Đường màu đen ở lưng tôm có thực sự bẩn: Những sự thật khi ăn tôm ai cũng nên biết
Tôm là một thực phẩm vô cùng phổ biến, chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin cần thiết nhưng nó lại ẩn chứa nhiều sự thật không phải ai cũng biết.
Đường chỉ màu đen ở lưng tôm có thực sự bẩn?
Đường chỉ màu đen hoặc trắng ở ngay sát lưng tôm hay còn được gọi là chỉ tôm. Đây chính là đường tiêu hóa của tôm chứa dạ dày và đại tràng, vì vậy nó không hề sạch sẽ như nhiều người vẫn nghĩ.
Tuy nhiên, ăn đường chỉ tôm cũng không có hại gì đến sức khỏe, bởi các vi khuẩn trong chỉ tôm sẽ bị giết chết ở nhiệt độ cao khi nấu. Việc loại bỏ đường chỉ tôm sẽ giúp món ăn sạch hơn và khiến bạn yên tâm hơn khi ăn.
Tôm là thực phẩm giàu chất béo và không phải ai cũng ăn được?
Một số người thường đồn thổi rằng, những người đang có vết thương ngoài da không nên ăn tôm, cua vì điều này sẽ khiến vết thương lâu lành. Hay số khác lại nói rằng ăn tôm sẽ bị phát ban.
Tuy nhiên, trên thực tế vẫn chưa có nghiên cứu nào cho thấy mối tương quan giữa việc ăn tôm và vết thương hở. Ngược lại, tôm có chứa nhiều protein, ít chất béo và những người có vết thương hở, đặc biệt là người sau khi phẫu thuật, nên ăn nhiều hơn để vết thương chóng lành.
Đối với một số người bị phát ban, ngộ độc khi ăn tôm có thể là do họ bị dị ứng với thủy hải sản như tôm, cua hay do ăn phải tôm không được tươi hoặc bị nhiễm độc.
Đầu tôm chứa kim loại nặng vượt quá tiêu chuẩn?

Hàm lượng kim loại nặng trong đầu tôm cao hơn rất nhiều so với thân tôm, nhưng với tôm nuôi, hàm lượng này là không đáng kể.
Kim loại nặng trong tôm chủ yếu đến từ nguồn nước và thức ăn của chúng. Lượng kim loại nặng này sẽ tích tụ nhiều hơn ở nội tạng (đầu tôm) và vỏ tôm.
Tuy nhiên, bạn cũng không cần quá lo lắng vì nếu nguồn nước và thức ăn của tôm bị ô nhiễm, chúng sẽ không thể sống được.
Một số người thấy đầu tôm đen hơn bình thường có thể là do tôm không được tươi hoặc do enzyme tyrosinase trong tôm tiết ra melanin, một chất khiến đầu tôm có màu đen, chứ không liên quan gì tới kim loại nặng.
Có ký sinh trùng trong tôm không?
Tôm có thể chứa ký sinh trùng nhưng chúng sẽ an toàn khi được nấu chín. Một số người nói rằng họ thấy ký sinh trùng trong tôm có hình dạng như sán dây, tuy nhiên, đây thực chất là ống dẫn tinh (trứng) của chúng.
Có nên ăn vỏ tôm để bổ sung canxi không?

Tôm vốn là một thực phẩm giúp bổ sung canxi nổi tiếng với hàm lượng canxi là 991mg/ 100g. Nhiều người thường nói rằng ăn vỏ tôm để bổ sung canxi cho cơ thể, đặc biệt là tôm biển. Thế nhưng, điều này lại không hề được khuyến khích.
Mặc dù vỏ tôm có chứa nhiều canxi nhưng nó có chứa nhiều muối hơn. Theo nghiên cứu, cứ trong 100g tôm sẽ chứa 5057 mg natri (nhiều hơn lượng cho phép một ngày).
Thế nhưng, nếu ăn với liều lượng ít, vỏ tôm lại là nguồn cung cấp canxi tốt hơn cả sữa.
Ngoài ra, vỏ tôm khá cứng, khó nhai, khiến việc tiêu hóa và hấp thụ gặp khó khăn.
Không thể ăn tôm với trái cây?
Một số nguồn tin cho rằng tôm có chứa asen (hay còn gọi là thạch tín) và khi ăn thực phẩm này với trái cây chứa nhiều vitamin C sẽ gây ra phản ứng hóa học, làm tăng lượng asen trong tôm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Tuy nhiên, trên thực tế, tôm không chứa nhiều asen vô cơ và vitamin C cũng không có tác dụng lớn đến như vậy khi ăn 2 loại thực phẩm này cùng nhau.
Ngay cả khi chúng thực sự có thể sản xuất ra chất gây hại thì chắc rằng bạn phải ăn một lúc trên 50 kg mới đạt được lượng chất độc đủ để gây hại cho cơ thể. Vì vậy, bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi kết hợp 2 loại thực phẩm này.
Tôm biển và tôm nước ngọt, loại nào tốt hơn?

Rất khó để có thể cân đo đong đếm xem tôm biển và tôm nước ngọt loại nào tốt hơn, bởi mỗi loại đều có một giá trị riêng.
Về mặt dinh dưỡng, tôm biển có hàm lượng protein cao hơn và các axit béo không no như DHA, EPA cũng dồi dào hơn.
Về hương vị, tôm nước ngọt tuy nhỏ nhưng có hương vị ngon hơn. Về giá cả, tôm biển thường đắt hơn tôm nước ngọt. Vì vậy, loại anfo tốt hơn đều tùy thuộc vào khẩu vị và túi tiền của bạn.
Theo Trí thức trẻ

Làm gì khi trẻ bị viêm da?
Sống khỏe - 1 giờ trướcLàn da trẻ nhỏ rất mong manh và nhạy cảm, chỉ cần một tác động nhỏ từ môi trường cũng có thể bị tổn thương, viêm nhiễm. Vậy khi trẻ bị viêm da, cha mẹ cần làm gì để xử lý kịp thời và đúng cách, hạn chế nguy cơ biến chứng và để lại sẹo?

3 tư thế ngủ 'vàng' giúp tăng oxy, cải thiện hô hấp - học ngay, đừng bỏ lỡ
Sống khỏe - 3 giờ trướcGĐXH - Ba tư thế ngủ này chủ yếu tập trung vào việc tập hít thở sâu khi não bộ đã được thư giãn và cơ bắp thả lỏng.

9 dấu hiệu ban đầu cảnh báo cơ thể đang cần vitamin D
Sống khỏe - 3 giờ trướcVitamin D thiết yếu cho xương chắc khỏe và miễn dịch vững vàng nhưng tình trạng thiếu hụt lại khá phổ biến ngay cả ở vùng nhiều nắng. Dưới đây là 9 dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang thiếu hụt vitamin D.

Bé 1 tháng tuổi suýt mất mạng vì bố mẹ tự chữa bệnh tiêu chảy cho con theo "bài thuốc dân gian truyền miệng"
Y tế - 16 giờ trướcMay mắn, bé đã được đưa đến bệnh viện kịp thời, sau khi được xử trí cấp cứu, dùng thuốc giải độc đặc hiệu và theo dõi sát, tình trạng bé đã dần ổn định.

Đừng làm 7 điều khi tắm vào mùa hè! Hầu hết mọi người đều làm hai điều này mỗi ngày
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcĐi tắm mùa hè mà mắc phải 7 sai lầm này thì sức khỏe dần bị bào mòn.

5 sai lầm chết người khi dùng kem chống nắng cần tránh trong mùa hè: Số 1 làm tăng nguy cơ ung thư da
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcRất nhiều người trong chúng ta đang coi kem chống nắng như một tấm vé ra vào để nằm ngoài nắng hàng giờ. Điều này vô cùng sai lầm.

Suy thận cấp có chữa khỏi được không? 3 nhóm người có nguy cơ cao, cần cảnh giác!
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Suy thận cấp có thể chữa khỏi triệt để. Tuy nhiên, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, người bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng.

5 loại trái cây mùa hè nên tránh hoặc hạn chế khi cơ thể 'nóng trong'
Sống khỏe - 1 ngày trướcMột số loại trái cây mùa hè hấp dẫn có tính 'nóng' nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến nóng trong người, tăng nhiệt độ cơ thể, nhiệt mụn và nổi mụn. Dưới đây là 5 loại trái cây có thể nên tránh hoặc hạn chế ăn nhiều vào mùa hè.

Người phụ nữ 63 tuổi bị vỡ bàng quang vì thường xuyên phải làm việc 'bất đắc dĩ' này
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân bị vỡ bàng quang tự phát có tiền căn đột quỵ nhồi máu não khiến bà yếu liệt tay chân, phải nằm tại chỗ, mọi sinh hoạt đều phụ thuộc vào con cháu...

Nam thanh niên nhập viện cấp cứu vì bị chích điện liên tục
Y tế - 1 ngày trướcMột nam thanh niên phải nhập viện cấp cứu vì khó thở nghiêm trọng sau khi bị lừa ra nước ngoài qua mạng, nơi anh liên tục chịu tra tấn thể xác, thậm chí bị chích điện.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.