Đối xử tệ hại với mũi của mình bằng 4 thói quen này, coi chừng bệnh đường hô hấp càng nặng thêm
GiadinhNet - Ngoáy mũi, rửa mũi, nhổ lông mũi… gần như người lớn chúng ta ai cũng làm với mũi của mình. Đây là thói quen vô cùng tai hại, nhất là trong những thời điểm giao mùa.


Ảnh minh họa
Niêm mạc vách mũi rất mỏng, là nơi tập trung nhiều mạch máu nhỏ và nông để sưởi ẩm luồng không khí hít vào, ngay phần trước vách mũi có 1 điểm mạch máu rất dễ bị tổn thương. Chỉ cần tổn thương nhẹ, hắt hơi mạnh là mũi của bạn có thể bị rỉ máu. Trong khi, rất nhiều người có thói quen dùng tay ngoái mũi, day mũi mỗi khi có cảm giác khó chịu, nhất là ở những người có bệnh viêm mũi dị ứng. Đây là thói quen cực kỳ tai hại vì rất dễ khiến mũi của bạn bị tổn thương sâu hơn.
Nhổ lông mũi

Ảnh minh họa
Lông mũi có tác dụng giữ lại các hạt bụi trong khí hít vào, do đó nó có tác dụng bảo vệ đường hô hấp.
Vì thẩm mỹ, một số người có sở thích nhổ lông mũi. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo nếu lông mũi dài quá, thò ra ngoài gây mất thẩm mĩ thì nên cắt phần ngọn lông chứ không nên nhổ cả gốc, rất dễ gây tổn thương niêm mạc mũi và gây viêm mũi.
Xịt mũi, nhỏ mũi thường xuyên

Niêm mạc mũi được phủ bởi lớp nhầy, có tác dụng bảo vệ mũi, giữ ẩm và giữ bụi. Việc thường xuyên xịt rửa mũi mỗi ngày bằng dạng phun xương vào mũi sai kỹ thuật rất dễ tổn thương vách mũi, tổn thương lớp chất nhầy bảo vệ mũi.
Bên cạnh đó, nếu rửa mũi bằng nước muối ở nhiệt độ thường trong thời tiết lạnh có thể gây co mạch máu, gây giảm miễn dịch tại chỗ. Do đó, chỉ thực hiện vệ sinh mũi khi bị viêm đường hô hấp, theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Lạm dụng thuốc chống nghẹt mũi

Ảnh minh họa
Để dứt nhanh tình trạng tắc mũi, nghẹt mũi, nhiều người tự mua thuốc xịt chống nghẹt mũi về dùng. Tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo những sản phẩm này cần dùng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, bởi nếu dùng thời gian dài dễ dẫn đến phụ thuộc thuốc và phản ứng dội (nghĩa là chứng nghẹt mũi tái lại và tệ hơn ban đầu sau khi ngưng thuốc). Chưa kể đến thuốc chống nghẹt mũi dạng uống lại có thể gây tăng nhịp tim và huyết áp.
Lạm dụng khí dung

Khí dung thường được chỉ định cho trẻ trong các trường hợp bị khò khè, co thắt phế quản trong bệnh suyễn, hoặc chống viêm trong bệnh viêm thanh khí phế quản cấp trẻ.
Tuy nhiên nhiều cha mẹ cho rằng, khi khí dung chỉ bằng nước muối sinh lý thì sẽ làm loãng nhầy mũi, giúp thông mũi... Cho nên hễ trẻ bị cảm ho, sổ mũi là lại cho dùng khí dung. Điều này là hoàn toàn không cần thiết và lợi ích chưa được chứng minh.
Việc khí dung nước muối kèm theo các thuốc như kháng sinh, kháng viêm (hydrocortison) hay thuốc giãn phế quản(ventolint) khi trẻ ho, sổ mũi nếu không theo chỉ định của bác sĩ sẽ làm gia tăng tác dụng phụ của thuốc, sự đề kháng kháng sinh…
Đặc sản tắc đường trở lại

Đừng làm 7 điều khi tắm vào mùa hè! Hầu hết mọi người đều làm hai điều này mỗi ngày
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcĐi tắm mùa hè mà mắc phải 7 sai lầm này thì sức khỏe dần bị bào mòn.

5 sai lầm chết người khi dùng kem chống nắng cần tránh trong mùa hè: Số 1 làm tăng nguy cơ ung thư da
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcRất nhiều người trong chúng ta đang coi kem chống nắng như một tấm vé ra vào để nằm ngoài nắng hàng giờ. Điều này vô cùng sai lầm.

Suy thận cấp có chữa khỏi được không? 3 nhóm người có nguy cơ cao, cần cảnh giác!
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Suy thận cấp có thể chữa khỏi triệt để. Tuy nhiên, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, người bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Người phụ nữ 63 tuổi bị vỡ bàng quang vì thường xuyên phải làm việc 'bất đắc dĩ' này
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân bị vỡ bàng quang tự phát có tiền căn đột quỵ nhồi máu não khiến bà yếu liệt tay chân, phải nằm tại chỗ, mọi sinh hoạt đều phụ thuộc vào con cháu...

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 4 ngày trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, nguyên nhân phổ biến gây bệnh Buerger (viêm tắc mạch máu) là do hút thuốc lá. Trong khi đó, bệnh nhân đã hút thuốc lá trong nhiều năm qua, trung bình 2 gói một ngày.

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?
Bệnh thường gặp - 4 ngày trướcGĐXH - Bệnh suy thận mạn và bệnh tiểu đường có nhiều biến chứng khó lường, nhưng có thể được quản lý hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ
Bệnh thường gặp - 5 ngày trướcGĐXH - Đặt stent chuyển dòng là phương pháp tối ưu được bác sĩ áp dụng để điều trị các túi phình khó, chưa vỡ, được xem là “chìa khóa” ngăn ngừa đột quỵ.

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần
Bệnh thường gặp - 5 ngày trướcNhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, người phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp do mỡ máu tăng vọt.

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 5 ngày trướcGĐXH - Người bệnh suy thận ăn được trứng. Tuy nhiên, chỉ nên dùng tối đa 3-4 quả trứng/ tuần bởi thực phẩm này khá giàu cholesterol...

Người phụ nữ 44 tuổi có 15 khối u xơ kết thành chùm trong tử cung, thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 6 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ có khối u xơ kết thành chùm trong tử cung cho biết bỏ tái khám nhiều năm. Gần đây, bụng to dần, kèm theo dấu hiệu chảy máu nhiều khi hành kinh, táo bón... mới đến viện khám.

Bất ngờ 4 loại rau củ mùa hè người bệnh suy thận không nên ăn thường xuyên
Bệnh thường gặpGĐXH - Người bệnh suy thận nên hạn chế những thực phẩm chứa kali. Trong khi rau củ và trái cây tươi lại chứa nhiều kali. Vậy nên việc chọn lựa rau phù hợp với người bệnh suy thận là rất quan trọng.