Dấu hiệu đột quỵ sớm: Cảnh báo từ cơn thiếu máu não thoáng qua
GĐXH - Một số người có thể trải qua cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA), nếu được xử lý kịp thời có thể giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ - nguy cơ tàn tật vĩnh viễn hoặc tử vong.

Đột quỵ là một tình trạng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong mà không có cảnh báo. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể trải qua một thiếu hụt tạm thời trước khi đột quỵ xảy ra, được gọi là cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA). Nếu được xử lý kịp thời, có thể giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ, cũng đồng nghĩa giảm nguy cơ tàn tật vĩnh viễn hoặc tử vong.

Ảnh minh hoạ
Cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA) là gì?
Cơn thiếu máu não thoáng qua được định nghĩa là sự khởi phát đột ngột triệu chứng thần kinh khu trú do thiếu máu não ở một khu vực hoặc võng mạc. Các triệu chứng này kéo dài không quá 24 giờ và không có sự hiện diện tổn thương nhồi máu não cấp trên hình ảnh cộng hưởng từ.

ThS.BS.Sabrina Stefanizzi giải thích về cơn thiếu máu não thoáng qua tại Hội thảo Quản lý đột quỵ toàn diện, ngày 12/4 vừa qua. Ảnh: G.Võ
Tuy nhiên, TIA có thể là một dấu hiệu cảnh báo. Theo ThS.BS Sabrina Stefanizzi, bác sĩ thần kinh tại Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội với hơn 20 năm kinh nghiệm trong điều trị đột quỵ, khoảng 1 trong 3 người từng trải qua TIA sẽ bị đột quỵ sau đó, và khoảng một nửa số đột quỵ này sẽ xảy ra trong vòng 1 năm sau khi có TIA. Một TIA vừa có thể là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ trong tương lai, vừa là cơ hội để ngăn ngừa nó.
Các dấu hiệu cần lưu ý khi có TIA
Các triệu chứng của TIA tương tự như dấu hiệu sớm của đột quỵ. Những triệu chứng này xuất hiện đột ngột và có thể bao gồm:
• Đau đầu dữ dội, đột ngột, khác với những cơn đau đầu thông thường
• Yếu, tê hoặc liệt ở mặt, tay hoặc chân, thường là một bên cơ thể
• Khó khăn trong việc nói hoặc hiểu người khác
• Mất thị lực đột ngột
• Chóng mặt hoặc mất thăng bằng
TIA thường chỉ kéo dài vài phút và biến mất trong vòng 1 giờ.

BS. Stefanizzi hướng dẫn cách nhận biết những dấu hiệu đột quỵ. Ảnh: G.Võ
Một số bệnh nhân có thể trải qua nhiều hơn một cơn TIA, và triệu chứng có thể giống nhau hoặc khác nhau tùy thuộc vào phần nào của não bị ảnh hưởng. Đây là một hội chứng nguy hiểm cần được chăm sóc khẩn cấp.
Nguyên nhân và phòng ngừa TIA và đột quỵ
Theo BS Stefanizzi, nguyên nhân của cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA) tương tự như nguyên nhân của đột quỵ thiếu máu não, loại đột quỵ phổ biến nhất. Những nguyên nhân thường gặp nhất bao gồm xơ vữa động mạch não hoặc động mạch vùng cổ bao gồm động mạch cảnh và động mạch đốt sống. Điều này xảy ra khi các mảng xơ vữa tích tụ trong các động mạch. Khi các động mạch nhỏ bị ảnh hưởng, gây ra "nhồi máu não ổ khuyết".

Kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ giúp phòng ngừa đột quỵ và giảm biến chứng các bệnh mạch máu. Ảnh minh hoạ
Các mảng xơ vữa có thể làm giảm lưu lượng máu trong động mạch hoặc dẫn đến sự hình thành cục máu đông. Một cục máu đông di chuyển từ một phần khác trong cơ thể, chủ yếu từ tim, đến một động mạch cung cấp máu cho não cũng có thể gây ra TIA.
Có nhiều yếu tố nguy cơ có thể gây ra TIA và đột quỵ, được chia thành hai nhóm: yếu tố nguy cơ không thể thay đổi và yếu tố nguy cơ có thể kiểm soát được.
Yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được bao gồm tiền sử gia đình, tuổi, chủng tộc, giới tính và các bệnh lý về máu.
Yếu tố nguy cơ có thể kiểm soát bao gồm: Tăng huyết áp, cholesterol cao, bệnh tim mạch, lối sống ít vận động, tiểu đường và thừa cân. Việc có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ này không có nghĩa là bạn sẽ chắc chắn bị đột quỵ, nhưng nguy cơ sẽ tăng lên nếu bạn có nhiều yếu tố nguy cơ.
Tầm quan trọng của việc nhận diện sớm
Một trong những yếu tố quan trọng nhất trong điều trị đột quỵ là nhận diện sớm các triệu chứng và hành động kịp thời.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng 4,5 giờ đầu tiên kể từ khi có triệu chứng là thời gian quan trọng để giảm thiểu tổn thương não và cải thiện khả năng phục hồi.

Hình ảnh chụp MRI sọ não người bệnh bị đột quỵ, nam giới 69 tuổi và hình ảnh cục máu đông được các bác sĩ bệnh viện Việt Pháp Hà Nội can thiệp cấp cứu cho người bệnh. Ảnh: TL
BS Stefanizzi cho biết: "Can thiệp kịp thời là chìa khóa để giảm thiểu tổn thương não và cứu sống người bệnh. Vì vậy, việc hiểu và nhận ra những dấu hiệu sớm của TIA và đột quỵ là rất quan trọng. Hãy luôn lắng nghe cơ thể của bạn và đừng ngần ngại tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào."

Dấu hiệu đường huyết tăng cao vào ban đêm, người bệnh tiểu đường có dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường nên nắm rõ dấu hiệu tăng đường huyết vào ban đêm để có biện pháp kịp thời phòng tránh biến chứng.

Đi khám zona thần kinh, người phụ nữ ở Phú Thọ bất ngờ phát hiện khối u tim khổng lồ
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - Bị zona thần kinh vùng thành ngực và đau nhiều ở khu vực bị zona, người bệnh đi khám thì phát hiện khối u nhầy khổng lồ, nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Men gan thấp nguy hiểm không? Người có dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcGĐXH - Bác sĩ cho biết men gan cao hay men gan thấp đều có thể cảnh báo bệnh gan tiến triển nặng và chức năng gan suy giảm.

Bé 14 tuổi ở Phú Thọ đang khỏe mạnh, bất ngờ bị liệt 2 chân từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Trước khi vào viện 3 ngày vì mắc bệnh viêm tủy ngang hiếm gặp, bé 14 tuổi bất ngờ xuất hiện cảm giác tê bì ở chân, tình trạng này nhanh chóng lan rộng khiến em không thể cử động...

4 dấu hiệu khi đi bộ báo động cơ thể bạn có cục máu đông
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Nếu thấy một trong 4 dấu hiệu này khi đang đi bộ, bạn cần chú ý để kiểm tra sức khỏe, không được chủ quan.

4 thói quen buổi sáng tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên làm để ngừa biến chứng
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Uống nước ấm, ăn một bữa sáng giàu protein và chất xơ, giảm căng thẳng sau khi thức dậy... có thể giúp ổn định lượng đường huyết ở người bệnh tiểu đường.

Đã có người lớn tử vong do sởi, Bộ Y tế đưa ra 5 khuyến cáo cho nhóm nguy cơ cao
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Để tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh sởi nhằm hạn chế các trường hợp nặng tử vong, Bộ Y tế đã đưa ra khuyến cáo phòng, chống bệnh sởi với nhóm có nguy cơ cao diễn biến nặng liên quan đến sởi.

Ngực to bất thường, cô gái 22 tuổi ở Hà Nội đi khám vì lo sợ mắc ung thư vú
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Vú có dấu hiệu bất thường, thiếu cân đối quá mức giữa hai bên rất có thể do sự xuất hiện của khối u đang âm thầm phát triển trong tuyến vú.

Người bệnh tiểu đường cần biết điều này để ổn định đường huyết và 'sống chung' với bệnh
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Người bệnh tiêu đường cần điều chỉnh chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên... Đây là những điều cần thiết, bất kể bạn mắc bệnh tiểu đường loại nào.

Người đàn ông 60 tuổi ở Phú Thọ thoát di chứng đột quỵ sau 3 tháng kiêng trì làm việc này
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Sau 3 tháng kiên trì tập luyện phục hồi chức năng theo đúng phác đồ điều trị, người đàn ông bị đột quỵ đã hồi phục toàn thân, đã bắt đầu tập đi và độc lập trong sinh hoạt hàng ngày.

Người bệnh tiểu đường cần biết điều này để ổn định đường huyết và 'sống chung' với bệnh
Bệnh thường gặpGĐXH - Người bệnh tiêu đường cần điều chỉnh chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên... Đây là những điều cần thiết, bất kể bạn mắc bệnh tiểu đường loại nào.