Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đẩy mạnh tiếp thị xã hội và xã hội hóa phương tiện tránh thai

Thứ hai, 18:38 27/02/2017 | Dân số và phát triển

GiadinhNet – Sáng nay (27/2), lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) đã có buổi làm việc với các chuyên gia đến từ tổ chức FP2020 (Tổ chức Hợp tác quốc tế hỗ trợ các quyền của phụ nữ và trẻ em gái).

Tham dự buổi làm việc có ông Hồ Chí Hùng - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ, lãnh đạo các vụ/đơn vị thuộc Tổng cục DS-KHHGĐ và các chuyên gia đến từ tổ chức FP2020.

Phát biểu khai mạc buổi làm việc, ông Hồ Chí Hùng hoan nghênh các chuyên gia đến từ FP2020 đồng thời nêu khái quát những nội dung trọng tâm làm việc giữa hai bên.


Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: N.Mai

Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: N.Mai

Theo đó, làm thế nào để đẩy mạnh đa dạng hóa các phương tiện tránh thai (PTTT) và hàng hóa sức khỏe sinh sản (SKSS) có chất lượng đến tay người dân Việt Nam là mục tiêu cốt lõi xuyên suốt buổi thảo luận.

Ông Hồ Chí Hùng cho biết, hiện nay, việc cung ứng PTTT và hàng hóa SKSS tại Việt Nam còn gặp rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do tâm lý bao cấp các PTTT và hàng hóa SKSS đã ăn sâu trong tâm trí của người dân, do đó, để họ từ bỏ thói quen này để chuyển sang sử dụng PTTT và hàng hóa SKSS từ nguồn tiếp thị xã hội không phải là chuyện một sớm một chiều.


Lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ làm việc với các chuyên gia đến từ FP2020. Ảnh: N.Mai

Lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ làm việc với các chuyên gia đến từ FP2020. Ảnh: N.Mai

Hơn nữa, chất lượng các loại PTTT và hàng hóa SKSS trên thị trường Việt Nam hiện nay vẫn chưa được đảm bảo, vẫn còn xuất hiện hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ, chưa được kiểm định chất lượng. Điều này có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.

Bên cạnh đó, những năm gần đây, kinh phí từ nguồn ngân sách Trung ương dành cho chương trình DS-KHHGĐ ngày càng bị cắt giảm, gây khó khăn nhất định đến việc cung ứng và nâng cao chất lượng PTTT và hàng hóa SKSS cho cộng đồng.

Theo ông Hồ Chí Hùng, hiện nay, để giải quyết vấn đề trên, Việt Nam đang tập trung vào 2 chiến lược chính là tiếp thị xã hội và xã hội hóa PTTT, hàng hóa SKSS.


Các chuyên gia đến từ Tổ chức FP2020. Ảnh: N.Mai

Các chuyên gia đến từ Tổ chức FP2020. Ảnh: N.Mai

Về tiếp thị xã hội các PTTT, Việt Nam đã triển khai từ năm 1993, tuy nhiên chưa đạt được nhiều kết quả khả quan. Do đó, năm 2013, Trung tâm tư vấn và cung ứng dịch vụ (thuộc Tổng cục DS-KHHGĐ) được thành lập để tập trung đẩy mạnh hơn nữa việc cung ứng và nâng cao chất lượng các PTTT và dịch vụ chăm sóc SKSS.

Bên cạnh đó,năm 2015, Bộ Y tế Việt Nam phê duyệt Đề án xã hội hóa cung cấp PTTT và dịch vụ SKSS/KHHGĐ tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển giai đoạn 2015-2020 (Đề án 818).

Mục tiêu của Đề án nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, đa dạng về PTTT, hàng hóa và dịch vụ SKSS/KHHGĐ có chất lượng. Đồng thời, huy động và nâng cao hiệu quả của các nguồn lực đầu tư từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho chương trình DS-KHHGĐ phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế thị trường.


Tình hình sử dụng phương tiện tránh thai tại Việt Nam trong những năm gần đây. Ảnh: N.Mai

Tình hình sử dụng phương tiện tránh thai tại Việt Nam trong những năm gần đây. Ảnh: N.Mai

Theo báo cáo tại buổi làm việc, hiện nay, thông qua sự vào cuộc vận động của đội ngũ cộng tác viên dân số trên cả nước(hơn 170 nghìn người), việc tiếp thị xã hội và xã hội hóa PTTT đã đạt được nhiều kết quả nhất định. Tuy nhiên, vẫn chưa được như kỳ vọng.

Do đó, Tổng cục DS-KHHGĐ đang tiếp tục xây dựng các chương trình, kế hoạch thúc đẩy việc tiếp thị xã hội và xã hội hóa PTTT đồng thời mong muốn nhận được sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế để đẩy mạnh hơn nữa việc cung ứng các PTTT và dịch vụ chăm sóc SKSS có chất lượng đến tay người tiêu dùng,


Đoàn làm việc chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: N.Mai

Đoàn làm việc chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: N.Mai

Trước thực tế trên, đại diện FP2020 nhận định, những khó khăn mà Việt Nam gặp phải gần như tương đồng với nhiều quốc gia trên thế giới. Vì vậy, giải quyết những khó khăn tại Việt Nam sẽ phần nào giúp FP2020 rút ra những kinh nghiệm để xử lý những trường hợp tương tự khác.

Bên cạnh đó, phía FP2020 nhấn mạnh, một trong những nhiệm vụ quan trọng để đảm bảo cung ứng và nâng cao chất lượng các PTTT và hàng hóa SKSS là phải kêu gọi tất cả các cơ quan, ban ngành cùng vào cuộc, trong đó, tập trung ưu tiên khối kinh tế tư nhân, các doanh nghiệp có tiềm năng phát triển lâu dài để tăng cơ hội hợp tác và phát triển bền vững.

Mai Thùy

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Dân số và phát triển - 13 giờ trước

Mặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Qua kiểm tra thực tế, đoàn kiểm tra ghi nhận một số khó khăn, vấn đề còn vướng mắc trong quá trình triển khai tuyên truyền, tư vấn và cung cấp biện pháp tránh thai của những người làm dân số tỉnh Quảng Ninh.

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Việc áp dụng các nguyên tắc dưới đây có thể mang lại một cuộc sống khỏe mạnh, sống lâu hơn và trọn vẹn hơn…

Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới

Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Bệnh lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến, chủ yếu ảnh hưởng đến đường sinh dục nhưng cũng có thể lây nhiễm vào cổ họng, trực tràng và mắt.

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Ăn táo bằng nhiều cách, có thể nấu chín, dùng làm nước ép hay ăn trực tiếp... đều có thể cải thiện sức khỏe tổng thể và giúp ngăn ngừa một số tình trạng bệnh mạn tính, bao gồm bệnh tim, đái tháo đường.

Đau vú sau khi kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Đau vú sau khi kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Nhiều phụ nữ thấy vú đau trong những ngày trước kỳ kinh nguyệt và cơn đau thường biến mất ngay sau khi kỳ kinh bắt đầu. Tuy nhiên, một số phụ nữ thấy cơn đau vẫn tiếp diễn ngay cả sau khi kỳ kinh đã kết thúc.

7 điều cần biết về bệnh lây truyền qua đường tình dục

7 điều cần biết về bệnh lây truyền qua đường tình dục

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục còn được gọi là nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI). STI có thể lây truyền trong bất kỳ hình thức sinh hoạt tình dục nào.

Các thuốc trị rụng tóc thời kỳ mãn kinh

Các thuốc trị rụng tóc thời kỳ mãn kinh

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Rụng tóc là một trong những triệu chứng thường thấy ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh. Việc điều trị sớm, đúng cách có thể giúp làm chậm quá trình rụng tóc, cải thiện sức khỏe tổng thể của tóc, đồng thời giúp chị em thêm tự tin trong cuộc sống.

Thuốc điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt

Thuốc điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Hội chứng tiền kinh nguyệt có thể gây khó chịu về mặt thể chất, tinh thần... ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều trường hợp bị Hội chứng tiền kinh nguyệt nặng, kéo dài cần phải dùng thuốc để điều trị.

Trẻ sơ sinh được bú mẹ có sức khoẻ tim mạch tốt hơn

Trẻ sơ sinh được bú mẹ có sức khoẻ tim mạch tốt hơn

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Trẻ bú mẹ ít nhất sáu tháng có thể thúc đẩy vi khuẩn đường ruột có lợi, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch ở trẻ khi trưởng thành.

Top