Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đồ sứ càng nhiều màu sắc càng độc hại

Thứ tư, 13:30 16/09/2015 | Sống khỏe

GiadinhNet - Hiện nay, nhiều đồ dùng quen thuộc trên bàn ăn như đũa, bát, đĩa, cốc, thìa… đang được cải tiến với nhiều hoa văn và màu sắc bắt mắt. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo đồ sứ càng nhiều họa tiết và màu sắc bắt mắt càng gây nguy hiểm cho sức khỏe người sử dụng.

 

Khi mua đồ sứ, cần lựa chọn cẩn thận. 	Ảnh: Chí cường
Khi mua đồ sứ, cần lựa chọn cẩn thận. Ảnh: Chí cường

 

Tràn lan đồ gia dụng được “phủ” màu

Thực tế, tại các chợ trên địa bàn Hà Nội, các cửa hàng bán đồ gia dụng từ xoong, chảo đến bát, đũa được bày bán khá nhiều. Đặc biệt, nhiều loại đang có xu hướng “màu sắc hóa” để trông bắt mắt, thu hút người tiêu dùng.

Tại một cửa hàng chuyên cung cấp các loại bát đũa ở chợ Phùng Khoang, các mặt hàng bày bán tại đây rất đa dạng, từ kiểu dáng, chất liệu đến màu sắc trên từng sản phẩm. Nổi bật nhất phải kể đến những chiếc đĩa đựng đồ ăn với hình họa tiết hoa lá, cây cối thậm chí là ảnh một thiếu nữ đang bưng mâm ngũ quả với gam màu rực rỡ “phủ” kín bề mặt của loại vật dụng này.

Thoạt nhìn qua thấy khá bắt mắt, tuy nhiên khi xem kỹ những sản phẩm này, chúng tôi thấy có rất nhiều chiếc đĩa dù chưa được sử dụng nhưng đã bị nhòe mực in, sờ trên bề mặt thấy ráp, không mịn. Thậm chí, khi dùng móng tay cào mạnh lên bề mặt, mực in trên những họa tiết còn bị bong ra những lớp bụi mỏng. Bên cạnh đó còn có những túi đũa được sơn màu xanh, nâu, đen cũng khá bắt mắt.

Hỏi về xuất xứ của những loại hàng gia dụng này, người bán hàng ở đây cho hay, đa phần là nhập từ Trung Quốc, hợp với túi tiền của người lao động có mức thu nhập trung bình nên rất dễ bán. Cầm một túi đũa được sơn màu đen, chúng tôi ngửi có mùi khá hắc. Dùng tay xoa đũa vào nhau chúng tôi bị màu đen bám trên da tay. Khi chúng tôi thắc mắc tại sao phải phủ màu lên đũa, ăn có độc hại gì không? thì chị này lắc đầu nói “không biết”. “Đũa được phủ màu ở ngoài để chống bị mốc, trông bóng, đẹp nên rất dễ bán”, chị bán hàng cho biết.

Tương tự, tại một số gian hàng đồ gia dụng ở chợ Ngã Tư Sở cũng vậy. Từ cốc uống nước, hộp đựng đồ ăn đến thìa, môi bằng nhựa đều được “nhuộm” xanh, đỏ, tím, vàng. Một phụ nữ đang chọn mua chiếc thìa nhựa có in hình chú gấu trên bề mặt cho biết: “Con gái tôi rất thích dùng loại thìa này vì trông nó đẹp mắt. Mỗi lúc đút cho con ăn, nó rất thích”. Khi được hỏi liệu dùng thìa nhựa nhiều màu sắc có hại cho con không, chị này thản nhiên: “Có cái thìa bé tẹo, làm sao mà gây độc được!?”.

Có thể bị đột biến gen, ung thư vì đồ sứ nhiều màu

Trên thực tế, rất nhiều người quan niệm khi chọn đồ gia dụng phải đưa vấn đề hình thức lên hàng đầu. Chính vì vậy, màu sắc của loại hàng đó cũng là một trong những yếu tố “che mắt” người tiêu dùng. Các bà nội trợ thường rất cẩn thận khi chọn thực phẩm sạch để sử dụng hàng ngày nhưng ít ai để ý tới những đồ gia dụng tưởng chừng như “vô tri vô giác” cũng tiềm ẩn nguy cơ nhiễm độc, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.

Theo TS. Trần Quang Tùng, Viện Kỹ thuật hóa học, Đại học Bách Khoa Hà Nội, về nguyên tắc, không được sơn bất cứ thứ gì lên trên bát đĩa hay đũa bởi các chất này có thể bị phai ra trong một điều kiện hay nhiệt độ nào đó. Chính vì vậy, những đồ dùng càng nhiều màu thì nguy cơ gây hại cho sức khỏe càng cao, đặc biệt là những đồ trực tiếp dùng trong bữa ăn hàng ngày.

TS.Tùng phân tích: “Màu sắc được phủ trên sản phẩm hầu hết được tạo nên từ những ion kim loại và chủ yếu là những ion kim loại nặng. Khi chất này vào trong cơ thể sẽ có nguy cơ phá hủy cấu trúc protein, làm biến đổi gen và gây đột biến nhiễm sắc thể. Nếu tích tụ lâu trong cơ thể sẽ dẫn đến khả năng mắc các bệnh ung thư cho người sử dụng”.

Cụ thể, đối với những hoa văn màu sắc được in trên bề mặt của các loại đĩa bát, nhìn đẹp mắt nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ nhiễm chì, có thể gây độc cho người tiêu dùng. Đối với những loại bát đĩa gia công giá rẻ, sau một thời gian ngắn sử dụng, loại men phủ trên bề mặt sẽ nhanh chóng bị bào mòn, bong tróc khiến phẩm màu trên hoa văn bên trong sẽ bị thôi ra. Khi đó, lượng chì thoát ra rất nhiều và ngấm hết vào thức ăn, nhất là khi đựng thức ăn còn nóng.

“Chì là kim loại nặng có khả năng tích tụ lâu dài trong cơ thể người và ít bị thải loại. Vì vậy, dù lượng chì nhiễm độc từ bát đĩa trong mỗi bữa ăn là rất nhỏ, tuy nhiên, nếu sử dụng lâu dài cũng có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng đến sức khỏe con người như tổn thương thần kinh, biến chứng tim mạch và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản”, TS.Tùng cho hay.

Đối với loại đũa được sơn màu cũng tương tự. Trong thành phần của sơn có các oxit kim loại và màu. Khi chất này ngấm vào dạ dày, các axit trong cơ thể sẽ tác động đến kim loại và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

 

Theo các chuyên gia, để tránh nhiễm độc từ những đồ gia dụng nhiều màu sắc, các bà nội trợ nên chọn những loại vật dụng đơn giản và sáng màu. Đối với bát đĩa nên chọn loại có men sáng, màu trắng, ít hoa văn lòe loẹt. Nên dùng đũa tre thay loại đũa có lớp sơn ngoài bóng bẩy, màu sắc không thật. Các đồ gia dụng sử dụng trực tiếp trên mâm cơm như thìa, muôi, cốc…cũng nên lựa chọn hàng chính hãng. Tránh ham rẻ, chuộng màu sắc mà rước bệnh vào người.

Mai Thùy/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 7 giờ trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 7 giờ trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

GĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Y tế - 13 giờ trước

GĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Nhận thức đúng, can thiệp kịp thời giúp trẻ tự kỷ sớm hòa nhập cộng đồng

Nhận thức đúng, can thiệp kịp thời giúp trẻ tự kỷ sớm hòa nhập cộng đồng

Sống khỏe - 13 giờ trước

GĐXH - Theo các chuyên gia, dù không thể "chữa khỏi" nhưng tự kỷ hoàn toàn có thể được hỗ trợ hiệu quả nếu có nhận thức đúng và hành động đúng từ gia đình, nhà trường và xã hội.

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Căn bệnh lupus ban đỏ của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều...

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

Rospotrebnadzor - cơ quan của Nga chịu trách nhiệm giám sát việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng - đã lên tiếng về loại virus lạ này.

Ngày nào cũng ăn chuối có được không?

Ngày nào cũng ăn chuối có được không?

Sống khỏe - 14 giờ trước

Nhiều người thích ăn chuối hàng ngày nhưng lo lắng hàm lượng đường trong loại quả này ảnh hưởng đến sức khỏe. Tham khảo những thông tin dinh dưỡng của chuối để có thêm lựa chọn cho chế độ ăn.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Y tế - 17 giờ trước

Cơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Cả 3 bệnh nhân nhồi máu cơ tim lần này đều rơi vào tình trạng rung thất, ngừng tim chỉ trong vài giây...

Top