Để người cao tuổi sống vui, sống khỏe
Một tinh thần lạc quan, một lối sống hài hòa, phù hợp sẽ giúp người cao tuổi đẩy lùi, hạn chế bệnh tật.
Tuổi càng cao thì hệ miễn dịch sẽ càng suy giảm và sức khỏe thường giảm sút do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Khả năng miễn dịch kém là nguyên nhân khiến người cao tuổi dễ bị nhiễm bệnh, đau ốm, thậm chí mắc đồng thời nhiều bệnh. Tuy nhiên, một tinh thần lạc quan, một lối sống hài hòa, phù hợp sẽ giúp người cao tuổi đẩy lùi, hạn chế bệnh tật.
Tăng cường trí nhớ
Theo ThS. Đinh Hữu Uân (phó trưởng phòng Chỉ đạo tuyến-Bệnh viện tâm thần trung ương I) để tăng cường trí nhớ, người cao tuổi cần duy trì cuộc sống vận động nói chung và năng chạy bộ hay đi bộ nói riêng được xếp đầu bảng giúp tăng cường trí nhớ cho con người.
Vận động nhẹ nhàng, tập thể dục đều đặn tác động tốt cho hệ tuần hoàn của người lớn tuổi. Ngoài ra, vận động thường xuyên còn giúp tăng cường sức đề kháng, làm chậm lại quá trình lão hóa của cơ thể, giúp hệ cơ xương khớp dẻo dai và ngăn ngừa nhiều bệnh tật.
Thường xuyên tập thể dục thể thao giúp người cao tuổi thêm dẻo dai, khỏe mạnh và yêu đời. Tuy nhiên, do đặc điểm thể chất, người lớn tuổi cần có chế độ tập luyện phù hợp với tuổi tác.
Những môn thể dục thể thao thích hợp là dưỡng sinh, đi bộ, đạp xe với tốc độ chậm, bơi lội nhẹ nhàng... Các hoạt động này chỉ nên kéo dài khoảng 30 - 45 phút mỗi ngày và nên cách giờ ngủ ít nhất 3 tiếng để cơ thể có thời gian nghỉ ngơi, giấc ngủ sâu và ngon hơn
Bên cạnh đó, người cao tuổi cần ngủ đủ giấc. Giấc ngủ chất lượng mang đến cho con người nhiều lợi thế, trong đó có những lợi thế mang tính sinh học bởi khi ngủ, não làm nhiệm vụ truy cập, xử lý thông tin diễn ra trong ngày trước khi đưa vào bộ nhớ dài kỳ.
Nếu bị thiếu ngủ, ngủ không đủ, trí nhớ sẽ bị sa sút và suy giảm. Vì vậy, mỗi ngày cần duy trì 7 - 8 tiếng ngủ có chất lượng, kể cả giấc ngủ ban trưa. Hãy ngủ thật ngon trong 15 phút vào buổi trưa. Một giấc ngủ ngắn buổi trưa sẽ phục hồi sức lực cho cả buổi chiều làm việc của bạn và mang đến một trạng thái tinh thần tốt hơn và sức khỏe tinh thần tốt nhất.
Để não có thể hoạt động tốt, ThS. Đinh Hữu Uân cũng khuyên người cao tuổi nên thực hiện một số bài tập kiểu chơi game dùng riêng cho não, hoặc chơi các trò chơi dạng ô chữ, câu đố chữ, câu đố ô chữ, câu đố ghép hình... để giữ cho trí não của bạn được khỏe mạnh.
Giữ tinh thần lạc quan
Một số thay đổi nhỏ về thói quen có thể giúp người cao tuổi thư thái hơn, tăng cường sức khỏe tinh thần, làm cho cuộc sống thêm màu sắc và tươi mới hơn. ThS. Đinh Hữu Uân khuyên người cao tuổi nên:
Khi rơi vào tình trạng căng thẳng, việc viết ra cảm xúc thật sự là một liều thuốc tẩy rửa những nặng nề trong đầu để có sức khỏe tinh thần tốt nhất.

Nên thường xuyên kết nối với bạn bè của bạn. Hãy cùng bạn bè đi du lịch, mua sắm, tán gẫu, ăn uống... Giữ liên lạc thường xuyên với những người thân yêu. Tận hưởng cuộc sống vui vẻ bên con cháu. Có thể nuôi một con thú cưng (chó hoặc mèo) vì động vật làm cho người cao niên tham gia nhiều hơn vào xã hội, ít chán nản và ít kích động hơn.
Người cao tuổi rất dễ tủi thân. Chính vì vậy, tình yêu thương và sự quan tâm của con cháu là một trong những điều quan trọng trong việc chăm sóc sức khoẻ người già. Hãy tạo không khí vui vẻ, tạo cảm giác gần gũi, ân cần khi chăm sóc người cao tuổi như trò chuyện, nắm tay, ôm vai…
Nếp sống lành mạnh, tinh thần cởi mở, vui tươi, sinh hoạt điều độ... giúp cơ thể người già đạt được trạng thái thư giãn, tịnh tâm, an thần. Người lớn tuổi cũng nên từ bỏ các thói quen xấu như hút thuốc lá, uống bia rượu, thức đêm...
Người cao tuổi cũng cần trao đổi với bác sĩ, nhằm hiểu rõ những thay đổi của cơ thể;đi khám định kỳ để phát hiện bệnh và điều trị bệnh kịp thời.
Chế độ ăn giàu vitamin và khoáng chất
Chăm sóc sức khỏe người già không phải là một việc đơn giản. Để chăm sóc tốt cho sức khoẻ người cao tuổi bạn phải cần hiểu được những nhu cầu dinh dưỡng cũng như cách phòng ngừa bệnh tật, bảo vệ sức khoẻ cho người cao tuổi.

Vitamin và khoáng chất chỉ chiếm lượng nhỏ, song lại đóng vai trò quan trọng đối với các hoạt động của cơ thể. Vitamin A có ảnh hưởng tới hệ miễn dịch; vitamin E góp phần giảm nguy cơ phát triển bệnh tim nếu nạp đủ lượng. Bổ sung magie và kẽm hợp lý, có thể phòng chống suy nhược, giúp ăn ngon ngủ sâu, tăng cường miễn dịch. Các vi chất như canxi và vitamin D cũng giúp hệ xương chắc khỏe và làm chậm quá trình mất xương ở người lớn tuổi...
Để cung cấp đầy đủ và hợp lý lượng vitamin và khoáng chất thiết yếu, người lớn tuổi cần đa dạng chế độ ăn uống. Các loại củ quả có màu đỏ, vàng và cam như cà rốt, cà chua, gấc... thường giàu vitamin A. Bữa ăn nên bổ sung các loại củ quả có màu đỏ, vàng và cam như cà rốt, cà chua, gấc, bông cải xanh, dầu thực vật; các loại đậu, củ cải trắng, ngũ cốc, các loại hạt...
Theo Sức khỏe & Đời sống

Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcMang thai khiến hệ miễn dịch mẹ bầu suy giảm, dễ mắc bệnh khi thời tiết thay đổi. Tăng cường đề kháng và chăm sóc sức khỏe đúng cách giúp mẹ và thai nhi luôn an toàn.

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcGĐXH - Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số nhanh chóng, việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc được xác định là một trong những giải pháp chiến lược để bảo đảm chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi, đồng thời thúc đẩy bình đẳng giới và phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Ung thư vú có di truyền không?
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcTheo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và gây tử vong cao nhất trong các loại ung thư ở nữ giới. Tại Việt Nam, ung thư vú cũng là loại ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất. Vậy ung thư vú có di truyền không và làm cách nào để tầm soát ở giai đoạn sớm?

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, đây là một tình huống đặc biệt hiếm trong sản khoa, với tỷ lệ gặp chỉ khoảng 1/700.000 – 1/800.000 ca mang thai tự nhiên.

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcSau 4 giờ dài dằng dặc chờ đợi kết quả ADN nhưng mọi chuyện không thuận theo mong mỏi, người phụ nữ trẻ ôm tờ kết quả xét nghiệm, gục đầu khóc nức nở.

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGĐXH - Sau sinh, trẻ hồng hào, khóc to, phản xạ tốt. Được biết, trong suốt thai kỳ, sản phụ tăng 20kg và hoàn toàn khỏe mạnh.

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcTắc tia sữa, nứt núm vú là tình trạng phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, chỉ với vài thói quen chăm sóc ngực đơn giản mỗi ngày, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh hiệu quả.

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcGĐXH - Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh có thể phát ra từ 5 đến 7 loại tiếng khóc khác nhau, tương ứng với các nhu cầu và cảm xúc khác nhau...

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcViêm tuyến vú không những gây khó khăn, đau đớn khi cho con bú mà còn dễ có nguy cơ nhiễm trùng áp-xe vú nếu không được điều trị kịp thời. Vậy mẹ có nên cho con bú khi bị viêm tuyến vú không?

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcUng thư tuyến tiền liệt thường xuất hiện với những triệu chứng khó nhận biết, dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe ít nghiêm trọng hơn. Đừng bỏ qua những 10 dấu hiệu dưới đây, bởi việc phát hiện sớm có ý nghĩa quyết định trong điều trị.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.