Đừng tưởng con nói nhiều là vui, đó có thể là dấu hiệu của chứng bệnh ngày càng nhiều trẻ mắc
GiadinhNet - Cô giáo chưa hỏi hết trẻ đã trả lời xong, hoặc nói quá nhiều, khó khăn trong việc tuân thủ yêu cầu từ người khác...
Chia sẻ tại Hội thảo thông tin về chứng rối loạn tăng động giảm chú ý được tổ chức chiều 7/5, ThS.BS Lê Công Thiện, Trưởng phòng Điều trị tâm thần nhi – Viện Sức khỏe tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, đây là một trong những rối loạn tâm thần hay gặp nhất ở trẻ em và thanh thiếu niên.

Ở Việt Nam, trong số 1.320 trẻ được nghiên cứu, tỷ lệ trẻ có vấn đề về chú ý chiếm khoảng 4%.
Những "khách hàng quen thuộc"
Nguyễn Trung K (SN 2003, Hà Nội) sinh ra bình thường. Qua tuổi mẫu giáo, đi học tới lớp 2, K liên tục gây ấn tượng với các cô giáo bằng sự nghịch ngợm quá mức, nói quá nhiều và thường hay quên việc hàng ngày của mình.
Khi được cô giáo thông báo, theo dõi, mẹ đưa K đến viện, em được chẩn đoán rối loạn tăng động giảm chú ý.
Qua tìm hiểu, bố của cháu bé có sử dụng ma túy đá. Thời gian đầu điều trị bằng thuốc, triệu chứng tăng động của trẻ đã giảm nhưng triệu chứng hay quên lại tăng lên.
Sau khi đổi thuốc điều trị thì tình trạng bệnh cải thiện. Lúc này gia đình cho bệnh nhân dừng điều trị. Tuy nhiên, được một ít thời gian, triệu chứng tăng động của em lại lặp lại, em lại được đưa vào viện.
Đến nay đã 8 năm, em là bệnh nhân quen thuộc tại đây. Hiện bệnh nhân cải thiện tốt, tình trạng học tốt và gia đình dự định khi cháu học hết cấp 3 sẽ cho đi du học.
Theo BS Thiện, rối loạn tăng động giảm chú ý thường khởi phát bệnh từ trước khi trẻ lên 7 tuổi. Trẻ nam mắc nhiều hơn trẻ nữ.
Biểu hiện phổ biến của chứng bệnh này chủ yếu là không tập trung chú ý, hoạt động không kiểm soát, tăng hoạt động. Trẻ thiếu kiên trì trong các hoạt động đòi hỏi sự tham gia của nhận thức; dễ xúc động, cảm xúc.
"Ví dụ như cô giáo chưa hỏi hết trẻ đã trả lời xong, hoặc nói quá nhiều, khó khăn trong việc tuân thủ yêu cầu từ người khác; thường xuyên quên trong hoạt động, sinh hoạt hàng ngày - cũng là biểu hiện bệnh cần lưu ý để đưa con đi khám" - BS Thiện nói.
Không chỉ trẻ con mới bị tăng động, cả người lớn cũng bị!
Bác sĩ Lê Công Thiện cho biết, trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý sẽ đối diện với nhiều vấn đề trong quá trình phát triển tâm sinh lý, học tập, giao tiếp, phát triển cảm xúc cũng như các kỹ năng xã hội của trẻ.
Những trẻ này có nguy cơ cao hơn mắc kết hợp các rối loạn tâm thần khác, tăng nguy cơ sử dụng chất gây nghiện, hành vi phạm tội cũng như tai nạn so với trẻ bình thường.
Điểm đáng chú ý, hơn 50% bệnh nhân trẻ em được chẩn đoán rối loạn tăng động giảm chú ý sẽ tiếp tục có những biểu hiện triệu chứng trong suốt thời kỳ thanh thiếu niên.
Nhiều người sẽ suy giảm chức năng xã hội ở tuổi trưởng thành.
“Nhiều người cứ nghĩ tăng động giảm chú ý chủ yếu chỉ gặp ở trẻ em, là bệnh của trẻ em nhưng thực tế không phải, bệnh này có cả ở người lớn" - BS Thiện nói.
Các nghiên cứu cho thấy có khoảng 4-5% người trưởng thành (khoảng 30 tuổi) cũng bị rối loạn này. Thực tế cho thấy tại Viện Sức khoẻ tâm thần, bác sĩ điều trị cho một số trẻ bị tăng động giảm chú ý, qua hỏi bệnh phát hiện cả bố cháu bé cũng có triệu chứng bệnh.
Những sai lầm thường gặp khi không may có con bị tăng động giảm chú ý
Khi phát hiện con bị tăng động, không ít gia đình đã tập trung chỉ trích việc bố mẹ không biết dạy con, phương pháp dạy học không đúng. Đây là quan điểm không đúng.
PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần phân tích, có nhiều nguyên nhân và cơ chế gây nên rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ như: Di truyền, biến đổi chất dẫn truyền thần kinh, thay đổi cấu trúc của não, yếu tố tổn thương não, thai sản, vai trò của môi trường sống…
Các chuyên gia cho hay, việc trẻ xem quá nhiều ti vi, điện thoại cũng có thể là yếu tố làm tăng nặng triệu chứng tự kỷ hay chứng tăng động giảm chú ý nhưng không phải trẻ nào xem nhiều cũng mắc bệnh.
Võ Thu

8 thay đổi đơn giản trong chế độ ăn giúp sống khỏe, sống thọ
Sống khỏe - 1 giờ trướcNhiều người cho rằng tuổi thọ phần lớn được quyết định bởi di truyền. Tuy nhiên, chế độ ăn uống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe, giúp trẻ hóa và sống thọ.

Người đàn ông ở Hà Nội phát hiện nhồi máu não từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcGĐXH - Đi khám vì có dấu hiệu đau đầu âm ỉ, bệnh nhân được chẩn đoán xác định một loạt bệnh lý nguy hiểm gồm nhồi máu não cấp vùng chẩm trái, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu.

Đau bụng, ợ hơi, người phụ nữ 48 tuổi đi khám phát hiện hơn 100 polyp mọc chi chít trong dạ dày
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcGĐXH - Polyp dạ dày thường lành tính nhưng trong một số trường hợp có thể tiến triển thành ung thư nếu không được phát hiện sớm và theo dõi định kỳ.

Thai phụ bị vỡ túi nâng ngực, chuyên gia chỉ rõ những nguyên nhân khiến túi ngực có thể vỡ
Sống khỏe - 14 giờ trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, bất kỳ vật liệu nào khi đưa vào cơ thể đều có hạn sử dụng, trong đó có túi nâng ngực. Theo khuyến cáo của giới chuyên môn, chị em nên thay túi nâng ngực sau khoảng 10 năm thực hiện đặt túi.

Người phụ nữ 35 tuổi đang khỏe mạnh bỗng phát hiện sớm ung thư cổ tử cung nhờ làm việc này
Mẹ và bé - 16 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên chị tầm soát ung thư cổ tử cung cách đây 1 tháng bằng cách tự lấy mẫu tại nhà, cho kết quả xét nghiệm HPV 1/12 (+), khi soi CTC, các bác sĩ đã phát hiện bất thường.

2 loại trái cây rẻ tiền nhưng chứa hợp chất chống ung thư tuyệt vời
Sống khỏe - 16 giờ trướcCác nhà nghiên cứu Brazil và Đức đã phát hiện ra tiềm năng điều trị ung thư của đu đủ, chanh dây qua cách thức hoạt động của các hợp chất hóa học thực vật.

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não
Y tế - 17 giờ trướcHai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 18 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 19 giờ trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcGĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặpGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...