Diễn viên Hàn qua đời ở tuổi 25, người thân đột ngột tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh cô mắc nguy hiểm thế nào?
GĐXH - Một nguồn tin thân cận với nữ diễn viên Kim Sae Ron cho biết, trước đó cô đã mắc chứng trầm cảm nghiêm trọng.

Nữ diễn viên qua đời ở tuổi 25 từng mắc chứng bệnh trầm cảm
Những ngày qua, thông tin “thần đồng diễn xuất” Kim Sae Ron qua đời tại nhà riêng khi mới 25 tuổi khiến nhiều người hâm mộ ngỡ ngàng và đau xót.
Liên quan đến cái chết của Kim Sae Ron, đến thời điểm hiện tại được xác định là do tự vẫn. Tuy nhiên, theo tờ News 1, vào ngày 17/2, một nguồn tin thân cận với Kim Sae Ron cho biết, nữ diễn viên trước đó đã mắc chứng bệnh trầm cảm nghiêm trọng.

“Chứng trầm cảm của Kim Sae Ron nghiêm trọng đến mức những người xung quanh đều lo lắng cho cô ấy. Tuy cô ấy đã mạnh mẽ để trở lại và tự nguyện điều trị chứng trầm cảm nhưng dư luận vẫn rất tiêu cực và khó để chữa lành một trái tim tổn thương. Thật đau đớn khi chẳng thể cho những người ngoài kia biết rằng Kim Sae Ron đã đau khổ vì căn bệnh này biết nhường nào.” - người này cho hay.
Được biết, vào năm 2022, khi sự nghiệp của nữ diễn viên trẻ được mệnh danh “thần đồng diễn xuất” Kim Sae Ron khi đang lên đà phát triển, thì cô vướng vào vụ bê bối do gây tai nạn trong tình trạng say xỉn. Nữ diễn viên không những bị phạt 20 triệu won (khoảng 350 triệu đồng) đối với hành vi này mà còn buộc dừng mọi hoạt động diễn xuất cũng như phải đền bù các hợp đồng trước đó với một số tiền khá lớn.
Cô cũng đã cố gắng tiếp tục sự nghiệp của mình bằng cách tham gia một bộ phim vào tháng 4/2024 nhưng cuối cùng cũng phải rút lui vì vấn đề sức khỏe sau khi liên tục nhận về những lời chỉ trích.
Vì sao người bệnh trầm cảm dễ tự tử?
Nói về nguyên nhân người mắc bệnh trầm cảm dễ tự tử, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Minh Đức - Trưởng khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM đã chia sẻ trên VnExpress. Tiến sĩ cho biết trầm cảm là rối loạn khá nguy hiểm, tác động đến nhiều mặt như tinh thần, thể chất, chức năng sống và cả niềm vui trong đời sống. Rất ít người có cái nhìn đúng về trầm cảm, thậm chí không coi trầm cảm là bệnh lý. Nhiều người trầm cảm không biết bản thân mắc bệnh, tự thu mình lại, suy nghĩ lệch lạc và cuối cùng là tìm đến cái chết.
Theo bác sĩ Minh Đức, rối loạn trầm cảm có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi. Tuy nhiên, phổ biến nhất là ở nhóm người 18-45 tuổi hay những giai đoạn chuyển tiếp trong cuộc đời (mới lập gia đình, mới nghỉ hưu...) và phụ nữ có nguy cơ bị trầm cảm cao gấp đôi nam giới.
Nguyên nhân dẫn tới trầm cảm có thể là do rối loạn hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh có trong não bộ (như noradrenaline, serotonin...), sang chấn tâm lý (như phá sản, mất người thân, hôn nhân đổ vỡ, thay đổi chổ ở, thay đổi việc làm...), căng thẳng kéo dài (phụ nữ sau sinh, áp lực học tập, áp lực công việc...) làm sản sinh nhiều gốc tự do tấn công gây tổn thương tế bào thần kinh, suy giảm chức năng não bộ.

Ảnh minh họa
Cách phòng ngừa và điều trị bệnh trầm cảm
Theo bác sĩ Minh Đức, trầm cảm không phải là một nỗi buồn vu vơ mà là một bệnh lý. Bệnh nhân trầm cảm cần được quan tâm và điều trị như những bệnh lý khác. Để vượt qua trầm cảm, người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tâm - thần kinh để được tư vấn và điều trị sớm.
Người bệnh cần tìm cách tự bước qua những nỗi lo sợ đang hiện hữu trong tâm trí, có lối sống tích cực như ngủ đủ giấc từ 7-9 tiếng mỗi ngày; thường xuyên luyện tập thể dục thể thao ngoài trời (chạy bộ, đạp xe, bơi lội...); trò chuyện với bạn bè, người thân; ăn uống đủ chất; tránh xa các bản nhạc buồn, các bộ phim tâm lý, tình cảm ủy mị...
Ngoài ra, người thân nên thường xuyên trò chuyện, lắng nghe và động viên, tránh đề cập đến chuyện không vui, không để người bệnh nghĩ mình là gánh nặng của gia đình. Nếu phát hiện người nhà có các dấu hiệu như chỉ muốn ở một mình, vui buồn bất chợt, hay nói đến cái chết, từ chối điều trị, bỏ thuốc... thì cần đưa tới bệnh viện có chuyên khoa tâm thần kinh để điều trị tích cực sớm.

Dấu hiệu đường huyết tăng cao vào ban đêm, người bệnh tiểu đường có dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường nên nắm rõ dấu hiệu tăng đường huyết vào ban đêm để có biện pháp kịp thời phòng tránh biến chứng.

Đi khám zona thần kinh, người phụ nữ ở Phú Thọ bất ngờ phát hiện khối u tim khổng lồ
Bệnh thường gặp - 9 giờ trướcGĐXH - Bị zona thần kinh vùng thành ngực và đau nhiều ở khu vực bị zona, người bệnh đi khám thì phát hiện khối u nhầy khổng lồ, nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Men gan thấp nguy hiểm không? Người có dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 9 giờ trướcGĐXH - Bác sĩ cho biết men gan cao hay men gan thấp đều có thể cảnh báo bệnh gan tiến triển nặng và chức năng gan suy giảm.

Bé 14 tuổi ở Phú Thọ đang khỏe mạnh, bất ngờ bị liệt 2 chân từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - Trước khi vào viện 3 ngày vì mắc bệnh viêm tủy ngang hiếm gặp, bé 14 tuổi bất ngờ xuất hiện cảm giác tê bì ở chân, tình trạng này nhanh chóng lan rộng khiến em không thể cử động...

4 dấu hiệu khi đi bộ báo động cơ thể bạn có cục máu đông
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Nếu thấy một trong 4 dấu hiệu này khi đang đi bộ, bạn cần chú ý để kiểm tra sức khỏe, không được chủ quan.

4 thói quen buổi sáng tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên làm để ngừa biến chứng
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Uống nước ấm, ăn một bữa sáng giàu protein và chất xơ, giảm căng thẳng sau khi thức dậy... có thể giúp ổn định lượng đường huyết ở người bệnh tiểu đường.

Đã có người lớn tử vong do sởi, Bộ Y tế đưa ra 5 khuyến cáo cho nhóm nguy cơ cao
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Để tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh sởi nhằm hạn chế các trường hợp nặng tử vong, Bộ Y tế đã đưa ra khuyến cáo phòng, chống bệnh sởi với nhóm có nguy cơ cao diễn biến nặng liên quan đến sởi.

Ngực to bất thường, cô gái 22 tuổi ở Hà Nội đi khám vì lo sợ mắc ung thư vú
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Vú có dấu hiệu bất thường, thiếu cân đối quá mức giữa hai bên rất có thể do sự xuất hiện của khối u đang âm thầm phát triển trong tuyến vú.

Người bệnh tiểu đường cần biết điều này để ổn định đường huyết và 'sống chung' với bệnh
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Người bệnh tiêu đường cần điều chỉnh chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên... Đây là những điều cần thiết, bất kể bạn mắc bệnh tiểu đường loại nào.

Người đàn ông 60 tuổi ở Phú Thọ thoát di chứng đột quỵ sau 3 tháng kiêng trì làm việc này
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Sau 3 tháng kiên trì tập luyện phục hồi chức năng theo đúng phác đồ điều trị, người đàn ông bị đột quỵ đã hồi phục toàn thân, đã bắt đầu tập đi và độc lập trong sinh hoạt hàng ngày.

Người bệnh tiểu đường cần biết điều này để ổn định đường huyết và 'sống chung' với bệnh
Bệnh thường gặpGĐXH - Người bệnh tiêu đường cần điều chỉnh chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên... Đây là những điều cần thiết, bất kể bạn mắc bệnh tiểu đường loại nào.