặt con/Mẹ đâu đến nỗi nửa buồn nửa lo".
![]() Hội đồng giám khảo đã tìm ra được những tác giả xứng đáng đoạt giải. (Ảnh: Thanh Hà) |
Chủ đề sáng tác khá rộng về quê hương đất nước, tình yêu lứa đôi và mọi mặt đời sống con người Việt Nam nói chung và điều BTC mong muốn tìm kiếm là những chất liệu mới và dấu ấn của cuộc sống hôm nay. Đáng tiếc là điều này chưa được thể hiện nhiều, chưa thực sự nổi bật ở các tác phẩm. Trước khi quyết định không trao giải Nhất, Hội đồng chung khảo đã tranh luận khá căng. Nhiều trường hợp hơn kém được tính đến từng nửa điểm. Các thành viên giám khảo gồm các nhà thơ Hữu Thỉnh, Vũ Quần Phương, Nguyễn Đức Mậu, Lê Cảnh Nhạc đã dừng lại khá lâu ở những bài "Chợ đêm Long Biên" của Nguyễn Thị Mai, "Dì tôi" của Đoàn Nguyên, "Làng trong phố" của Hồ Phong Tư, "Nửa vầng trăng khuyết" của Quang Chuyền, "Về Khương Thượng" của Nguyễn Trọng Tuất, "Lời hát xẩm mù" của Hoàng Phan Hùng để cân nhắc, chọn lựa, đưa ra quyết định.
Nhà thơ Hữu Thỉnh nhận xét: "Nhược điểm của cuộc thi này là nó mạnh về phong trào mà chưa thật mạnh về sự chuyên nghiệp. Câu thơ lục bát rất dễ kéo người ta về với những âm điệu, cảnh trí quen thuộc. Điều này dẫn đến khoảng cách thứ bậc của các tác phẩm tại cuộc thi này là không xa. Nếu theo cách làm thông thường “so bó đũa chọn cột cờ” thì vẫn có thể chọn giải Nhất, vậy nhưng Hội đồng chung khảo nhận thấy đây là cuộc thi của các cơ quan báo chí có lượng bạn đọc khá đông đảo, nên đặt cuộc thi trong bình diện chung của đời sống văn học ngày hôm nay, tức là đặt ra các yêu cầu hết sức “chuyên nghiệp”với tác phẩm, do vậy mà không chọn giải Nhất".
Tuy không có giải Nhất nhưng nhìn một cách tổng thể, cuộc thi đã thành công ngoài mong đợi, từ số lượng các tác giả, tác phẩm tham gia, đặc biệt là từ sự khơi gợi lại tình yêu với thi ca của nhiều tầng lớp người dân.
Từ thành công này, mong muốn của BTC là duy trì "Ngàn năm thương nhớ" tiếp theo vào những năm tới.
Quang Chuyền (TP HCM) - Giải nhì: Tác phẩm ra đời trong sự đau đáu "Mặc dù không phải là lần đầu nhận giải thưởng nhưng tôi vẫn thấy rất hồi hộp và hạnh phúc. Tôi đã sáng tác "lay lắt" khá nhiều. Cảm ơn BTC đã giúp tôi tự khẳng định mình qua cuộc thi này. Vốn là một người lính nên tôi luôn trăn trở về chiến tranh. Tôi luôn suy tư về những gia đình chịu mất mát sau chiến tranh, đôi khi là hình ảnh của những cháu bé bị nhiễm chất độc da cam, có lúc lại là những bà mẹ có 2- 3 người con đi chiến trận không trở về... Tác phẩm "Nửa đời trăng khuyết" ra đời trong sự đau đáu ấy”. Đỗ Phú Nhuận (Nam Định) - Giải 3: Lần đầu nhận giải “Tên bài thơ là "Chùa làng" nhưng hình ảnh muốn khắc hoạ lại là thân phận của những người phụ nữ đi ở chùa mà đặc biệt là những người phụ nữ đã đi qua chiến tranh. Họ chọn cửa Phật làm nơi nương thân và tìm được một niềm vui nào đó ở chốn thanh tịnh kia. Tuy nhiên, đằng sau đó vẫn là nỗi buồn se thắt. Bài thơ chỉ lấy hình ảnh ngôi chùa làm cái cớ để bày tỏ tình cảm của tôi với những thân phận kia. Trước đây tôi cũng có đạt một số giải thưởng về thơ nhưng chỉ trong phạm vi địa phương. Đây là tác phẩm đầu tôi đạt giải ở một cuộc thi thơ có phạm vi rộng trên toàn quốc". Nguyễn Thị Ngọc Hà (Hà Nội) - Giải 4: Nếu chuẩn bị tốt có thể đạt giải cao hơn
"Tôi gửi 3 bài thơ tham dự cuộc thi vào thời điểm cuộc thi sắp dừng nhận tác phẩm - tháng 9/2009. Tôi không nghĩ mình sẽ nhận được giải thưởng từ cuộc thi thơ này vì tham gia cuộc thi hoàn toàn là do vô tình. Bài thơ "Mẹ" của tôi nằm trong rất nhiều bài thơ mà tôi viết về người mẹ của mình. Bố tôi mất từ lâu, một mình mẹ nuôi 3 chị em khôn lớn và cho ăn học đàng hoàng. Khi mẹ ốm, bà ra đi rất nhanh khiến càng thương xót mẹ hơn. Mặc dù mẹ đã ra đi nhưng tôi vẫn thấy bà như ở đâu đây, những đồ vật vẫn ấm áp , thân thương và hình ảnh của bà luôn hiện về trong tâm trí tôi". Hoàng Phương |
![]() |
Vietin Bank hân hạnh tài trợ cuộc thi này. |

2 ca sĩ nổi tiếng giàu có quê Quảng Bình, có người là phó chủ tịch tập đoàn
Giải trí - 18 phút trướcDù theo đuổi phong cách âm nhạc khác nhau, Hồ Ngọc Hà, Mỹ Lệ đều để lại dấu ấn đặc biệt. Họ đang là 2 ca sĩ giàu có, tài năng của showbiz Việt.

MC Bích Hồng xin lỗi sau khi bị cắt sóng
Giải trí - 1 giờ trướcSau khi bị lên án dữ dội vì bài đăng than thở về buổi hợp luyện diễu binh, diễu hành tại TPHCM tối 18/4, MC Bích Hồng lên tiếng xin lỗi. Cô thừa nhận không cẩn thận trong lời ăn tiếng nói và phát ngôn trên mạng xã hội.

Việt Hoàn U60 hạnh phúc sau ly hôn vợ kém 18 tuổi, phủ nhận là đại gia bất động sản
Giải trí - 2 giờ trướcCa sĩ Việt Hoàn nói anh và vợ cũ ly hôn trong văn minh. Anh đang tận hưởng cuộc sống tự do, hạnh phúc của một người độc thân và để mọi việc tùy duyên.

Bi kịch tận cùng, nam ca sĩ Việt mất cả em gái và vị hôn thê trong vòng 5 năm: Tiếng hát từ trái tim tan vỡ
Giải trí - 12 giờ trướcJimmii Nguyễn, cái tên gắn liền với những bản tình ca buồn, đã vượt qua những mất mát lớn để tìm lại ý nghĩa cuộc sống qua âm nhạc và tình yêu.

Nghệ sĩ Việt Hoàn U60 hạnh phúc sau ly hôn vợ kém 18 tuổi, phủ nhận là đại gia bất động sản
Giải trí - 14 giờ trướcCa sĩ Việt Hoàn nói anh và vợ cũ ly hôn trong văn minh. Anh đang tận hưởng cuộc sống tự do, hạnh phúc của một người độc thân và để mọi việc tùy duyên.

Được mệnh danh 'nữ hoàng băng đĩa nhạc' thập niên 1990, nữ ca sĩ 'Mưa bụi' đỉnh cao sự nghiệp bất ngờ rời showbiz
Giải trí - 15 giờ trướcGĐXH - Từ cải lương qua hát tân nhạc trong album "Mưa bụi", nữ ca sĩ Tài Linh nổi danh cả nước và trở thành thanh xuân của thế hệ 7X, 8X, 9X.

NSND dám học lại từ đầu ở tuổi trung niên là ai?
Câu chuyện văn hóa - 15 giờ trướcNSND Nguyễn Như Vũ - người dám trở lại giảng đường đại học ở tuổi trung niên, từ quay phim sang đạo diễn, có hơn 100 bộ phim giàu tính nhân văn.

Sau 41 năm, nam diễn viên 'Bao giờ cho đến tháng Mười' kể từng suýt mất vai vì lý do không ngờ
Giải trí - 17 giờ trướcGĐXH - NSƯT Hữu Mười nhớ mãi không bao giờ quên kỷ niệm bị đạo diễn Đặng Nhật Minh cắt vai chính trong "Bao giờ cho đến tháng Mười".

Tổng hợp luyện diễu hành 30/4: Hoa hậu Thanh Thuỷ, Ngọc Châu và dàn nghệ sĩ hào hứng góp mặt
Xem - nghe - đọc - 17 giờ trướcNhiều diễn viên, ca sĩ, Hoa - Á hậu sẽ góp mặt trong đoàn diễu hành Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Nữ diễn viên hài 30 tuổi qua đời
Thế giới showbiz - 19 giờ trướcNữ diễn viên hài người Đài Loan (Trung Quốc) qua đời đúng ngày sinh nhật, hưởng dương 30 tuổi. Gia đình chưa thông báo, song vụ việc vẫn đang được cơ quan chức năng điều tra.

Hoa hậu Việt Nam quê Thanh Hoá sau hơn 4 năm đăng quang có sự 'đổi đời' như thế nào?
Giải tríGĐXH - Đỗ Thị Hà là Hoa hậu Việt Nam quê Thanh Hóa được khen ngợi bởi sắc vóc lẫn học vấn. Sau 5 năm đăng quang, cuộc sống của người đẹp đã có bước ngoặt mới.