“Độc chất” từ chả cá làm từ cá chết, cá ươn
GiadinhNet - Nhằm thu lợi nhuận, nhiều chủ thương đã “phù phép’ cá ươn, cá chết bằng việc cho thêm phụ gia, hàn the thành món “đặc sản” chả cá chiên. Theo các chuyên gia, nếu ăn phải rất dễ gây ngộ độc, nhất là có thể ung thư khi lại dùng dầu chiên đi chiên lại.
Ảnh minh họa |
Thời gian gần đây, thông tin nhiều tiểu thương trong quy trình làm chả cá thường dùng nguyên liệu là các loại cá thải loại đã bị ươn, chết cho thêm hoá chất độc khiến nhiều người lo ngại.
Với bàn tay "phù phép" của các chủ cửa hàng thì nhìn vào những miếng chả cá này vẫn... thơm ngon. Cá nguyên liệu sau công đoạn cạo thịt cá sẽ được trộn thịt cá ươn với hàn the và bột (thường là hàn the) để chả cá dai, giòn và hấp dẫn hơn. Phần nguyên liệu này được đưa vào máy xay nhuyễn rồi nắn thành từng viên hoặc các bánh tròn, sau đó cho vào chảo dầu chiên. Đáng nói, dầu dùng để chiên chả cá thường là loại dầu trôi nổi được đựng trong các can nhựa lem luốc, dầu “tái chế”.
TS Bùi Quang Tề - chuyên gia bệnh học thủy sản (nguyên Trưởng phòng Sinh học thực nghiệm, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I) cho hay, thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như cá, trứng, thịt là các chất giàu đạm, rất dễ trở thành môi trường tốt cho các vi sinh vật, nhất là vi khuẩn gây bệnh phát triển. Bình thường cá sống đã mang những mầm bệnh có thể lây qua người. Cá có thể bị nhiễm các vi khuẩn, ấu trùng sán và một số virus. Loại ký sinh trùng này nếu không được tiêu diệt có thể lây sang cơ thể người và cư trú trong ruột của người suốt nhiều năm gây bệnh cho người.
Khi cá mới chết (trong vòng 2 tiếng đổ lại) thì trong thịt cá chưa có vi khuẩn gây hại, vẫn giữ được các thành phần các chất dinh dưỡng. Nhưng nếu cá chết lâu hoặc không ướp lạnh ngay, cá dễ bị ươn, thối. Khi đó vi khuẩn gây thối sẽ phát triển mạnh tạo thành những chất độc. Vi khuẩn gây thối nhiều thì dù có chiên lên ở nhiệt độ cao thì cũng không thể làm mất hết độc được. Nếu ăn phải thức ăn chế biến từ cá chết có thể khiến người ăn bị ngộ độc do vi khuẩn Ecoli, Salmonella gây ra. Khoảng 12-14 giờ sau khi ăn thực phẩm có chứa vi khuẩn, nạn nhân sẽ có các triệu chứng như đau bụng, nôn, tiêu chảy, toàn thân bị lạnh rồi sốt, suy nhược cơ thể…
Dễ ngộ độc cấp tính
BS Trần Văn Ký - chuyên gia về vệ sinh an toàn thực phẩm (Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm VN) cho biết, cá tươi có chất dinh dưỡng chủ yếu là protein, lipit… Nhưng khi cá không còn tươi thì dinh dưỡng không còn nữa, nó chuyển hoá thành một số chất độc như amoniac NH3 và nhiều chất khác… Chưa nói, với cá ươn, người chế biến phải sử dụng hóa chất, phụ gia để làm mất mùi thối, tanh của cá. Họ sẽ cho những hoá chất tẩy trắng, cho hương vị tạo mùi và chất dai giòn vào kết hợp với nhau quánh lại tạo thành độ dính của phụ gia hoá chất, chứ không phải của cá. Khi ăn, người tiêu dùng bị đánh lừa cảm giác thấy ngon miệng vì hương, mùi vị, màu của phụ gia. Những hoá chất, phụ gia sẽ gây hại cho người sử dụng vì chúng thường không mất đi qua chế biến.
“Chất làm dai, giòn họ thường cho vào chả cá là hàn the. Đây là một chất cấm sử dụng trong thực phẩm. Khi vào cơ thể hàn the không đào thải hết mà tích tụ lại gây ngộ độc cấp tính với liều lượng thấp và ngộ độc trường diễn làm cơ thể mệt mỏi, chán ăn, trẻ chậm phát triển, ảnh hưởng đến gan, thận… Đáng lo ngại là những người làm hàng “giả” họ còn dùng nhiều chất khác mua ở chợ theo kinh nghiệm, truyền miệng về làm mà chẳng biết đó là chất gì. Dù biết chất đó độc hại nhưng họ nghĩ là ăn không chết ngay nên họ bất chấp làm” – BS Ký lo ngại.
BS Trần Văn Ký cho biết thêm, thông thường các vi sinh, vi khuẩn sẽ bị mất đi trong quá trình chiên nóng từ 130 - 180 độ C. Nhưng với các độc tố vi khuẩn được sinh ra từ cá chết, thực phẩm biến chất hay dầu ăn tái sử dụng nhiều thì sẽ không bị mất đi dù ở nhiệt độ cao. Đặc biệt với cá ươn, cá thối, thịt của chúng sẽ bị phân hủy và sinh ra các độc tố. Nếu ta ăn phải loại chả cá làm từ cá ươn và phụ gia này có thể gây ra ngộ độc cấp tính như rối loạn tiêu hoá, đầy hơi, khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy… Về lâu dài hoá chất ngấm trong cơ thể gây ra các bệnh mãn tính phá huỷ vào gan, thận, phổi, thần kinh… Việc dùng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần cũng sẽ nguy hại vì sinh ra chất peroxit – tích luỹ lâu có thể gây ung thư. Việc sử dụng dầu đã chiên qua nhiều lần còn tác hại lên men tiêu hóa ở đường ruột, dễ làm rối loạn tiêu hóa.
Theo các chuyên gia, khó có thể nhận biết được sản phẩm làm từ cá ươn, nhất là khi đã được xử lý ở nhiệt độ cao. Chỉ những người ăn quen mới có thể phát hiện ra được. Để tránh nguy hại sức khoẻ từ việc ăn chả cá làm từ cá ươn, phụ gia, tốt nhất mọi người nên mua cá tươi rồi về nhà tự chế biến. Nếu mua, nên chọn mua sản phẩm của những cơ sở sản xuất có uy tín, tránh mua cơ sở làm ở những nơi mất vệ sinh.
Phương Thuận

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, nguyên nhân phổ biến gây bệnh Buerger (viêm tắc mạch máu) là do hút thuốc lá. Trong khi đó, bệnh nhân đã hút thuốc lá trong nhiều năm qua, trung bình 2 gói một ngày.

5 lợi ích sức khỏe hàng đầu của hạt chia
Sống khỏe - 3 giờ trướcHạt chia là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng được mệnh danh là 'siêu thực phẩm'. Chỉ với một lượng nhỏ hạt chia mỗi ngày, bạn đã nạp vào cơ thể một lượng đáng kể các dưỡng chất quan trọng.

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcGĐXH - Bệnh suy thận mạn và bệnh tiểu đường có nhiều biến chứng khó lường, nhưng có thể được quản lý hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Ba mẹ con cùng mắc ung thư
Y tế - 6 giờ trướcBa mẹ con cùng phát hiện mắc ung thư tuyến giáp do yếu tố di truyền, sau một lần khám sức khỏe định kỳ.

Cách uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ tử vong
Sống khỏe - 6 giờ trướcCà phê không chỉ giúp tỉnh táo vào buổi sáng mà thức uống đắng này còn có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, bệnh tim và tử vong. Tuy nhiên cần có cách uống đúng.

Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày
Mẹ và bé - 20 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ 40 tuổi đi khám vì bị rong kinh, kết quả giải phẫu bệnh cho thấy quá sản nội mạc tử cung điển hình. Cần phải điều trị bằng thuốc nội tiết, kháng sinh và tư vấn đặt dụng cụ tử cung chứa thuốc nội tiết.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Đặt stent chuyển dòng là phương pháp tối ưu được bác sĩ áp dụng để điều trị các túi phình khó, chưa vỡ, được xem là “chìa khóa” ngăn ngừa đột quỵ.

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcNhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, người phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp do mỡ máu tăng vọt.

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người bệnh suy thận ăn được trứng. Tuy nhiên, chỉ nên dùng tối đa 3-4 quả trứng/ tuần bởi thực phẩm này khá giàu cholesterol...

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.