Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dự thảo Luật phòng chống tác hại rượu, bia: Đừng “nhân danh” phát triển kinh tế, giải quyết việc làm

Thứ bảy, 07:56 17/11/2018 | Xã hội

GiadinhNet - Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 6, sáng 16/11, các đại biểu Quốc hội làm việc ở hội trường, thảo luận về dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân

Các đại biểu Quốc hội nhất trí rất cao về sự cần thiết ban hành Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và nhấn mạnh, dự thảo Luật đã thể chế hóa Nghị quyết số 20-NQ/TW về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới; kịp thời, chủ động ứng phó với thực trạng sử dụng rượu, bia đang ở mức cao, có xu hướng gia tăng nhanh, ở mức có hại đáng báo động.

Đại biểu Phạm Trọng Nhân (đoàn Bình Dương) đánh giá cao nỗ lực của Bộ Y tế trong quá trình soạn thảo và phản biện sâu sắc của Bộ trong việc bảo vệ quan điểm nhằm mục đích duy nhất là chăm lo sức khỏe cho cộng đồng. Đại biểu Phạm Trọng Nhân nhấn mạnh, phòng chống tác hại rượu, bia phải thực hiện một cách triệt để mà không nên ngụy biện bằng người uống có trách nhiệm, hoặc bất kỳ một lý do nào khác.


Đại biểu Trần Quang Chiểu phát biểu ý kiến. Ảnh: TTXVN

Đại biểu Trần Quang Chiểu phát biểu ý kiến. Ảnh: TTXVN

Về ý kiến cho rằng thông qua Luật này là khai tử ngành rượu, bia, đại biểu Phạm Trọng Nhân lưu ý, phải đặt mình vào hoàn cảnh gia đình có người thân nghiện rượu, nợ nần chồng chất, bạo lực, bạo hành… "Chúng ta chọn bảo vệ sức khỏe cho nhân dân hay chọn khoản thu 50.000 tỷ đồng mỗi năm, nhưng đừng quên rằng tổn thất do nó gây ra lên tới 65.000 tỷ đồng. Như thế có khác gì kéo lùi sự phát triển của đất nước”, đại biểu Phạm Trọng Nhân nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, đại biểu Lê Thị Yến (đoàn Phú Thọ) chia sẻ với ban soạn thảo về sự khó khăn trong quá trình xây dựng dự án Luật. “Làm sao để xây dựng các chính sách vừa đảm bảo sức khỏe của người dân vừa hài hòa được lợi ích của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh rượu bia là bài toán khó”, đại biểu Lê Thị Yến chỉ rõ.

Đại biểu Lê Thị Yến thừa nhận, thói quen sử dụng rượu bia đã tồn tại lâu đời ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Ngành công nghiệp rượu bia hàng năm đóng góp vào ngân sách nhà nước khoảng 50.000 tỷ đồng, tạo việc làm cho khoảng 220.000 lao động cả trực tiếp và gián tiếp. Tuy nhiên, những ảnh hưởng bất lợi của sử dụng rượu, bia gây ra đối với sức khỏe, kinh tế, xã hội đang ngày càng gia tăng, là thách thức trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững mà Việt Nam đã cam kết.

Tên gọi phải dễ nhớ, dễ hiểu để người dân tiếp cận

Về tên gọi của dự án Luật, đa số ý kiến nhất trí với tên gọi “Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia” vì ngắn gọn, bao quát, dễ hiểu, dễ nhớ, thuận lợi cho việc tuyên truyền, tiếp cận pháp luật của nhân dân; thể hiện rõ mục tiêu bảo vệ sức khỏe nhân dân, phù hợp với quan điểm về y học dự phòng là cần chủ động phòng ngừa từ sớm, chứ không chỉ ứng phó khi đã lạm dụng và xảy ra hậu quả tiêu cực. Bên cạnh đó, tên gọi này không chỉ bao hàm phạm vi điều chỉnh đối với hành vi của người sử dụng rượu, bia, mà còn xác định trách nhiệm của các chủ thể khác (Nhà nước, cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân). Đây cũng là tên gọi đã được xác định trong Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh đã được Quốc hội thông qua.

Trong khi đó, một số ý kiến đề nghị lấy tên gọi là “Luật Phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia”, hoặc “Luật Phòng, chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn” để hướng trọng tâm vào hành vi của người sử dụng rượu, bia; có ý kiến khác đề nghị lấy tên là “Luật Phòng, chống tác hại của đồ uống có cồn” để có tính bao quát, dễ áp dụng và hạn chế việc lợi dụng luật.

Đại biểu Trần Quang Chiểu (đoàn Nam Định) cho rằng, nếu tên gọi là "Luật Phòng, chống tác hại rượu, bia" chẳng khác nào khẳng định rượu, bia hoàn toàn có hại, từ đó gây ra hiểu lầm không đáng có. Thực tế, tác hại là do sử dụng quá liều lượng và sử dụng những sản phẩm không đảm bảo chất lượng.

Theo đại biểu Trần Quang Chiểu, mục đích của Luật là bảo vệ sức khỏe của nhân dân, vì thế đối tượng chịu sự tác động chính là người sản xuất phải đảm bảo chất lượng, người tiêu dùng phải có ý thức. Nếu có ý thức, người tiêu dùng sẽ quyết định nên uống thế nào để không ảnh hưởng đến sức khỏe, ảnh hưởng đến cộng đồng. “Tên gọi cần hướng đến hành vi của người sản xuất và người sử dụng vì bản thân sản phẩm không có hại”, đại biểu Trần Quang Chiểu nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, hiện nay trên thế giới và ngay tại thị trường trong nước có những sản phẩm có cồn, có nồng độ tương đương với bia, nhưng không đăng ký là bia. Nếu luật chỉ điều chỉnh với rượu, bia thì chưa bao quát hết thực tiễn diễn ra và mục đích của Luật khi ban hành. Đại biểu đề nghị tên Luật là “Luật Kiểm soát đồ uống có cồn”, hoặc “Luật Phòng, chống tác hại lạm dụng đồ uống có cồn”.

Đồng tình với tên gọi theo Tờ trình của Chính phủ, đại biểu Lê Thị Yến (đoàn Phú Thọ) lý giải tại sao không gọi là "Luật Phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia". Theo Tổ chức Y tế thế giới và hầu hết các nghiên cứu đã khẳng định, không có một ngưỡng an toàn nào cho sức khỏe khi sử dụng rượu, bia bởi rượu, bia khi vào cơ thể đều gây ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết – bộ phận quan trọng của con người; mỗi người tùy theo giới tính, độ tuổi, đặc điểm sinh học cá nhân và tùy mức uống, cách uống mà gây ra tác hại với từng người là khác nhau. Ngoài ra, rượu bia chứa cồn là chất gây nghiện, được xếp vào nhóm chất gây ung thư nên khi sử dụng, mức uống sẽ tăng dần, theo thời gian dễ bị lệ thuộc và trở thành con nghiện lúc nào không biết. “Với quan điểm, phòng bệnh hơn chữa bệnh nên việc phòng chống tác hại rượu, bia phải được tiến hành chủ động từ sớm bằng các biện pháp phòng ngừa chứ không chỉ ứng phó khi các hậu quả tiêu cực đã xảy ra; khi đó, chi phí khắc phục hậu quả rất tốn kém”, đại biểu Lê Thị Yến nhấn mạnh.

Đại biểu Lê Thị Yến cũng không đồng tình gọi là đồ uống có cồn vì hiện nay tại Việt Nam, rượu, bia chiếm 99,7% thị phần, 0,3% còn lại là đồ uống khác có chứa cồn và nước giải khát pha chế thêm rượu bia. “Rượu bia là cái tên mà bà con đã quen gọi, quen nghe, quen dùng và khi Luật có điều kiện thi hành sẽ dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện, thuận lợi cho việc tuyên truyền”, đại biểu Lê Thị Yến phân tích.

Tại phiên thảo luận, các vấn đề về kiểm soát việc quảng cáo rượu, bia; việc quản lý rượu thủ công; kinh phí phục vụ hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia… cũng được các đại biểu phân tích, cho ý kiến cụ thể.

TTX

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chính quyền phường ở Hoàng Mai (Hà Nội) ra quân xóa bỏ loạt bãi trông giữ xe ô tô trái phép tại KĐT mới Đại Kim

Chính quyền phường ở Hoàng Mai (Hà Nội) ra quân xóa bỏ loạt bãi trông giữ xe ô tô trái phép tại KĐT mới Đại Kim

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - UBND phường Đại Kim, quận Hoàng Mai (TP Hà Nội) đã ra quân, huy động lực lượng liên ngành, phối hợp, xử lý 11 điểm trông giữ xe ô tô trái phép trên địa bàn phường.

Bắt 2 đối tượng buôn bán gần 1,5 tấn pháo nổ

Bắt 2 đối tượng buôn bán gần 1,5 tấn pháo nổ

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình vây bắt, các đối tượng chống trả quyết liệt hòng bỏ trốn. Tuy nhiên, lực lượng chức năng bắt giữ thành công, di lý các đối tượng buôn bán gần 1,5 tấn pháo về trụ sở.

Số cuối ngày sinh Âm lịch của người có 'vàng ẩn trong mệnh'

Số cuối ngày sinh Âm lịch của người có 'vàng ẩn trong mệnh'

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Người có ngày sinh Âm lịch này được thần số mệnh đặc biệt ưu ái, cuộc đời hạnh phúc, bình yên, tiền tài không cầu cũng đến.

Khám xét nơi ở của Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên

Khám xét nơi ở của Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên

Pháp luật - 2 giờ trước

Lực lượng chức năng khám xét nơi ở của Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên sau khi cô bị khởi tố, bắt giam về hành vi “Lừa dối khách hàng”.

Bắt hai đối tượng mua bán ma túy ở Sơn La về Nam Định tiêu thụ

Bắt hai đối tượng mua bán ma túy ở Sơn La về Nam Định tiêu thụ

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh Nam Định, cho biết đơn vị này vừa ra quyết định tạm giữ hình sự đối với 2 đối tượng trong đường dây mua bán trái phép chất ma túy từ Sơn La về Nam Định tiêu thụ.

Từ 1/7/2025, hàng triệu người dùng loại thẻ ATM dạng này cần lưu ý nếu không muốn bị ngừng giao dịch

Từ 1/7/2025, hàng triệu người dùng loại thẻ ATM dạng này cần lưu ý nếu không muốn bị ngừng giao dịch

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Hàng loạt ngân hàng thương mại đã chính thức thông báo đến khách hàng về việc sẽ ngừng giao dịch đối với các loại thẻ ATM từ kể từ ngày 1/7/2025. Người dân cần lưu ý điều gì?

Các con giáp tuổi Tý, Sửu, Mão, Thìn, Tỵ, Mùi, Thân, Hợi đón nhận điều mới trong tuần 19/5 - 25/5 từ sự nghiệp đến tài chính

Các con giáp tuổi Tý, Sửu, Mão, Thìn, Tỵ, Mùi, Thân, Hợi đón nhận điều mới trong tuần 19/5 - 25/5 từ sự nghiệp đến tài chính

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH – Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho biết, trong tuần 19/5 - 25/5 từ sự nghiệp đến tài chính, các con giáp tuổi Tý, Sửu, Mão, Thìn, Tỵ, Mùi, Thân, Hợi sẽ có những điều đặc biệt dưới đây.

Sau phản ánh, loạt sân pickleball ở phường Yên Hòa bị giải tỏa nhưng nhà xưởng thì chưa?

Sau phản ánh, loạt sân pickleball ở phường Yên Hòa bị giải tỏa nhưng nhà xưởng thì chưa?

Thời sự - 4 giờ trước

GĐXH - Sau phản ánh của Gia đình và Xã hội, loạt sân pickleball xây dựng trên đất dự án tại mặt đường Hoàng Quán Chi, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội bị giải tỏa. Tuy nhiên, nhà xưởng (gara ô tô) vẫn hoạt động.

Hàng triệu người cần nâng cao cảnh giác trước cái bẫy 'bay sạch tiền' khi trao tay tài khoản

Hàng triệu người cần nâng cao cảnh giác trước cái bẫy 'bay sạch tiền' khi trao tay tài khoản

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Chỉ vì ham lời vài trăm nghìn đến vài triệu đồng từ việc mua bán tài khoản TikTok, nhiều người bất ngờ "bay màu" tài khoản ngân hàng. Một chiêu thức lừa đảo mới xuất hiện trong các nhóm kín, đẩy người dùng vào cảnh tiền mất, TikTok cũng không còn.

2 sinh viên bị đuối nước, tử vong thương tâm khi đi tắm hồ ở Hà Nội

2 sinh viên bị đuối nước, tử vong thương tâm khi đi tắm hồ ở Hà Nội

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Sáng 20/5, có 3 sinh viên của một trường đại học trên địa bàn TP Hà Nội trong lúc rủ nhau đi tắm hồ tại huyện Thạch Thất thì không may xảy ra đuối nước. Sự việc khiến 2 nạn nhân tử vong, 1 người khác may mắn được cứu sống.

Top