Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dọn nhà đón Tết năm nay, các gia đình cần làm thêm việc QUAN TRỌNG này để ngừa mắc bệnh, kể cả COVID-19

Thứ năm, 14:00 04/02/2021 | Sống khỏe

Dịp Tết Tân Sửu năm nay các gia đình không chỉ dọn nhà để làm mới không gian mà đây còn là một biện pháp cần thiết để phòng chống dịch COVID-19.

Những ngày cuối năm, dù bận rộn nhưng các gia đình vẫn cố gắng dành chút thời gian để dọn dẹp lại những bộn bề, bụi bặm của năm cũ, tạo nên không gian sống ngăn nắp và sạch đẹp cho năm mới.

Khác với những năm khác, dịp Tết Tân Sửu năm nay các gia đình không chỉ dọn nhà để làm mới không gian mà đây còn là một biện pháp cần thiết để phòng chống dịch COVID-19 . Chính vì vậy, quy tắc dọn nhà cũng cần bổ sung thêm rất nhiều lưu ý.

Dọn nhà đón Tết, cần bổ sung thêm những nguyên tắc vệ sinh nhà cửa, phòng ngừa dịch COVID-19

Để người dân có thể phòng ngừa dịch bệnh COVID-19 hiệu quả, Bộ Y tế đã đưa khuyến cáo trong vệ sinh nhà cửa như sau:

- Các gia đình cần mở các cửa ra vào và cửa sổ, hạn chế sử dụng điều hòa để tăng cường thông khí trong khu vực nhà ở.

- Thường xuyên lau nền nhà, những nơi có nguy cơ là "ổ chứa" virus, vi khuẩn như nhà vệ sinh, bồn cầu, thang máy, tay nắm cửa... và bề mặt các đồ vật trong nhà bằng các chất tẩy rửa thông thường, như xà phòng và các dung dịch khử khuẩn thông thường khác.

- Loại bỏ những vật dụng cũ, ẩm mốc, không còn sử dụng. Thay bàn chải, khăn mặt, khăn tắm định kỳ 3 tháng/lần.

- Tránh dùng chung ly, cốc uống nước để ngừa lây nhiễm virus SARS-CoV-2 .

- Vệ sinh các đồ đạc trong nhà làm từ vải, đặc biệt là ghế sofa vì đây là nơi các thành viên trong gia đình tiếp xúc nhiều nhất. Bên cạnh đó, khăn nhà bếp cần phải được giặt sạch bằng nước nóng ít nhất 1 lần/tuần để loại bỏ vi khuẩn phát triển trên những bề mặt ẩm ướt.

- Vệ sinh các thiết bị công nghệ trong nhà: Điện thoại di động, bàn phím máy tính là nơi trú ngụ cho virus. Hạn chế cho người khác mượn các thiết bị công nghệ trong giai đoạn này bởi virus SARS-CoV-2 có thể lây lan khi sử dụng chung.

- Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân: Tất cả các thành viên trong gia đình tuyệt đối không dùng chung khăn tắm, bàn chải đánh răng.

- Cần phải giặt khăn tắm, khăn mặt 2 lần/tuần.

Một số đồ vật trong nhà cần thẳng tay loại bỏ

Nhân dịp dọn nhà đón Tết, bạn nên loại bỏ những món đồ chứa nhiều vi khuẩn dưới đây để cả nhà đón Tết thật vui vẻ và an toàn:

1. Thớt gỗ quá cũ

Theo các chuyên gia, một chiếc thớt dùng để thái đồ chín cứ 6-8 tháng nên thay 1 lần. Một chiếc thớt cũ có thể chứa nhiều vi khuẩn gây hại như E.coli, salmonella và Campylobacter (các vi khuẩn gây tiêu chảy và bệnh đường ruột).

Dọn nhà đón Tết năm nay, các gia đình cần làm thêm việc QUAN TRỌNG này để ngừa mắc bệnh, kể cả COVID-19 - Ảnh 1.

2. Bàn chải đánh răng cũ

Để tránh nhiễm bệnh, các gia đình nên thay bàn chải định kỳ 3 tháng/lần và hãy để chúng ở nơi thật sạch sẽ, thoáng đãng. Theo các nhà khoa học của Đại học Manchester (Anh), bàn chải đánh răng cũ là một ổ vi trùng. Mỗi chiếc bàn chải để trong buồng tắm chứa đến hơn 100 triệu con vi trùng, trong đó có cả khuẩn E.coli.

3. Miếng xốp rửa bát đã dùng lâu ngày

Theo tiến sĩ Chuck Gerba, giáo sư vi sinh học tại Đại học Arizona cũng khẳng định miếng xốp rửa bát là thứ bẩn nhất trong nhà. Các nghiên cứu của ông đã chỉ ra rằng, miếng rửa bát nhà bếp của bạn có thể bẩn hơn 200.000 lần so với bồn cầu. Tốt nhất miếng xốp rửa bát nên được thay mới 1 lần/tháng. Và dịp cuối năm là thời điểm thích hợp để thay mới chúng.

Dọn nhà đón Tết năm nay, các gia đình cần làm thêm việc QUAN TRỌNG này để ngừa mắc bệnh, kể cả COVID-19 - Ảnh 2.

4. Chai nhựa cũ

Một chai nước chứa trung bình 75.000 vi khuẩn/ml. Nếu như bị bẩn, con số đó có thể nhân lên tới 2 triệu/ml trong một ngày. Vì vậy thay vì tích trữ chúng trong tủ thì dịp cuối năm các gia đình nên loại bỏ chúng ra khỏi nhà. Tốt nhất nên thay thế bằng đồ thủy tinh hay cốc giấy để đảm bảo an toàn cho môi trường.

Theo Nhịp sống Việt

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
6 người cùng nhà có biểu hiện lạ sau bữa cơm tối, 3 ca phải đi cấp cứu

6 người cùng nhà có biểu hiện lạ sau bữa cơm tối, 3 ca phải đi cấp cứu

Sống khỏe - 31 phút trước

Sau bữa cơm tối có món canh nấm đất, 6 người trong một gia đình có dấu hiệu lạ, trong đó 3 người biểu hiện nặng hơn, phải vào viện cấp cứu.

Bấm huyệt có tác dụng gì?

Bấm huyệt có tác dụng gì?

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

Bấm huyệt là phương pháp dùng bàn tay để tác động trực tiếp vào những huyệt đã được xác định ở trên cơ thể. Vậy bấm huyệt có tác dụng gì?

Bí quyết ăn yến mạch giúp giảm cân nhanh nhất

Bí quyết ăn yến mạch giúp giảm cân nhanh nhất

Sống khỏe - 4 giờ trước

Yến mạch là một trong những thực phẩm lành mạnh hàng đầu tốt cho sức khỏe và giúp giảm cân. Nhưng ăn không đúng lại có tác dụng ngược. Vậy nên ăn yến mạch thế nào là tốt nhất để giảm cân?

Loại quả có vị ngọt nhưng giúp ổn định đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn thường xuyên hơn

Loại quả có vị ngọt nhưng giúp ổn định đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn thường xuyên hơn

Sống khỏe - 7 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường khi tiêu thụ lê, lượng đường được hấp thu chậm, không làm tăng đường huyết đột ngột. Do đó lê là loại quả thân thiện với người bệnh tiểu đường.

60 tuổi là thời điểm quyết định tuổi thọ: Nếu không có 6 biểu hiện này khi ăn sáng thì bạn sẽ sống lâu

60 tuổi là thời điểm quyết định tuổi thọ: Nếu không có 6 biểu hiện này khi ăn sáng thì bạn sẽ sống lâu

Sống khỏe - 8 giờ trước

Dấu hiệu sống thọ sẽ thể hiện rất rõ qua việc ăn sáng của bạn.

5 món ăn nhẹ tốt nhất cho người bệnh đái tháo đường

5 món ăn nhẹ tốt nhất cho người bệnh đái tháo đường

Sống khỏe - 8 giờ trước

Những món ăn nhẹ sau đây được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng để hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu cho người mắc bệnh đái tháo đường.

Chăm sóc sức khỏe chủ động để giảm rủi ro, tăng chất lượng sống

Chăm sóc sức khỏe chủ động để giảm rủi ro, tăng chất lượng sống

Sống khỏe - 9 giờ trước

Chủ động tầm soát bệnh và chăm sóc sức khỏe ngay từ khi còn khỏe mạnh hiện đang là thói quen được khuyến khích để giảm rủi ro bệnh tật, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng cường tuổi thọ.

Sửng sốt với những viên sỏi to như viên đá trứng được lấy ra từ bàng quang người đàn ông ở Sơn La

Sửng sốt với những viên sỏi to như viên đá trứng được lấy ra từ bàng quang người đàn ông ở Sơn La

Sống khỏe - 9 giờ trước

4 viên sỏi to như viên đá trứng được các bác sĩ lấy ra từ bàng quang bệnh nhân nam ở Sơn La.

Bộ trưởng Bộ Y tế: Việt Nam hướng tới trở thành trung tâm khoa học, đổi mới sáng tạo y tế mới trong khu vực

Bộ trưởng Bộ Y tế: Việt Nam hướng tới trở thành trung tâm khoa học, đổi mới sáng tạo y tế mới trong khu vực

Sống khỏe - 10 giờ trước

GĐXH – Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã nhấn mạnh như vậy tại Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2 do Cục Quản lý Dược và Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp tổ chức tối 17/5 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Bị suy tim có nên tập thể dục?

Bị suy tim có nên tập thể dục?

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

Suy tim là một trong những vấn đề tim mạch nguy hiểm nhất hiện nay. Người bệnh suy tim cần có chương trình tập luyện thể dục và nghỉ ngơi phù hợp...

Top