Hà Nội
23°C / 22-25°C

Để tránh rủi ro khi nhuộm tóc

Thứ hai, 07:15 01/11/2010 | Sống khỏe

Đã có nhiều trường hợp bị tai biến do thuốc nhuộm tóc, với những biểu hiện: da đầu sưng đỏ, ngứa, chảy nước vàng, bốc mùi tanh.

 
Có trường hợp nặng hơn, thuốc lan xuống làm hai mắt sưng đỏ. Mối nguy từ thuốc nhuộm tóc sẽ không dừng lại ở đó, nếu việc nhuộm tóc diễn ra thường xuyên và không bảo đảm những yêu cầu an toàn.
 
Đối với phụ nữ Á Đông, đôi mắt nâu đen đi cùng mái tóc đen huyền đã tạo nên một nét duyên dáng và quyến rũ khó tả. Mái tóc đẹp không chỉ là mái tóc dày, chắc mà còn phải có màu sắc phù hợp với các chi tiết khác (màu da, màu mắt…) của chính cơ thể mỗi người. Tuy nhiên, không phải ai cũng được tạo hoá ban tặng cho mái tóc đẹp. Do đó, làm đẹp tóc bằng cách nhuộm đổi màu tóc là nhu cầu hết sức chính đáng và cần thiết.

Khi nào cần nhuộm tóc?

Khi tóc bị bạc nhiều thì nhuộm tóc đen lại sẽ giúp bạn trông trẻ hơn, nhu cầu này thường xuất hiện ở những người có tuổi. Ngoài ra, khi có màu mắt và màu da sáng, việc thay đổi màu tóc từ đen sang vàng kim hoặc đồng sáng hoặc hạt dẻ... cũng sẽ giúp chúng ta trông hợp thời trang và ấn tượng hơn, nhu cầu này thường gặp ở những bạn trẻ.
 
Những trường hợp khác khi muốn nhuộm tóc cần phải hết sức thận trọng, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh những tác hại do thuốc nhuộm tóc đem lại, nhằm hạn chế tối đa nguy cơ bị tai biến khi sử dụng các dịch vụ làm đẹp tóc kiểu này.

Nhuộm tóc có nhiều loại: nhuộm dần dần (tóc sậm màu dần), nhuộm tạm (màu nhuộm bị mất đi sau một lần gội), nhuộm lâu (màu nhuộm bị mất đi sau từ 4 – 6 lần gội hoặc lâu hơn), nhuộm luôn (không mất màu khi gội đầu).

Kiểu nhuộm luôn gây tổn thương tóc nhiều nhất bởi vì các hạt màu trong loại thuốc nhuộm này có kích thước rất lớn, chúng chen lấn vào thân sợi tóc và vướng luôn trong đó. Trước khi nhuộm màu cho tóc thì thuốc nhuộm còn có tác dụng tẩy màu cũ của các sợi tóc.

Trong quá trình tẩy màu, oxygen của chất sừng trong sợi tóc sẽ bị phóng thích ra khỏi sợi tóc, dẫn đến sợi tóc bị mỏng lại, xốp hơn và dễ bị chẻ, bị gãy. Nếu nhuộm tóc thành màu càng sáng thì trong quá trình nhuộm, tóc sẽ bị tẩy màu càng nhiều. Do đó nhuộm tóc màu càng sậm thì tóc càng ít bị tổn hại. Trong đó đỏ, vàng, xanh là các màu sáng; nâu, xám, đen là các màu tối.

Thuốc nhuộm có thể gây ung thư

Nên sử dụng loại thuốc nhuộm quen dùng, có uy tín, có thành phần từ thiên nhiên. Khoảng cách giữa hai lần nhuộm ít nhất là sáu tháng. Tránh để thuốc nhuộm chạm vào chân tóc…

Thuốc nhuộm thường chứa những thành phần sau: p-phenylenedamine (PPD), toluene-diaminesulphate (TDS), resorcinol (RES), aminoazobenzene, xylidine, aminophenol.

Các thành phần này thường gây ra các tác hại sau đây cho người sử dụng: tóc khô, mất bóng và dễ gãy; rụng tóc; viêm chân tóc (các nốt đỏ ở chân tóc, rất ngứa); viêm da tiếp xúc (các mảng đỏ da, tróc vảy, phù nề, nổi mụn nước… ở những vùng da tiếp xúc thuốc nhuộm); viêm da dị ứng (tổn thương tương tự viêm da tiếp xúc nhưng lan rộng ra ở cả những vùng da không tiếp xúc thuốc nhuộm như trán, cổ, mí mắt, mặt); tăng hoặc giảm sắc tố da đầu.

Nguy hiểm nhất là nguy cơ gây ung thư khi tiếp xúc thuốc nhuộm: ung thư bàng quang, ung thư hệ tạo máu, u não – màng não – thần kinh thính giác… Nguy cơ này càng gia tăng khi thuốc nhuộm càng sậm màu.

Để hạn chế tối đa tác hại

Mặc dù thuốc nhuộm tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhưng không phải vì những tác hại trên mà chúng ta nói không với việc sử dụng dịch vụ thay đổi màu sắc tóc.

Chúng ta nên áp dụng những điều sau đây khi nhuộm tóc, nhằm hạn chế tối đa các tác hại có thể xảy ra: dùng loại thuốc nhuộm quen dùng, có uy tín, có thành phần từ thiên nhiên sẽ tốt hơn; khoảng cách giữa hai lần nhuộm không quá gần nhau, ít nhất sáu tháng; tránh để thuốc nhuộm chạm vào chân tóc; dùng găng tay khi nhuộm hoặc cắt tóc nhuộm; gội đầu bằng dầu gội có thành phần dưỡng ẩm cho da và tóc; chỉ dùng dầu xả cho phần ngọn tóc; thỉnh thoảng hấp dầu cho tóc; chống nắng cho da đầu và tóc (đội nón sậm màu, che phủ tóc khi đi nắng…). Ngoài ra cũng cần phải điều tiết chế độ ăn uống, sinh hoạt cho hợp lý.
 
Theo SGTT
hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Triệu chứng thường gặp khi bị nhiễm khuẩn E.Coli

Triệu chứng thường gặp khi bị nhiễm khuẩn E.Coli

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

Hầu hết các loại vi khuẩn E. coli được biết đến với tác hại là nguyên nhân gây ra tiêu chảy tạm thời và thoáng qua hay một số những nhiễm trùng nặng đường ruột...

Mùa hè luôn sẵn 7 loại quả, 5 loại rau chống tia cực tím, chị em tận dụng sẽ thấy mình trẻ hơn mỗi ngày

Mùa hè luôn sẵn 7 loại quả, 5 loại rau chống tia cực tím, chị em tận dụng sẽ thấy mình trẻ hơn mỗi ngày

Sống khỏe - 11 giờ trước

Không chỉ là "kem chống nắng tự nhiên", những loại rau quả này còn giúp nhả nắng, ngăn ngừa sạm nám cho da rất tốt.

4 cấp độ của bệnh gan nhiễm mỡ, ai không có xin chúc mừng

4 cấp độ của bệnh gan nhiễm mỡ, ai không có xin chúc mừng

Sống khỏe - 12 giờ trước

GĐXH - Bệnh gan nhiễm mỡ nguyên nhân có thể là chế độ ăn uống không hợp lý, căng thẳng, béo phì hay lối sống sinh hoạt không khoa học.

Bài tập nào tốt nhất cho người bệnh rối loạn tiền đình?

Bài tập nào tốt nhất cho người bệnh rối loạn tiền đình?

Sống khỏe - 15 giờ trước

Rối loạn tiền đình có biểu hiện nổi bật là chóng mặt. Các bài tập thở hay bài tập toàn thân giúp người bệnh giảm triệu chứng và giảm thời gian tái phát.

Chế độ ăn cho người bị tiêu chảy

Chế độ ăn cho người bị tiêu chảy

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

Khi bị tiêu chảy, cơ thể thường mất nước và chất điện giải, do đó thực hiện chế độ ăn đúng rất cần thiết để nâng cao sức đề kháng, giảm mệt mỏi.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến thiểu năng tuần hoàn não

Câu hỏi thường gặp liên quan đến thiểu năng tuần hoàn não

Sống khỏe - 21 giờ trước

Thiểu năng tuần hoàn não là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất ở người cao tuổi, đặc biệt là người lao động trí óc.

Người bệnh tiểu đường ăn dưa hấu thế nào để ổn định đường huyết và không tăng cân?

Người bệnh tiểu đường ăn dưa hấu thế nào để ổn định đường huyết và không tăng cân?

Sống khỏe - 21 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên ăn dưa hấu ở dạng nguyên bản, không chế biến thành nước ép hay sinh tố vì sẽ khiến lượng dưa hấu nhiều hơn, có tải lượng đường huyết rất cao, lại không có chất xơ...

Trào ngược dạ dày thực quản: Sự khó chịu và cách cải thiện

Trào ngược dạ dày thực quản: Sự khó chịu và cách cải thiện

Sống khỏe - 23 giờ trước

Trào ngược dạ dày thực quản đang có xu hướng gia tăng, bệnh gây ra các ảnh hưởng sức khỏe nếu không được điều trị đúng cách. Vậy đâu là nguyên nhân gây trào ngược dạ dày và cách nào để cải thiện?

3 quan niệm sai lầm về tiết canh khiến người ăn phải 'trả giá' bằng tính mạng

3 quan niệm sai lầm về tiết canh khiến người ăn phải 'trả giá' bằng tính mạng

Sống khỏe - 1 ngày trước

Đáng buồn là ca tử vong nghi ngộ độc sau bữa cỗ có tiết canh dê vừa xảy ra ở Thái Bình không phải là hi hữu, thực tế đã có một số trường hợp tương tự. Nguyên nhân nào khiến không ít người dân thờ ơ với sức khỏe, thậm chí là tính mạng của mình khi vẫn coi tiết canh là món khoái khẩu?

Loại rau mùa hè tốt cho người bệnh tiểu đường và giải độc gan an toàn, hiệu quả

Loại rau mùa hè tốt cho người bệnh tiểu đường và giải độc gan an toàn, hiệu quả

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Rau diếp cá tốt cho người bệnh tiểu đường, giải độc gan, lợi tiểu... rất thích hợp để sử dụng trong những ngày nắng nóng.

Top