Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đề xuất miễn, giảm lệ phí cho công dân thay đổi thông tin, giấy tờ tùy thân sau sáp nhập xã, phường ở Hà Nội

Thứ ba, 19:32 16/04/2024 | Thời sự

GĐXH - Đến nay, 26 quận, huyện có phường, xã phải sắp xếp trong giai đoạn 2023-2025 đã hoàn thành việc lấy ý kiến cử tri và thống nhất phương án sáp nhập. Trong đó, nhiều địa phương cũng đã đề xuất những giải pháp nhằm hỗ trợ về chi phí, miễn lệ phí cho công dân thay đổi giấy tờ tùy thân, thủ tục hành chính... sau sáp nhập.

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, phường giai đoạn 2023-2025 của TP. Hà Nội, quận Hà Đông sẽ sáp nhập 3 phường Yết Kiêu, Nguyễn Trãi, Quang Trung thành đơn vị hành chính mới lấy tên là Quang Trung. Phường mới sẽ có diện tích tự nhiên 1,43 km2 (đạt 26% so với tiêu chuẩn); quy mô dân số 43.957 người (đạt 293,05% so với tiêu chuẩn).

Theo UBND quận Hà Đông, cơ sở và lý do của việc sắp xếp đơn vị hành chính là do 3 phường Yết Kiêu, Nguyễn Trãi, Quang Trung có đường địa giới hành chính liền nhau, có các khu dân cư xen kẽ, thuận lợi về giao thông, đồng bộ về hạ tầng. Khoảng cách các khu vực dân cư trên địa bàn 3 phường phù hợp để thực hiện sáp nhập thành phường mới.

Đề xuất miễn, giảm lệ phí cho công dân thay đổi thông tin, giấy tờ tùy thân sau sáp nhập xã, phường ở Hà Nội- Ảnh 1.

Quận Hà Đông sẽ sáp nhập 3 phường Yết Kiêu, Nguyễn Trãi, Quang Trung thành đơn vị hành chính mới lấy tên là Quang Trung.

Như Gia đình và Xã hội đã thông tin, nhiều người dân tại các phường bị sáp nhập hiện đang rất lo lắng, băn khoăn việc phải mất nhiều thời gian, chi phí phát sinh để làm lại các loại giấy tờ, thủ tục hành chính (TTHC)...

Về vấn đề này, trao đổi với PV, lãnh đạo UBND quận Hà Đông cho biết, tại kỳ họp chuyên đề được tổ chức ngày 9/4 vừa qua, HĐND quận Hà Đông đã thông qua đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, phường giai đoạn 2023-2025 trên địa bàn quận Hà Đông.

Đề xuất miễn, giảm lệ phí cho công dân thay đổi thông tin, giấy tờ tùy thân sau sáp nhập xã, phường ở Hà Nội- Ảnh 2.

Việc sáp nhập được đa số cử tri tham gia bỏ phiếu ủng hộ.

Về mặt thuận lợi, việc sáp nhập đơn vị hành chính sẽ tạo cân đối, hài hòa hơn trong phân bố dân cư, lãnh thổ, hạn chế tình trạng chia cắt, manh mún. Điều này sẽ giúp quận tập trung nguồn lực, phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, mở rộng không gian phát triển. Tạo thuận lợi phát huy các nguồn lực để thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng văn minh hiện đại. Đồng thời, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước tại địa phương và phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Sáp nhập xã, phường ở Hà Nội: Nỗi lo của nhiều hộ kinh doanh vừa và nhỏSáp nhập xã, phường ở Hà Nội: Nỗi lo của nhiều hộ kinh doanh vừa và nhỏ

GĐXH - Thời gian qua, đề án sáp nhập các đơn vị hành chính cấp phường, xã trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2023 - 2025 đã và đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của người dân, trong đó phải kể đến những hộ kinh doanh vừa và nhỏ nằm trên địa bàn các đơn vị hành chính bị sáp nhập, mất tên.

“Liên quan đến những vấn đề phát sinh sau sáp nhập, quận Hà Đông cũng đã đề xuất một số giải pháp hỗ trợ người về dân về lệ phí khi làm các thủ tục thay đổi giấy tờ tùy thân, giải quyết các hồ sơ, TTHC liên quan đến việc thay đổi địa giới hành chính. Nếu thành phố thông qua, quận sẽ triển khai ngay. Ngoài ra, khi triển khai sáp nhập, quận sẽ cử các tổ công tác xuống trực tiếp tổ dân phố để hỗ trợ người dân”, vị này cho biết

Tương tự, tại quận Hai Bà Trưng, đề án sáp nhập 7 phường thành 4 phường, trong đó nhập một phần phường Cầu Dền vào Thanh Nhàn lấy tên Thanh Nhàn; nhập một phần phường Cầu Dền vào Bách Khoa thành phường Bách Khoa; Quỳnh Lôi và Bạch Mai thành phường Bạch Mai; Đống Mác và Đồng Nhân thành phường Đồng Nhân cũng đang nhận được sự quan tâm của dư luận.

Đề xuất miễn, giảm lệ phí cho công dân thay đổi thông tin, giấy tờ tùy thân sau sáp nhập xã, phường ở Hà Nội- Ảnh 4.

Chùa Quỳnh Lôi (phường Quỳnh Lôi, Hai Bà Trưng) sẽ được giữ nguyên tên sau khi hai phường Quỳnh Lôi và Bạch Mai sáp nhâp.

Dù đề án sáp nhập được đông đảo người dân ủng hộ, tuy nhiên cũng không tránh khỏi những ý kiến trái chiều về việc thời gian tới, một số thông tin trên giấy tờ sẽ phải thay đổi toàn bộ, phát sinh nhiều thủ tục hành chính phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống, công việc hàng ngày.

Về việc giải quyết TTHC cho người dân, thông tin từ UBND quận Hai Bà Trưng cho biết, trong quá trình xây dựng đề án, quận Hai Bà Trưng xác định, các thủ tục hành chính liên quan sẽ được giải quyết trên quan điểm thuận tiện nhất cho người dân, không vì sắp xếp, sáp nhập mà ảnh hưởng đến giải quyết TTHC của người dân. Về mặt nguyên tắc, Chính phủ đã có Đề án 06/CP cập nhật dữ liệu của người dân trên hệ thống, vì vậy việc chuyển đổi sau thông tin sau đó cũng sẽ có phần thuận lợi.

Đề xuất miễn, giảm lệ phí cho công dân thay đổi thông tin, giấy tờ tùy thân sau sáp nhập xã, phường ở Hà Nội- Ảnh 5.

UBND quận Hai Bà Trưng xác định, các thủ tục hành chính liên quan sẽ được giải quyết trên quan điểm thuận tiện nhất cho người dân.

Còn tại huyện Thạch Thất, ông Nguyễn Mạnh Hồng, Chủ tịch UBND huyện cho biết, HĐND huyện cũng vừa thống nhất phương án sáp nhập xã Dị Nậu và xã Canh Nậu thành xã Lam Sơn; sáp nhập xã Chàng Sơn và xã Thạch Xá thành xã Thạch Xá; sáp nhập xã Hữu Bằng và xã Bình Phú thành xã Quang Trung.

“Sau khi đề án đề án được Quốc hội thông qua thì mới có hướng dẫn cụ thể liên quan đến việc giải quyết các thủ tục hành chính cho nhân dân. Tuy nhiên, cũng rất cần Nhà nước hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi hết sức, trong đó có việc miễn phí và đưa cán bộ xuống từng thôn giúp đỡ dân thay đổi giấy tờ tùy thân”, ông Hồng nói.

Đề xuất miễn, giảm lệ phí cho công dân thay đổi thông tin, giấy tờ tùy thân sau sáp nhập xã, phường ở Hà Nội- Ảnh 6.

Xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, một trong những xã mất tên sau sáp nhập.

Trước đó, thông tin với báo chí, Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Trần Đình Cảnh cho biết, chủ trương của thành phố là hỗ trợ tối đa cho công dân khi thay đổi giấy tờ tùy thân, giải quyết các hồ sơ, thủ tục hành chính có liên quan do thay đổi tên gọi địa giới hành chính.

Việc giải quyết chuyển đổi giấy tờ do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã được TP Hà Nội chỉ đạo Công an thành phố thực hiện giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính (về nhân thân) cho người dân theo cơ chế thành phố hỗ trợ toàn bộ.

Theo Giám đốc Sở Nội vụ, thực tế trong đợt sắp xếp trước đây tại một số địa phương đã hỗ trợ người dân theo hướng Công an thành phố xuống tận địa bàn thôn, tổ dân phố để làm thủ tục hành chính cho người dân.

Trong lần sắp xếp này, đối với toàn bộ giấy tờ thủ tục hành chính liên quan đến việc thay đổi địa danh, tên gọi của đơn vị hành chính, thành phố đã chỉ đạo đơn vị liên quan thành lập các tổ công tác xuống trực tiếp thôn, tổ dân phố để hỗ trợ người dân với mục tiêu nhanh nhất có thể, không bị gián đoạn.

Thực hiện Nghị quyết 35 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, giai đoạn 2023 - 2025, Hà Nội có 173 xã, phường (của 26 quận, huyện, thị xã) phải sắp xếp; 12 xã, phường thuộc diện khuyến khích sắp xếp.

TP Hà Nội đã báo cáo Bộ Nội vụ phương án sắp xếp đơn vị hành chính không đáp ứng tiêu chí diện tích và dân số. Theo đó, 30 quận, huyện của Hà Nội vẫn giữ nguyên như hiện nay. Đối với cấp xã, phường, Hà Nội sẽ giảm khoảng 70 đơn vị hành chính.

Đến nay, 26 quận, huyện có phường, xã phải sắp xếp đã hoàn thành việc lấy ý kiến cử tri và thống nhất phương án sáp nhập, tên đơn vị hành chính mới. Sở Nội vụ sẽ hoàn chỉnh hồ sơ để trình HĐND TP xem xét đề án vào giữa tháng 5. Sau đó, UBND TP sẽ hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ và các cơ quan chức năng để thông qua đề án.

Mất tên sau sáp nhập xã, phường ở Hà Nội, người dân làng nghề "nghìn năm tuổi" mong muốn điều gì?Mất tên sau sáp nhập xã, phường ở Hà Nội, người dân làng nghề 'nghìn năm tuổi' mong muốn điều gì?

GĐXH - Trước thông tin làng Chàng Sơn (Thạch Thất, Hà Nội) có nguy cơ mất tên sau đề án sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã giai đoạn 2023 - 2025, nhiều người dân đang sinh sống tại đây hiện không khỏi băn khoăn, bức xúc, mong muốn được giữ lại "dù chỉ một chữ" trong tên làng để con cháu nhớ về nguồn cội, gốc gác của mình.

Xem thêm video được quan tâm:

Mất tên sau sáp nhập xã, phường ở Hà Nội, người dân làng nghề 'nghìn năm tuổi' mong muốn điều gì.


Trung Sơn
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cháy nhà lúc rạng sáng ở TPHCM, 3 người tử vong

Cháy nhà lúc rạng sáng ở TPHCM, 3 người tử vong

Thời sự - 1 giờ trước

Đám cháy bùng phát tại căn nhà ở quận 8, TPHCM vào lúc rạng sáng khiến 3 người tử vong, 5 người thoát nạn.

Miền Bắc nắng liên tục rồi lại sắp đón đợt không khí lạnh mới

Miền Bắc nắng liên tục rồi lại sắp đón đợt không khí lạnh mới

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH – Theo dự báo thời tiết, Bắc Bộ chủ yếu rét về đêm và sáng, ban ngày trời nắng ấm, mức nhiệt tăng dần. Khoảng ngày 5-6/4, khả năng không khí lạnh tăng cường xuống miền Bắc, nhưng với cường độ yếu, chủ yếu gây mưa nhỏ.

Một doanh nghiệp bị phạt 200 triệu đồng vì gian lận trong đấu thầu

Một doanh nghiệp bị phạt 200 triệu đồng vì gian lận trong đấu thầu

Thời sự - 19 giờ trước

GĐXH - Gian lận trong đấu thầu, Công ty Cổ phần Tư vấn giao thông Quảng Trị bị UBND tỉnh này ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 200 triệu đồng.

Miền Bắc đón tin vui thời tiết sau đợt không khí lạnh tràn về gây mưa rét

Miền Bắc đón tin vui thời tiết sau đợt không khí lạnh tràn về gây mưa rét

Thời sự - 1 ngày trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, Bắc Bộ chủ yếu rét về đêm và sáng. Ban ngày trời có khoảng nắng ấm, mức nhiệt tăng dần.

Tin sáng 1/4: Miền Bắc còn bao nhiêu đợt không khí lạnh gây mưa rét?; phát hiện 40 mỏ vàng với trữ lượng gần 30 tấn ở Tây Bắc

Tin sáng 1/4: Miền Bắc còn bao nhiêu đợt không khí lạnh gây mưa rét?; phát hiện 40 mỏ vàng với trữ lượng gần 30 tấn ở Tây Bắc

Thời sự - 1 ngày trước

GĐXH - Miền Bắc đang có đợt rét cuối cùng của mùa, dân gian hay gọi là "rét nàng Bân", dự báo đợt rét này có thể kéo dài đến khoảng ngày 2/4; trong số các mỏ khoáng sản kim loại vừa được phát hiện ở Tây Bắc, có tới 40 mỏ vàng với tổng tài nguyên xác định được là hơn 29,8 tấn, cùng với đó là 7 khu vực có tiềm năng khoáng sản ẩn sâu.

Cô gái trẻ qua đời trong vụ tai nạn đèo Bảo Lộc: Đang trở về sau chuyến du lịch Đà Lạt, chồng gục ngã cạnh thi thể trong đau đớn

Cô gái trẻ qua đời trong vụ tai nạn đèo Bảo Lộc: Đang trở về sau chuyến du lịch Đà Lạt, chồng gục ngã cạnh thi thể trong đau đớn

Thời sự - 1 ngày trước

Chuyến đi du lịch cùng gia đình và bạn bè tại Đà Lạt đáng lẽ là một kỷ niệm đẹp, nhưng trên đường về, tai nạn kinh hoàng trên đèo Bảo Lộc đã cướp đi sinh mạng của chị N.T.N.Tr (Bình Phước), để lại nỗi đau xót xa cho người thân, đặc biệt là chồng chị.

Giải phóng mặt bằng dự án Cảng hàng không Quảng Trị hiện ra sao?

Giải phóng mặt bằng dự án Cảng hàng không Quảng Trị hiện ra sao?

Thời sự - 1 ngày trước

GĐXH - Sau thời gian triển khai, đến nay huyện Gio Linh hoàn thành giải phóng mặt bằng 239,64 héc ta phục vụ dự án Cảng hàng không Quảng Trị, còn lại 25,73 héc ta đang tiếp tục được triển khai.

Phạt người đàn ông bình luận phân biệt địa phương, chia rẽ tình cảm

Phạt người đàn ông bình luận phân biệt địa phương, chia rẽ tình cảm

Thời sự - 1 ngày trước

GĐXH - Quá trình dùng mạng xã hội, ông H. có nhiều bình luận với nội dung khiếm nhã, phân biệt địa phương, chia rẽ tình cảm giữa cán bộ, nhân dân 2 tỉnh Quảng Trị và Quảng Bình, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Hà Nội: Gần 4.000 camera tích hợp trí tuệ nhân tạo chuẩn bị lắp đặt trên toàn thành phố

Hà Nội: Gần 4.000 camera tích hợp trí tuệ nhân tạo chuẩn bị lắp đặt trên toàn thành phố

Thời sự - 1 ngày trước

GĐXH - Công an TP Hà Nội đang triển khai 4 dự án lắp đặt hệ thống camera giám sát với quy mô khoảng 3.700 camera, nhằm hỗ trợ công tác giữ gìn an ninh trật tự và giám sát giao thông.

Hà Nội: Cận cảnh sông Pheo ô nhiễm nghiêm trọng, đe dọa lễ hội bơi Đăm

Hà Nội: Cận cảnh sông Pheo ô nhiễm nghiêm trọng, đe dọa lễ hội bơi Đăm

Thời sự - 1 ngày trước

GĐXH - Nhiều năm qua, sông Pheo đoạn qua địa bàn phường Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm) bị ô nhiễm nghiêm trọng, đe dọa lễ hội bơi Đăm - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Top