Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dùng loại đũa ăn này chính là bạn đang tự hại mình mà không hay biết

Chủ nhật, 18:30 13/11/2016 | Sống khỏe

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại đũa mẫu mã đẹp, nhìn vào cũng tưởng làm bằng gỗ tự nhiên. Tuy nhiên, đây là đũa ăn phủ sơn công nghiệp và nó không hề "thân thiện" với sức khỏe.

Đũa phủ sơn bóng nguy hại đến sức khỏe con người

Vừa qua, tại chương trình “nói không thực phẩm bẩn” được phát sóng vào tối ngày 10/11 phát sóng câu chuyện dùng việc đũa dùng nhiều lần được phủ sơn bóng, chứ không phải làm từ gỗ tự nhiên.

Để minh chứng cho điều này, phóng viên nói không thực phẩm làm thí nghiệm với đũa dùng nhiều lần với một cốc nước. Một cốc pha với dung dịch tẩy rửa, vì trong gia đình chúng ta vẫn dùng các loại nước dung dịch tẩy rửa như nước rửa bát . Tuy nhiên chưa đầy 1 phút trong dung dịch tẩy rửa, chúng ta sẽ thấy có những màu nâu từ đôi đũa tiết ra hoặc chúng ta dùng lớp bông màu trắng để thấm vào chiếc đũa sẽ thôi ra lớp màu nâu. Với những loại đũa dùng nhiều lần khi còn mới, chúng ta ngửi đều có những mùi rất khó chịu.

Còn theo phân tích những người kinh doanh mặt hàng này cho biết, với những đũa làm bằng gỗ mun càng dùng phải càng đen, dù có dùng đến mòn đũa vẫn phải đen bóng. Còn với những loại đũa mà dùng chỉ một thời gian bạc phếch thì không phải đũa gỗ, đây có thể là những loại đũa qua bao phủ lớp sơn mới có bóng, đẹp và nhanh phai đến thế.

Lý giải về điều này, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, ĐH Bách khoa HN) lý giải, hiện nay việc để có gỗ tự nhiên làm những đôi đũa có màu đẹp và sáng như quảng cáo ở ngoài là rất khó. Bởi nhìn các đôi đũa có độ bóng đều và đẹp, mà trong khi đó gỗ tự nhiên vừa đắt lại hiếm để làm các loại đũa như thế này với giá thành rẻ thì rất hiếm. Vì thế, không tránh khỏi các cơ sở sản xuất đũa dùng các loại sơn công nghiệp để đánh bóng các loại đũa này. Tuy nhiên, việc dùng các loại sơn này như lớp bảo vệ bên ngoài để tạo độ bóng, tạo màu giả gỗ đều độc hại, mức độ tùy thuộc vào loại hóa chất và nồng độ hóa chất mà họ sử dụng.

Ngoài ra, những loại gỗ, hay tre nứa kém chất lượng hay bị mốc và xấu. Vì vậy, nhiều cơ sở khi sản xuất ra các loại đũa này đều phải tráng qua lớp vecni sơn bóng lên cho đẹp mã. Khi dùng các loại sơn vecni sẽ tạo cho đôi đũa có màu đồng nhất, chứ gỗ không thể đồng màu được.

Về nguyên tắc, không được sơn bất cứ thứ gì lên trên bát đĩa hay đũa bởi các chất này có thể bị thôi ra trong một điều kiện hay nhiệt độ nào đó, nhất là các đồ dùng trong thực phẩm. Sơn và vecni là các hợp chất hữu cơ, vì thế có những thành phần độc cho sức khỏe con người. Chẳng may khi ăn phải các loại đũa có lớp phủ sơn bóng mà lại được dùng trong nấu ăn mà thôi ra thực các loại thực phẩm thì rất nguy hiểm cho cơ thể.


Vì trong sơn sẽ có các oxit kim loại và màu. Khi bị phai ra và ăn vào dạ dày, các axit trong cơ thể sẽ tác động đến kim loại và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Vì trong sơn sẽ có các oxit kim loại và màu. Khi bị phai ra và ăn vào dạ dày, các axit trong cơ thể sẽ tác động đến kim loại và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Kể các với những đôi đũa có màu màu sắc rất dễ nhiễm độc do lớp sơn trên đũa bị phân hủy cùng với thức ăn. Bởi vì lớp sơn màu sắc trên những đôi đũa dễ bị phôi ra trong một điều kiện nhất định hay nhiệt độ nào đó, nhất là được dùng trong thực phẩm. Những loại hóa chất tạo màu hay tạo độ bóng có hại cho sức khỏe cơ thể, đặc biệt là đối với dạ dày cũng như đối với trẻ nhỏ.

Lưu ý khi sử dụng đũa

Theo các chuyên gia, khi mọi người sử dụng đũa, mỗi ngày đều phải quan sát bề mặt đũa có các vết mốc hay không.

Nếu trên đũa tre hoặc đũa gỗ có xuất hiện các chấm đen, chứng tỏ đũa đã bị nhiễm khuẩn , không còn dùng được nữa; đũa ẩm là do thấm nước quá lâu, đã quá thời gian sử dụng, hãy bỏ ngay lập tức. Nhiều loại nấm mốc, nhẹ thì gây ra các bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, ói mửa. Nặng thì bị ung thư do trong đũa mốc có sinh sản ra “aflatoxin”, chất này đã được xác nhận có thể gây ung thư gan . Dùng đũa quá lâu khiến lượng nước trong đũa quá cao. Vì đũa được tái sử dụng nhiều lần, rửa nước nhiều lần, rất dễ trở thành nơi cho vi khuẩn sinh trưởng và phát triển như vi khuẩn tụ cầu vàng, E.coli… Cất đũa trong tủ bếp quá lâu có thể khiến nguy cơ biến chất đũa tăng gấp 5 lần.

Tuyệt đối không nên dùng các loại đũa làm bằng gỗ được phủ sơn bóng vì trong sơn có chứa các kim loại nặng tạo màu gây đột biến nhiễm sắc thể, ung thư. Ngoài ra, các loại đũa nhựa cũng không nên dùng vì khi dùng để gắp thức ăn nóng sẽ giải phóng chất hóa học gây hại cho sức khỏe và cũng có thể bị biến dạng vì nhựa rất mềm.

Để bảo vệ sức khỏe chúng ta nên dùng đũa tre, không sơn phủ ngoài bóng bẩy hoặc có những màu sắc trông không thật. Trước khi sử dụng lần đầu tiên, nên rửa kỹ với nước rửa bát, hoặc có thể dùng cồn để lau sạch lớp hóa chất bên ngoài rồi rửa lại với nước sạch. Hoặc đũa mới mua trước tiên phải rửa sạch bằng nước, luộc trong nước nóng trong nửa giờ, phơi khô rồi mới đem ra sử dụng.

Theo Tri thức trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nghiên cứu mới phát hiện vi nhựa có thể "len lỏi" vào rau theo cách thức không ngờ

Nghiên cứu mới phát hiện vi nhựa có thể "len lỏi" vào rau theo cách thức không ngờ

Sống khỏe - 3 giờ trước

Nghiên cứu mới được đăng tải trên tạp chí Nature vào ngày 9/4 đã chỉ ra cách vi nhựa “len lỏi” vào cây cối và rau.

Người bệnh tiểu đường cần biết điều này để ổn định đường huyết và 'sống chung' với bệnh

Người bệnh tiểu đường cần biết điều này để ổn định đường huyết và 'sống chung' với bệnh

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiêu đường cần điều chỉnh chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên... Đây là những điều cần thiết, bất kể bạn mắc bệnh tiểu đường loại nào.

Người bình thường có cần tăng cơ?

Người bình thường có cần tăng cơ?

Sống khỏe - 7 giờ trước

Nhiều người cho rằng chỉ những ai tập luyện thể hình mới cần tăng cơ. Tuy nhiên, kể cả người bình thường muốn giữ dáng hay tăng cường sức khỏe đều cần có lượng cơ khỏe mạnh...

Bộ Y tế vào cuộc vụ sản phụ tử vong sau sinh mổ lần 3 ở Hải Phòng

Bộ Y tế vào cuộc vụ sản phụ tử vong sau sinh mổ lần 3 ở Hải Phòng

Y tế - 7 giờ trước

GĐXH - Ngày 13/4, Cục Bà mẹ và Trẻ em (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi Sở Y tế thành phố Hải Phòng về việc xác minh và báo cáo trường hợp sự cố y khoa đối với bà LTC tại BVĐK huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng.

'Sửa chữa' từ trong bào thai cho thai nhi bị cạn ối hoàn toàn, giãn đài bể thận hai bên

'Sửa chữa' từ trong bào thai cho thai nhi bị cạn ối hoàn toàn, giãn đài bể thận hai bên

Y tế - 9 giờ trước

GĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ nghi ngờ thai nhi bị tắc nghẽn đường tiết niệu dưới – một bất thường có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng thận và sự phát triển của thai nhi.

Vụ trẻ 20 tháng tuổi bị bảo mẫu bạo hành: Bộ Y tế đề nghị xử lý nghiêm đối tượng có hành vi vi phạm quyền trẻ em

Vụ trẻ 20 tháng tuổi bị bảo mẫu bạo hành: Bộ Y tế đề nghị xử lý nghiêm đối tượng có hành vi vi phạm quyền trẻ em

Y tế - 10 giờ trước

GĐXH - Cục Bà mẹ và Trẻ em (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi Sở Y tế tỉnh Quảng Nam về việc xác minh, xử lý vụ việc trẻ em bị bạo lực.

Ít ăn trái cây và rau củ có sao không?

Ít ăn trái cây và rau củ có sao không?

Sống khỏe - 11 giờ trước

Rau củ và trái cây đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chế độ ăn hàng ngày của con người, không chỉ cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể.

Người đàn ông 60 tuổi ở Phú Thọ thoát di chứng đột quỵ sau 3 tháng kiêng trì làm việc này

Người đàn ông 60 tuổi ở Phú Thọ thoát di chứng đột quỵ sau 3 tháng kiêng trì làm việc này

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

GĐXH - Sau 3 tháng kiên trì tập luyện phục hồi chức năng theo đúng phác đồ điều trị, người đàn ông bị đột quỵ đã hồi phục toàn thân, đã bắt đầu tập đi và độc lập trong sinh hoạt hàng ngày.

Việt Nam ứng dụng thành công kỹ thuật mới US – HIFU  ‘không dùng dao, không nhìn thấy máu’ điều trị khối u

Việt Nam ứng dụng thành công kỹ thuật mới US – HIFU ‘không dùng dao, không nhìn thấy máu’ điều trị khối u

Y tế - 22 giờ trước

GĐXH – Việc ứng dụng thành công kỹ thuật mới US – HIFU ‘không dùng dao, không nhìn thấy máu’ tại Việt Nam đem tới bước ngoặt mới trong việc điều trị hiệu quả các khối u và nhiều bệnh lý như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, tuyến cơ tử cung, u vú lành tính…

Hướng dẫn cách phân biệt bệnh sởi và sốt phát ban ở trẻ

Hướng dẫn cách phân biệt bệnh sởi và sốt phát ban ở trẻ

Sống khỏe - 23 giờ trước

GĐXH - Theo các chuyên gia, sốt phát ban và sởi đều là những bệnh do virus gây ra. Sốt phát ban thường lành tính và tự khỏi, sởi lại có thể dẫn đến những biến chứng như viêm phổi hay viêm não nếu không xử lý kịp thời. Chẩn nhầm bệnh có thể dẫn đến điều trị sai vì vậy, nhận diện đúng dấu hiệu từng bệnh giúp chẩn đoán đúng, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả.

Top