Người đàn ông 31 tuổi ở Phú Thọ đang khỏe mạnh bất ngờ liệt nửa người, đột quỵ do nhồi máu não
GĐXH - Người đàn ông nhập viện trong tình trạng liệt hoàn toàn nửa người phải, nói khó, được chẩn đoán nhồi máu não cấp do tắc động mạch cảnh trái.
Theo thông tin từ BVĐK tỉnh Phú Thọ, vừa qua các bác sĩ nơi đây đã tiếp nhận và cấp cứu nam bệnh nhân 31 tuổi, ở Yên Lập, Phú Thọ bị đột quỵ do nhồi máu não.
Được biết, người bệnh có tiền sử không phát hiện các bệnh lý mạn tính, nhập viện với triệu chứng liệt hoàn toàn nửa người phải, nói khó, được chẩn đoán nhồi máu não cấp do tắc động mạch cảnh trái.

Số lượng người bệnh đột quỵ nặng và trẻ hóa có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây. Ảnh: BVCC
Ngay lập tức, người bệnh được các bác sĩ Trung tâm Đột quỵ thăm khám và chỉ định chụp mạch não số hóa xóa nền, can thiệp mạch lấy huyết khối. Sau khoảng 20 phút can thiệp, ekip đã lấy ra 6 mảnh huyết khối kích thước 2x2 mm, mạch máu não của người bệnh được tái thông hoàn toàn.
Sau can thiệp 1 ngày, người bệnh tỉnh táo, vận động tay và chân phải có cải thiện, tiếp tục được theo dõi điều trị phục hồi chức năng và tầm soát các yếu tố nguy cơ đột quỵ, đồng thời có chiến lược theo dõi và điều trị dự phòng đột quỵ tái phát.
ThS.BS Hoàng Quốc Việt - Phó Trưởng khoa Cấp cứu và Điều trị tích cực thần kinh - đột quỵ, Trung tâm Đột quỵ cho biết: Số lượng người bệnh đột quỵ nặng và trẻ hóa có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây, tỷ lệ người bệnh từ 18-45 tuổi mà Trung tâm tiếp nhận đã tăng gấp đôi so với các năm trước.
Những yếu tố nguy cơ làm gia tăng đột quỵ ở người trẻ liên quan đến các bệnh lý miễn dịch, di truyền và đặc biệt do tác động của lối sống bao gồm: Sử dụng thuốc tránh thai, lạm dụng chất kích thích, rượu bia, thuốc lá, thừa cân béo phì, lười vận động, thức khuya, căng thẳng trong cuộc sống, công việc, đặc biệt, nhiều người nghĩ mình còn trẻ, khỏe nên không khám sức khỏe định kỳ, chỉ tới khi đột quỵ vào viện mới phát hiện mình mắc các bệnh nền như huyết áp, tim mạch…
Bác sĩ cho biết, người bệnh nếu bị đột quỵ không được cấp cứu trong "giờ vàng" (4,5 giờ đầu sau khi có triệu chứng đột quỵ) thì cơ hội phục hồi rất khó khăn; không ít người đã trở thành tàn phế, mất khả năng tự chăm sóc bản thân, mất sức lao động.

4 thói quen buổi sáng tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên làm để ngừa biến chứng
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcGĐXH - Uống nước ấm, ăn một bữa sáng giàu protein và chất xơ, giảm căng thẳng sau khi thức dậy... có thể giúp ổn định lượng đường huyết ở người bệnh tiểu đường.

Đã có người lớn tử vong do sởi, Bộ Y tế đưa ra 5 khuyến cáo cho nhóm nguy cơ cao
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcGĐXH - Để tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh sởi nhằm hạn chế các trường hợp nặng tử vong, Bộ Y tế đã đưa ra khuyến cáo phòng, chống bệnh sởi với nhóm có nguy cơ cao diễn biến nặng liên quan đến sởi.

Ngực to bất thường, cô gái 22 tuổi ở Hà Nội đi khám vì lo sợ mắc ung thư vú
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcGĐXH - Vú có dấu hiệu bất thường, thiếu cân đối quá mức giữa hai bên rất có thể do sự xuất hiện của khối u đang âm thầm phát triển trong tuyến vú.

Người bệnh tiểu đường cần biết điều này để ổn định đường huyết và 'sống chung' với bệnh
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người bệnh tiêu đường cần điều chỉnh chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên... Đây là những điều cần thiết, bất kể bạn mắc bệnh tiểu đường loại nào.

Người đàn ông 60 tuổi ở Phú Thọ thoát di chứng đột quỵ sau 3 tháng kiêng trì làm việc này
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Sau 3 tháng kiên trì tập luyện phục hồi chức năng theo đúng phác đồ điều trị, người đàn ông bị đột quỵ đã hồi phục toàn thân, đã bắt đầu tập đi và độc lập trong sinh hoạt hàng ngày.

Đo đường huyết, đường huyết cao bao nhiêu là mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Để xác định bạn có bị tiểu đường hay không, bác sĩ sẽ dựa trên các chỉ số xét nghiệm về đường huyết cùng với những dấu hiệu cảnh báo bệnh.

Ghi nhận ca tử vong do sởi ở người lớn, khuyến cáo nhóm người cần đặc biệt lưu ý khi mắc sởi
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH – Hiện nay, bệnh sởi đang có xu hướng gia tăng, không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn, đặc biệt là nhóm người có bệnh nền hoặc miễn dịch suy giảm. Điều đáng nói, nhiều người lớn chủ quan cho rằng sởi chỉ là bệnh nhẹ, sẽ tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, thực tế bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong nếu không điều trị kịp thời.

2 người phụ nữ trẻ liên tiếp bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Hai nữ bệnh nhân trẻ tuổi bị đột quỵ do huyết khối xoang tĩnh mạch não đều trong độ tuổi sinh sản và có sử dụng thuốc tránh thai đường uống kéo dài.

Người phụ nữ 35 tuổi ở Vĩnh Phúc bất ngờ phát hiện u màng não kích thước lớn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ phát hiện khối u màng não đường kính 40mm có tiền sử đau đầu âm ỉ, chóng mặt kéo dài, dù đã điều trị nội khoa nhưng không thuyên giảm...

Đo đường huyết sau ăn, chỉ số đường huyết sau ăn bao nhiêu là bình thường?
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường đo đường huyết sau ăn rất quan trọng. Chỉ số đường huyết sau khi ăn phản ánh được nồng độ đường trong cơ thể có tăng lên hay không sau khi tiêu hóa một số loại thực phẩm nhất định.

Người đàn ông 61 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm gan cấp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Bệnh nhân được chẩn đoán viêm gan cấp tính do rượu cho biết có tiền sử uống rượu bia thường xuyên nhiều năm nay.