Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cuộc thi viết “Nhạc Trịnh trong tôi”: Những phát hiện độc đáo về nhạc Trịnh

Thứ sáu, 09:13 06/02/2015 | Giải trí

GiadinhNet - Đây là năm thứ 5, cuộc thi viết “Nhạc Trịnh trong tôi” được gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn phối hợp cùng một số đơn vị tổ chức, nhằm phát hiện thêm những giá trị mới từ nhạc Trịnh trong lòng khán giả.

 

Những tác phẩm xuất sắc nhất trong các cuộc thi “Nhạc Trịnh trong tôi” sẽ được BTC in thành sách, như một sự trân trọng những cảm nhận của người viết với nhạc Trịnh. 	Ảnh: TL
Những tác phẩm xuất sắc nhất trong các cuộc thi “Nhạc Trịnh trong tôi” sẽ được BTC in thành sách, như một sự trân trọng những cảm nhận của người viết với nhạc Trịnh. Ảnh: TL

 

Không trao giải bằng tiền mặt

“Rừng núi dang tay nối lại biển xa/ Ta đi vòng tay lớn mãi để nối sơn hà/ Mặt đất bao la anh em ta về/ Gặp nhau mừng như bão cát quay cuồng/ Trời rộng, bàn tay ta nắm nối tròn một vòng Việt Nam…”. Lời ca và ý nghĩa trong bài hát “Nối vòng tay lớn” được nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết từ 40 năm trước đã được chọn làm chủ đề năm nay. Lý do được BTC cho biết: “Thông điệp của “Nối vòng tay lớn” cho đến hôm nay vẫn còn nguyên giá trị. Chiến tranh đã qua đi bốn thập kỷ nhưng dường như vẫn chưa hết những ly tán, những chia cắt trong lòng người cần được hàn gắn để có thể “nối tròn một vòng Việt Nam” như ước mơ của người nghệ sĩ”. Thêm nữa, bài hát này được nhiều nhiều thế hệ người Việt thuộc lòng, được hát trong hầu hết các hoạt động sinh hoạt cộng đồng và có ý nghĩa rất lớn trong việc kêu gọi sự đoàn kết dân tộc, cổ động tinh thần…”.

Cuộc thi chính thức được khởi động từ đầu tháng 2/2015, với thành phần Ban giám khảo gồm: nhà thơ Nguyễn Duy, nhà báo Nguyễn Công Khế, nhà báo Nguyễn Trọng Chức, nhà báo Lê Thanh Phong. Ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh, người em gái của nhạc sĩ họ Trịnh từ khi khởi phát cuộc thi cho đến nay đều “né” không tham gia vào thành phần Ban giám khảo, cốt để giữ cho cuộc thi diễn ra với tinh thần không cảm tính của người trong cuộc.

Ngay cả giải thưởng cũng có phần đặc biệt hơn so với các cuộc thi khác, đó là không mang giá trị hiện kim. Phần thưởng cho các tác phẩm xuất sắc nhất cũng rất chân phương, đó là những quyển sách, đĩa nhạc về Trịnh Công Sơn. Được tham gia chuyến hành hương thăm mộ cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cùng gia đình vào ngày giỗ 1/4 và tham dự chương trình đêm nhạc tưởng nhớ Trịnh Công Sơn… Chỉ vậy thôi mà số lượng bài viết gửi về khiến người trong cuộc phải ngạc nhiên.

Theo gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, giải thưởng không có tiền mặt là nằm trong chủ định. Từ nhiều năm nay, các đêm nhạc do gia đình tổ chức tưởng niệm ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đều không bán vé, “bởi anh Sơn luôn muốn mở rộng cánh cửa âm nhạc, để nhiều người không có cơ hội nghe nhạc của anh đều được thưởng thức. Nếu bán vé hay trao giải bằng một số tiền tượng trưng thì cũng được, nhưng chúng tôi muốn hướng đến giá trị tinh thần, điều mà anh Sơn luôn hướng tới và gửi gắm”, đại diện gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cho biết.

Nhiều phát hiện mới lạ

Nhà thơ Nguyễn Duy - Giám khảo của cuộc thi, đồng thời cũng là người thân thiết, gắn bó với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cho biết, bản thân ông không khỏi bất ngờ khi đọc những bài viết của các thí sinh gửi về. “Nhiều phát hiện độc đáo, mới lạ và tinh tế mà ngay cả những cây viết chuyên nghiệp đôi khi không phát hiện ra. Các nhà phê bình thường chú tâm đến những vấn đề lớn lao, còn người dự thi, ở góc độ của đời sống, đã phát hiện ra mối quan hệ của nhạc Trịnh với đời thường, với con người. Có những người là sinh viên, trí thức, nhưng có người không có nhiều cơ hội học hành nhưng cảm nhận sâu sắc đến độ chính Ban giám khảo cũng phải ngạc nhiên…”, nhạc sĩ Nguyễn Duy cho biết. Đây cũng chính là tiêu chí mà cuộc thi đề ra: Viết hay và có những phát hiện mới lạ, độc đáo về nhạc Trịnh.

Có thể phác thảo một vài cảm nhận độc đáo của người dự thi, như bài “Tôi chọn Huế vì có Trịnh” - tác giả Hoàng Phương Thảo: “Huế buồn mà thương như nhạc Trịnh dù sầu não vẫn rất đẹp. Tình yêu trong nhạc Trịnh không dừng lại giản đơn là tình yêu nam nữ mà trải dài và rộng ra tình yêu con người bao la, lây lan sang cả tình yêu Huế của riêng tôi”; “Cảm ơn Trịnh Công Sơn và âm nhạc của ông, cảm ơn Hà Nội của ông, đã đem đến cho tôi những rung cảm khó phai mờ, để rồi yêu, để rồi nhớ, để rồi thấy đồng điệu, để tiếng lòng tôi được nói hộ, với những rung cảm thiết tha. Yêu đất trời, yêu người, yêu cả một thời tuổi trẻ đang dần vội bước qua…” - Bài “Tháng ba mùa nhớ” của tác giả Phan Thị Hiền Lương. Hay với thí sinh Phạm Giang Phượng Thư, nhạc Trịnh chính là “người giữ bình yên” cho suốt những năng tháng tuổi trẻ nhiều trăn trở, lo âu và chếnh choáng. Nhờ nghe nhạc Trịnh mà cô thôi hoài nghi về cuộc đời: “Tôi đã chọn nhạc Trịnh làm một trong những chỗ nương tựa của tâm hồn. Để dù ngoài kia có bão lớn, gió to, ước mơ tan vỡ, tình cảm không như ý, thì vẫn còn nơi chốn để quay về nương náu và nhắc nhở mình nhớ rằng ngay cả tuyệt vọng cũng có thể đẹp như một bông hoa…”.

Cũng có người thắc mắc, phải chăng vì người trẻ bây giờ ít nghe nhạc Trịnh, thích nhạc trẻ và nhạc ngoại hơn nên gia đình nhạc sĩ mới phát động cuộc thi để nhạc Trịnh không bị giảm sức hút? Nhà thơ Nguyễn Duy bày tỏ: “Phần lớn các bài viết gửi về dự thi đều là của người trẻ, cùng lắm là trung niên chứ không có thế hệ già. Mục đích của cuộc thi đúng là nhằm duy trì tình yêu nhạc Trịnh, nhưng trên hết là để phát hiện thêm những điều mới mẻ trong nhạc Trịnh, đánh giá tình yêu của thế hệ trẻ với nhạc Trịnh hôm nay. Mỗi tác giả đều có lượng khán giả riêng, có người chỉ được yêu thích một thời gian như một “cái mốt” rồi theo thời gian mà nhạt nhòa đi. Nhưng qua cuộc thi này mới thấy, nhạc Trịnh tồn tại không giới hạn bởi không gian và thời gian. Đó là ở giá trị triết lý nhân sinh sâu sa mà Trịnh Công Sơn luôn gửi gắm nên dù ở lứa tuổi nào, thời kỳ nào, con người cũng như thấy mình trong đó để nương tựa, để rồi “tôi ơi, đừng tuyệt vọng”.

Theo kế hoạch, những tác phẩm xuất sắc nhất từ khi cuộc thi được tổ chức cho đến nay sẽ được BTC lựa chọn in thành sách, như một sự trân trọng những cảm nhận của người viết với nhạc Trịnh và cũng là để được đến tay công chúng một cách rộng rãi hơn.

 

Cuộc thi kết thúc vào ngày 25/3 và trao giải vào đúng ngày mất của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (1/4). Cùng với đó, kỷ niệm 14 năm ngày mất của Trịnh, đêm nhạc “Nối vòng tay lớn” cũng sẽ được tổ chức. Cũng trong năm 2015, một con đường mang tên Trịnh Công Sơn cũng đã được UBND TPHCM phê duyệt, cùng với các nghệ sĩ có nhiều đóng góp và ảnh hưởng, như nghệ sĩ Thanh Nga, Út Trà Ôn, nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu, thi sĩ Nguyễn Đình Thi, Diệp Minh Tuyền, Xuân Quỳnh, Huy Cận... 

Minh Nhật

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tản văn: Về với Pù Luông

Tản văn: Về với Pù Luông

Xem - nghe - đọc - 2 giờ trước

GĐXH - Cảnh vật làm chúng tôi liên tưởng đến phân cảnh kinh điển của Điện ảnh Việt Nam trong bộ phim "Ván bài lật ngửa"...

Mẹ Hồ Ngọc Hà tuổi U70 vẫn làm được một việc khiến nhiều người nể phục

Mẹ Hồ Ngọc Hà tuổi U70 vẫn làm được một việc khiến nhiều người nể phục

Giải trí - 3 giờ trước

GĐXH - Mẹ Hồ Ngọc Hà, bà Ngọc Hương mới đây đã giành huy chương vàng cuộc thi yoga cấp quốc gia. Thành tích của mẹ Hồ Ngọc Hà khiến nhiều người bất ngờ.

Con gái Kim Tử Long tiết lộ lý do gọi mẹ kế Trinh Trinh là chị, kiên quyết không gọi mẹ

Con gái Kim Tử Long tiết lộ lý do gọi mẹ kế Trinh Trinh là chị, kiên quyết không gọi mẹ

Giải trí - 4 giờ trước

"Người vợ trước của ba còn ít tuổi hơn chị Trinh Trinh nhưng tôi vẫn gọi là mẹ" – Mai Ka chia sẻ.

Duy Hưng nói gì khi làm 'anh chồng' Thanh Hương?

Duy Hưng nói gì khi làm 'anh chồng' Thanh Hương?

Giải trí - 5 giờ trước

GĐXH - "Cả tôi và chị Thanh Hương đều bất ngờ với vai trò "anh chồng – em dâu" thường xuyên có mâu thuẫn. Vì chúng tôi đã hợp tác cùng nhau nhiều, lại là đồng nghiệp ở Nhà hát Kịch Hà Nội nên chúng tôi vẫn "tung hứng" khá mượt mà", Duy Hưng chia sẻ.

Nữ chính lớn tuổi nhất "Lật mặt 7": Đóng gần 700 vai, từng bị quỵt cát-xê

Nữ chính lớn tuổi nhất "Lật mặt 7": Đóng gần 700 vai, từng bị quỵt cát-xê

Giải trí - 7 giờ trước

Diễn viên Thanh Hiền cho biết 20 năm theo diễn xuất, bà chưa bao giờ ao ước được đóng vai chính. Song, bà càng đóng phim càng khỏe rồi bén duyên với "Lật mặt 7" của đạo diễn Lý Hải.

Phim của Mai Thu Huyền rời rạp, doanh thu 'thảm' thế nào?

Phim của Mai Thu Huyền rời rạp, doanh thu 'thảm' thế nào?

Giải trí - 7 giờ trước

GĐXH - Phim "Đóa hoa mong manh" của Mai Thu Huyền chính thức rời rạp sau 2/5, chốt doanh thu hơn 428 triệu đồng sau 3 tuần công chiếu.

'Sương' Đỗ Hải Yến 14 năm sau 'Cánh đồng bất tận': Hạnh phúc bên chồng đại gia, sống kín tiếng

'Sương' Đỗ Hải Yến 14 năm sau 'Cánh đồng bất tận': Hạnh phúc bên chồng đại gia, sống kín tiếng

Giải trí - 8 giờ trước

GĐXH - Đỗ Hải Yến sau 14 năm đóng phim "Cánh đồng bất tận", cô hiện tại có cuộc sống bình yên bên chồng đại gia. Dù không xuất hiện trước công chúng quá nhiều nhưng nữ diễn viên vẫn nhận được quan tâm của khán giả.

Cuộc sống hiện tại của "Nam thần màn ảnh Việt" sau 20 cuộc phẫu thuật, dưới da mặt toàn kim loại

Cuộc sống hiện tại của "Nam thần màn ảnh Việt" sau 20 cuộc phẫu thuật, dưới da mặt toàn kim loại

Giải trí - 11 giờ trước

Không ai có thể tin rằng, nam thần màn ảnh Việt Harry Lu lại có thể hồi phục sau vụ tai nạn kinh hoàng khiến toàn bộ mặt biến dạng.

'Nương' Ninh Dương Lan Ngọc sau 14 năm 'Cánh đồng bất tận': Nổi tiếng và giàu có nhưng 'chết vai'

'Nương' Ninh Dương Lan Ngọc sau 14 năm 'Cánh đồng bất tận': Nổi tiếng và giàu có nhưng 'chết vai'

Giải trí - 11 giờ trước

GĐXH - Ninh Dương Lan Ngọc mới đây đã thông báo tạm hoãn hoạt động showbiz để dành thời gian đi học bên Úc. Sau 14 năm nổi danh với vai Nương của "Cánh đồng bất tận", nữ diễn viên tuổi Ngọ chưa có nhiều đột phá trong nghề.

NSND Minh Châu tuổi 68: Giành giải diễn viên xuất sắc, là bà ngoại xì-tin

NSND Minh Châu tuổi 68: Giành giải diễn viên xuất sắc, là bà ngoại xì-tin

Giải trí - 13 giờ trước

NSND Minh Châu vừa giành giải Diễn viên xuất sắc trong phim "Cu li không bao giờ khóc" tại Liên hoan phim Las Palmas (Tây Ban Nha). Nữ nghệ sĩ cũng vừa lên chức bà ngoại với nhiều cảm xúc.

Top