Đề xuất đánh thuế người đầu cơ bất động sản, nhà hoang, đô thị 'ma' có thực sự được 'đổi phận' ?
GĐXH - Nhiều ý kiến cho rằng, đầu cơ là nguyên nhân khiến thị trường bất động sản méo mó, hình thành những đô thị "ma", nhà bỏ hoang nên việc đánh thuế người đầu cơ bất động sản sẽ giải quyết được tình trạng này.
Bộ Xây dựng vừa có văn bản phân tích cơ cấu giá thành, giá bán và nguyên nhân tăng giá bất động sản gửi Văn phòng Chính phủ. Bộ Xây dựng cho rằng, một phần lý do khiến giá bất động sản, nhà ở thương mại tại một số đô thị tăng cao trong thời gian gần đây có nguyên nhân từ hiện tượng đầu cơ của các hội, nhóm, cá nhân.
Do đó, để hạn chế tình trạng đầu cơ, đồng thời ổn định thị trường, Bộ Xây dựng đề xuất Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất đánh thuế đối với nhà, đất thứ hai và bất động sản bỏ hoang, không sử dụng.
Đồng thời, nghiên cứu đánh thuế với trường hợp sở hữu, sử dụng nhiều nhà, đất nhằm hạn chế đầu cơ, mua đi bán lại trong thời gian ngắn để kiếm lời.
Cùng thời điểm, Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cũng đề xuất thắt chặt chính sách tín dụng với người đầu cơ.

Nhiều ý kiến cho rằng, đầu cơ là nguyên nhân khiến thị trường bất động sản méo mó, hình thành những đô thị "ma", nhà bỏ hoang nên việc đánh thuế người đầu cơ bất động sản sẽ giải quyết được tình trạng này.
Đề xuất này nhằm giảm số lượng người vay vốn với mục đích đầu cơ hoặc sử dụng đòn bẩy quá cao, đồng thời, nhằm điều tiết khi thị trường có sự biến động tăng hoặc giảm trên 20% trong 3 tháng hoặc khi thị trường có các biến động khác ảnh hưởng đến ổn định kinh tế - xã hội mà không gây tác động tiêu cực đến nhu cầu mua nhà để ở của người dân.
Theo VARS, song song với hình thức đánh thuế, các tổ chức tín dụng có thể điều chỉnh giảm hạn mức cho vay thông qua việc điều chỉnh tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản, yêu cầu tỷ lệ thanh toán bằng vốn tự có cao hơn, hoặc áp dụng mức lãi suất cao hơn với những người mua nhà thứ hai trở lên.
Bên cạnh đó, Chính phủ có thể áp đặt quy định về việc kiểm soát chất lượng tín dụng, yêu cầu các ngân hàng phải báo cáo chi tiết hơn về các khoản vay liên quan đến bất động sản. Từ đó tăng cường giám sát rủi ro.
Song song đó là thiết lập cơ chế tín dụng cho các dự án nhà ở xã hội; ưu tiên cấp vốn cho các dự án phát triển nhà ở xã hội, nhà ở vừa túi tiền nhằm giải quyết nhu cầu về nhà ở cho đối tượng có thu nhập thấp.

Theo TS Nguyễn Văn Đính, việc nghiên cứu áp thuế bất động sản là cấp bách để điều tiết thị trường.
Theo TS Nguyễn Văn Đính – Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, chỉ số giá chung cư trong quý II tại Hà Nội, TP.HCM tăng lần lượt 58% và 27% so với cùng kỳ năm 2019.
Phân khúc trung cấp ngày càng khan hiếm và hơn 80% nguồn cung căn hộ mở bán mới năm nay có giá trên 50 triệu đồng mỗi m2. Thậm chí, một số dự án chung cư mới cũng có giá bán lên đến chục nghìn USD mỗi m2.
Bên cạnh đó, giá chung cư cũ cũng tăng cao. Nhiều căn hộ qua sử dụng hàng chục năm vẫn được rao giá gấp 2-3 lần so với lúc mở bán.
Theo ông Đính, hiện nay, hệ thống pháp luật chưa có chế tài kiểm soát, ngăn chặn hoạt động đầu cơ, găm đất nhằm đẩy giá. Trong khi đó, tình trạng mua bán, sang tay không được kiểm soát là nguyên nhân chính dẫn đến sốt đất tại nhiều địa phương.
Nhà đầu cơ mua đất rồi bỏ hoang chờ tăng giá hoặc tạo khan hiếm giả diễn ra phổ biến, mục đích đều là đẩy giá kiếm lời. Bởi vậy, việc nghiên cứu áp thuế bất động sản là cấp bách để điều tiết thị trường.
Đê Tả Cà Lồ bị lấn chiếm, phủ đầy rác (bài 7): Hàng trăm tấn rác thải bì bõm trong nước lũ, sau cơn bão số 3

Chung cư bớt nóng, đất nền lại 'nổi sóng': Nên đầu tư vào đâu?
Xu hướng - 12 giờ trướcSẵn số tiền nhàn rỗi, anh Quốc Hùng (Ba Đình, Hà Nội) muốn đầu tư vào bất động sản để sinh lời, trong đó đất nền và chung cư là hai phân khúc anh đang hướng tới.

Từ hôm nay (1/4), tổ chức kinh doanh bất động sản được nhận chuyển quyền và mục đích sử dụng đối với đất nông nghiệp
Xu hướng - 1 ngày trướcGĐXH - Theo Nghị quyết số 171/2024/QH15 của Quốc hội, từ hôm nay (01/4), tổ chức kinh doanh bất động sản được nhận chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất đối với đất nông nghiệp để thực hiện dự án thí điểm phải được HĐND cấp tỉnh thông qua.

Cá 'tỷ đô' của Việt Nam bơi sang Thái Lan siêu đắt hàng vì vừa rẻ vừa ngon, toàn xuất hiện trong buffet, nhà hàng quốc tế
Xu hướng - 1 ngày trướcLoại cá này của Việt Nam đang được Thái Lan liên tục thu mua nhờ giá cả hợp lý, chất lượng thơm ngon.

Mặt hàng cực kỳ phổ biến trên các nền tảng mua sắm trực tuyến của TQ được nhập khẩu từ VN
Xu hướng - 1 ngày trướcNgười dân các thành phố giàu có như Bắc Kinh và Thượng Hải có xu hướng tiêu thụ mặt hàng này nhiều hơn các khu vực khác.

Chi tiền triệu tảo mộ online dịp Tết thanh minh
Xu hướng - 2 ngày trướcTết thanh minh năm nay, nhiều khách hàng chọn dịch vụ tảo mộ online với giá từ 500.000 đồng đến 2,5 triệu đồng.

Cỏ dại mọc hoang khắp Việt Nam, đào rễ lên phát hiện cả “kho tiền”
Xu hướng - 3 ngày trước99% người Việt đều từng nhìn thấy loại cỏ dại quen thuộc này mà chưa biết đến giá trị của nó.

Quán cà phê bán matcha cao hơn cả giá vàng: 1 chỉ vàng cũng chưa mua nổi nửa kg!
Xu hướng - 3 ngày trướcMột quán cà phê khiến dân tình ngỡ ngàng khi bán bột matcha với mức giá cao đến bất ngờ, thậm chí còn được so sánh với giá vàng.

Tỉnh lớn nhất miền Bắc vừa tiêu thụ 5.000 tấn loại quả 'nữ hoàng' này, thu 770 tỷ
Xu hướng - 5 ngày trướcVới giá bán trung bình 80.000 - 250.000 đồng, trị giá tiêu thụ dâu tây của tỉnh này đạt 770 tỷ đồng.

Loài cây của Ấn Độ trồng tại Việt Nam phát triển tốt hơn 20%, chảy ra 'vàng lỏng' giá nghìn đô
Xu hướng - 6 ngày trướcĐây là loài cây được du nhập về Việt Nam, nhưng lại phát triển hơn cả ở nước bản địa. Các bộ phận của cây từ lá, lõi gỗ, rễ cây đến hạt cây đều có giá trị kinh tế cao...

Săn 'hóa thạch sống' trên cây đem bán, tiền về ùn ùn đếm mỏi tay
Xu hướng - 6 ngày trướcLoài cây này hiện đã được trồng tại Việt Nam nhưng vẫn đang “cung không đủ cầu”.

Cá 'tỷ đô' của Việt Nam bơi sang Thái Lan siêu đắt hàng vì vừa rẻ vừa ngon, toàn xuất hiện trong buffet, nhà hàng quốc tế
Xu hướngLoại cá này của Việt Nam đang được Thái Lan liên tục thu mua nhờ giá cả hợp lý, chất lượng thơm ngon.