Hà Nội
23°C / 22-25°C

Điều gì xảy ra khi bạn ăn dứa mỗi ngày?

Thứ sáu, 13:02 15/04/2016 | Sống khỏe

Không chỉ là loại trái cây nhiệt đới được yêu thích, dứa còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như chống ho, cảm lạnh, tốt cho tiêu hóa, mắt và răng miệng.

Theo Healthyfoodhouse, dứa cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa, có lợi cho làn da của phụ nữ, ăn một quả dứa mỗi ngày sẽ tạo nên những lợi ích bất ngờ với cơ thể bạn.

Tốt cho tiêu hóa

Dứa là loại quả chứa nhiều chất xơ bao gồm cả chất xơ hòa tan và không hòa tan.

Chất xơ giúp cho việc tiêu hóa thức ăn, loại bỏ cholesterol dư thừa khỏi cơ thể. Ăn dứa hàng ngày có thể bảo vệ bạn khỏi một số vấn đề sức khỏe như tiêu chảy, xơ vữa động mạch vành, táo bón hay huyết áp.

Chống viêm và đau khớp

Viêm khớp là căn bệnh ảnh hưởng đến hàng triệu người trên khắp thế giới. Dứa có khả năng làm giảm viêm khớp và đau khớp.

Các bromalain trong dứa có thể phá vỡ các protein phức tạp. Ngoài ra chúng còn có tác dụng chống viêm, làm giảm các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm khớp.

Tăng hệ thống miễn dịch

Do chứa hàm lượng vitamin C cao, dứa có lợi trong việc thúc đẩy hệ thống miễn dịch.

Chúng hoạt động bằng cách kích thích các tế bào máu trắng và hoạt động như một chất chống oxy hóa để chống lại tác hại của các gốc tự do.

Gốc tự do là sản phẩm phụ nguy hiểm của sự trao đổi chất của tế bào, có thể gây tổn hại đến các cơ quan khác nhau và phá vỡ các tế bào khỏe mạnh, gây ra ung thư.

Vitamin C từ dứa cung cấp cho cơ thể những thứ cần thiết để chống lại các tác nhân gây hại này.

Ngoài ra, vitamin C còn tạo ra collagen, là cơ sở protein thiết yếu của thành mạch máu, da, nội tạng và xương.

Ăn một quả dứa mỗi ngày mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ảnh: khoef.com
Ăn một quả dứa mỗi ngày mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ảnh: khoef.com

Tốt cho mắt

Beta carotene và vitamin A trong dứa có thể làm chậm sự thoái hóa của điểm vàng. Hấp thu một lượng beta carotene thích hợp trong thức ăn hàng ngày có thể giúp bạn bảo vệ mắt, giúp cho mắt sáng khỏe, thị lực tốt.

Giúp răng và nướu khỏe mạnh

Dứa còn có thuộc tính làm se, đảm bảo cho răng chắc khỏe. Chất làm se trong dứa như một phương thuốc tự nhiên giúp chữa răng lung lay và co rút nướu.

Dứa cũng giúp thắt chặt các mô, làm săn chắc cơ thể, ngăn chặn việc rụng răng, rụng tóc…

Săn chắc da

Nếu như hút thuốc, uống rượu hay cà phê làm da nhăn nheo, chảy xệ thì việc ăn dứa mỗi ngày sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng này.

Theo Zing.vn

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Việt Nam ứng dụng thành công kỹ thuật mới US – HIFU  ‘không dùng dao, không nhìn thấy máu’ điều trị khối u

Việt Nam ứng dụng thành công kỹ thuật mới US – HIFU ‘không dùng dao, không nhìn thấy máu’ điều trị khối u

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH – Việc ứng dụng thành công kỹ thuật mới US – HIFU ‘không dùng dao, không nhìn thấy máu’ tại Việt Nam đem tới bước ngoặt mới trong việc điều trị hiệu quả các khối u và nhiều bệnh lý như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, tuyến cơ tử cung, u vú lành tính…

Hướng dẫn cách phân biệt bệnh sởi và sốt phát ban ở trẻ

Hướng dẫn cách phân biệt bệnh sởi và sốt phát ban ở trẻ

Sống khỏe - 3 giờ trước

GĐXH - Theo các chuyên gia, sốt phát ban và sởi đều là những bệnh do virus gây ra. Sốt phát ban thường lành tính và tự khỏi, sởi lại có thể dẫn đến những biến chứng như viêm phổi hay viêm não nếu không xử lý kịp thời. Chẩn nhầm bệnh có thể dẫn đến điều trị sai vì vậy, nhận diện đúng dấu hiệu từng bệnh giúp chẩn đoán đúng, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả.

Sau vụ 7 trẻ bị xâm hại ở Đà Lạt: Bộ Y tế đề nghị thanh tra toàn bộ các cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em

Sau vụ 7 trẻ bị xâm hại ở Đà Lạt: Bộ Y tế đề nghị thanh tra toàn bộ các cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em

Y tế - 3 giờ trước

GĐXH - Bộ Y tế đề nghị các địa phương cần tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân, các cấp, các ngành trong việc phát hiện, báo cáo và xử lý các vụ việc vi phạm quyền trẻ em, phòng chống xâm hại trẻ em.

Người đàn ông có chỉ số men gan cao gấp 38 lần thừa nhận một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông có chỉ số men gan cao gấp 38 lần thừa nhận một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 3 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân nhập viện vì men gan cao cho biết, vì lo lắng uống nhiều loại thuốc để trị cảm cúm sẽ gây hại cho gan nên đã tự ý ngưng thuốc điều trị viêm gan B.

Kỳ tích y học Việt Nam: Lần đầu thực hiện thành công ghép tim nhân tạo bán phần

Kỳ tích y học Việt Nam: Lần đầu thực hiện thành công ghép tim nhân tạo bán phần

Y tế - 5 giờ trước

GĐXH - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa thực hiện thành công ca ghép tim nhân tạo bán phần thế hệ thứ 3 lần đầu tiên tại Việt Nam.

4 dấu hiệu cho thấy bạn có mỡ nội tạng và 4 thực phẩm là khắc tinh của mỡ

4 dấu hiệu cho thấy bạn có mỡ nội tạng và 4 thực phẩm là khắc tinh của mỡ

Sống khỏe - 5 giờ trước

GĐXH - Những người có mỡ ở bụng thường có lượng mỡ nội tạng quá nhiều, có thể dẫn đến hàng loạt các bệnh như huyết áp cao, đột quỵ và tiểu đường.

Nên uống mấy viên Omega 3 mỗi ngày để mang lợi ích cho sức khỏe?

Nên uống mấy viên Omega 3 mỗi ngày để mang lợi ích cho sức khỏe?

Sống khỏe - 8 giờ trước

GĐXH - Omega 3 là một loại axit béo thiết yếu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên nên uống mấy viên mỗi ngày để không gặp tác phụ ngoài ý muốn?

8 lợi ích sức khỏe của cà tím có thể bạn chưa biết

8 lợi ích sức khỏe của cà tím có thể bạn chưa biết

Sống khỏe - 9 giờ trước

Ăn cà tím hàng ngày có lợi cho sức khỏe vì đây là nguồn vitamin, chất xơ, nasumin và acid chlorogenic dồi dào.

Thường xuyên ăn thực phẩm giàu vitamin C giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Thường xuyên ăn thực phẩm giàu vitamin C giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Sống khỏe - 14 giờ trước

Một nghiên cứu mới cho thấy vitamin C từ sản phẩm tươi - không phải thực phẩm bổ sung - có thể giúp bảo vệ những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 khỏi bệnh tim, định hình lại cách chúng ta suy nghĩ về chế độ ăn uống và phòng ngừa bệnh mạn tính.

Đo đường huyết, đường huyết cao bao nhiêu là mắc bệnh tiểu đường?

Đo đường huyết, đường huyết cao bao nhiêu là mắc bệnh tiểu đường?

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Để xác định bạn có bị tiểu đường hay không, bác sĩ sẽ dựa trên các chỉ số xét nghiệm về đường huyết cùng với những dấu hiệu cảnh báo bệnh.

Top