Dân Hà Nội lo dịch sốt xuất huyết, đổ xô thuê phun thuốc muỗi, chuyên gia nói gì?
GiadinhNet - Hiện nay những gia đình nằm trong khu vực ổ dịch thì được phun thuốc diệt muỗi không mất phí. Nếu nơi nào phun hóa chất chống dịch thu tiền thì không phải lực lượng chống dịch của ngành Y tế.
Tại Hà Nội, số bệnh nhân sốt xuất huyết trong những tuần gần đây tăng nhanh lên nhanh chóng. Nếu cách đây 3 tuần, mỗi tuần chỉ ghi nhận khoảng 900 bệnh nhân mắc mới, thì tuần gần đây nhất, con số này đã lên 2.300 ca. Đã có 4 người tử vong vì sốt xuất huyết.
Bệnh nhân nhiều ở một số quận nội thành như Đống Đa, Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Hà Đông, Cầu Giấy, Ba Đình. Tuần trước, huyện Thanh Trì, Thường Tín... đã ghi nhận hàng trăm ca mắc mới.

Những gia đình nằm trong khu vực ổ dịch thì được phun thuốc diệt muỗi mà không mất phí. Nếu nơi nào phun hóa chất chống dịch thu tiền thì không phải lực lượng chống dịch của ngành Y tế. Ảnh minh hoạ
Tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết khiến nhiều người dân lo lắng dù không sống trong ổ dịch. Nhiều gia đình đã chủ động mua bình xịt muỗi, thậm chí thuê người đến phun với giá giao động từ khoảng 4.000 đồng đến 7.000 đồng/m2.
Văn phòng Sốt xuất huyết miền Bắc thuộc Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Hà Nội) và Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội mỗi ngày nhận được rất nhiều cuộc gọi thắc mắc từ người dân liên quan đến việc đề nghị xử lý ổ dịch, cách phòng bệnh, cách phun thuốc muỗi và những thắc mắc như: Tại sao phun thuốc rồi, vẫn có muỗi…
Việc người dân chủ động mua hóa chất về phun hoặc thuê người đến nhà phun hóa chất diệt muỗi, TS Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho rằng, điều này có thể “lợi bất cập hại”. Bởi nếu phun không đúng liều lượng, không đúng quy trình, thậm chí không rõ hóa chất sẽ không tiêu diệt được muỗi. Trong khi đó, có thể tăng nguy cơ muỗi bị nhờn thuốc, kháng thuốc, người dùng bị dị ứng thuốc phun muỗi.
“Người dân nếu có nhu cầu phun thuốc nên đến trạm y tế xã, phường hoặc gọi tới đường dây nóng của Sở Y tế để được tư vấn đầy đủ” – TS Cảm nói.
Để phòng chống sốt xuất huyết hiện nay, Bộ Y tế cho phép lưu hành 3 hóa chất diệt muỗi gồm deltamethrine, permethrine và malathion. Hiện kết quả nghiên cứu, thử hiệu lực, khả năng kháng của muỗi với 3 hóa chất này thì hiệu lực rất tốt. TS Cảm cho biết máy phun thuốc muỗi cũng là loại chuyên dụng được nhập từ Đức.
Theo TS Cảm, hiện nay những gia đình nằm trong khu vực ổ dịch thì được phun thuốc diệt muỗi mà không mất phí. Nếu nơi nào phun hóa chất chống dịch thu tiền thì không phải lực lượng chống dịch của ngành Y tế.
Đồng quan điểm này, BS Phạm Hùng, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho biết: Việc phun thuốc phải được thực hiện bởi nhân viên y tế để bảo đảm hiệu quả diệt muỗi và an toàn cho cộng đồng. Người dân có thể sử dụng các bình xịt muỗi đã được cấp phép lưu hành trên thị trường để sử dụng phun diệt ở phạm vi hẹp trong gia đình.
Tuy vậy, theo BS Hùng, việc cá nhân gia đình tự phun, xịt, diệt muỗi trong nhà chỉ diệt muỗi tức thì. Chỉ vài ngày sau muỗi có thể xuất hiện trở lại nếu không loại trừ được các ổ loăng quăng, bọ gậy ở hộ gia đình và khu vực xung quanh.
Ngoài ra, nếu chỉ phun thuốc diệt muỗi ở phạm vi một gia đình phun trong khi hàng xóm không phun thuốc thì tác dụng sẽ rất ít. Chỉ trong thời gian ngắn sau khi phun xịt thuốc, muỗi từ bên ngoài lại bay vào nhà.
PGS.TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới trung ương cho biết, gia đình có người mang bầu vẫn có thể phun thuốc diệt muỗi, hoặc dùng hương muỗi vì nó không ảnh hưởng đến sức khoẻ. Nhưng để cẩn thận, khi phun thuốc trong nhà và đóng cửa 15 phút để diệt muỗi, trong thời gian đó mọi người nên ra khỏi phòng.
Việc quan trọng kiểm soát mật độ muỗi là phải loại bỏ các ổ loăng quăng, phá bỏ, lật úp các vật dụng có thể chứa nước, đặc biệt là trong mùa mưa.
Võ Thu

Bí quyết đảm bảo sức khỏe khi đi du lịch dịp 30/4 - 1/5 sắp tới
Sống khỏe - 1 giờ trướcGĐXH - Kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5 là thời điểm lý tưởng để nghỉ ngơi, khám phá những vùng đất mới sau những ngày làm việc căng thẳng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để chuyến đi thật trọn vẹn, nên lên kế hoạch chu đáo và đừng quên chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình trong suốt chuyến đi. Dưới đây là một số bí quyết giúp giữ gìn sức khỏe khi đi du lịch dịp nghỉ lễ sắp tới:

5 loại đồ uống tự nhiên chữa đau dạ dày
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcCó nhiều nguyên nhân gây đau dạ dày khiến người mắc khó chịu. Một số loại đồ uống có thể giúp làm dịu cơn đau...

Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn cứu thành công sản phụ sinh non, nguy kịch
Y tế - 6 giờ trướcGĐXH - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn vừa cấp cứu sản phụ sinh non, nguy kịch do sau đẻ, rau không bong và xuất hiện tình trạng chảy máu nhiều, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng.

Thấy bất thường ở ngực, người phụ nữ 38 tuổi ở Hà Nội đi khám bất ngờ phát hiện khối u hiếm gặp
Sống khỏe - 6 giờ trướcGĐXH - U diệp thể tuyến vú thường gặp ở phụ nữ độ tuổi trưởng thành. Đặc điểm lâm sàng của bệnh như: Khối không đau, phát triển nhanh, kích thước trung bình 3-5cm.

Người bệnh thoái hóa khớp gối tập luyện thế nào cho phù hợp?
Sống khỏe - 8 giờ trướcTập thể dục có thể ngăn ngừa thoái hóa sụn, mất xương, ức chế viêm, tăng cường sức mạnh và sự linh hoạt cho khớp ở người thoái hóa khớp gối…

Uống sữa vào buổi sáng hay buổi tối tốt hơn? 7 nhóm người này không nên uống sữa
Sống khỏe - 11 giờ trướcGĐXH - Làm thế nào để tận dụng tối đa giá trị dinh dưỡng của sữa? Uống sữa như thế nào để không gây hại cho cơ thể? Những ai không nên uống sữa?... là những câu hỏi sẽ được giải đáp dưới đây.

Cục Quản lý Dược chỉ cách người dân tự nhận biết thuốc giả, thuốc thật
Y tế - 21 giờ trướcLãnh đạo Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa cho biết, người dân, doanh nghiệp có thể tự tra cứu sản phẩm thuốc tân dược qua Cổng dịch vụ công: https://dichvucong.dav.gov.vn/congbothuoc.

Đặt thành công máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100
Y tế - 23 giờ trướcBệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công hai ca đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100.

Hà Nội: Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi ở bụi chuối, trên người nhiều vết xước và côn trùng đốt
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Ngay khi phát hiện, người dân địa phương đã đưa trẻ vào trạm y tế trong tình trạng tỉnh, khóc to, hạ nhiệt độ, trên người nhiều vết trầy xước và côn trùng đốt, rốn còn tươi.

Nhiều người lớn mắc sởi chuyển nặng, phải can thiệp thở máy
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Hiện nay, bệnh sởi đang có xu hướng gia tăng, không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn, đặc biệt là nhóm người có bệnh nền hoặc suy giảm miễn dịch.

8 tư thế yoga tăng cường sức khỏe khi trời nắng nóng
Bệnh thường gặpThời tiết đang chuyển dần sang mùa hè nắng nóng và cơ thể cũng cần thay đổi để thích ứng. Thực hiện các tư thế yoga vừa giúp kéo giãn, vừa tăng cường sức khỏe rất thích hợp trong giai đoạn này.