Gắp viên bi trong dạ dày bé trai 5 tuổi, bác sĩ cảnh báo nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng
GĐXH - Trong lúc chơi trẻ vô tình nuốt viên bi nhựa, sau đó trẻ đau bụng và nấc nhiều nên được người nhà đưa đi viện cấp cứu.

Trong lúc chơi vô tình nuốt viên bi nhựa
Ngày 7/1, theo thông tin từ bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh), các bác sĩ bệnh viện đã vừa tiến hành nội soi gắp một viên bi thủy tinh trong dạ dày cho bé trai 5 tuổi. Theo người nhà cho biết, trong lúc chơi vô tình nuốt viên bi nhựa, sau đó trẻ đau bụng và nấc nhiều.
Tại bệnh viện, trên hình ảnh CT.Scanner ổ bụng cho thấy dị vật dạng hình tròn trong hang vị dạ dày. Bệnh nhi được chỉ định và tiến hành nội soi gây mê để gắp dị vật đường tiêu hóa. Dị vật được gắp ra là một viên bi tròn thủy tinh màu xanh, đường kính 15mm. Hiện sức khỏe trẻ ổn định và đã được xuất viện.
Các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí khuyến cáo các bậc phụ huynh không nên cho trẻ chơi những vật có kích thước nhỏ, sắc, nhọn, dễ nuốt như: viên bi, nam châm, đồng xu, cúc áo, pin, nhẫn, tăm… để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Nếu không may bị dị vật đường tiêu hóa, cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Hình ảnh dị vật trong dạ dày của bệnh nhi. Ảnh BVCC
Không chỉ riêng trường hợp nói trên, gần đây một số bệnh viện đã tiếp nhận các trường hợp trẻ bị hóc dị vật phải đến viện cấp cứu, đã có bé tử vong do thời gian ngừng tim, ngừng thở quá lâu. Cụ thể là trường hợp trươc đây, bé V.A (07 tuổi, ở Bắc Kạn) ngậm nắp bút vào miệng khi đang học trong lớp và vô tình bị nuốt đầu bút vào đường thở. Trẻ được nhà trường sơ cứu, sau đó chuyến đến trung tâm y tế địa phương và bệnh viện tuyến tỉnh. Tuy nhiên, do tổn thương não vì tình trạng thiếu oxy, trẻ xuất hiện nhiều cơn co giật liên tục, nên các bác sĩ đã nhanh chóng chuyển trẻ đến Bệnh viện Nhi Trung ương.
Bệnh nhi được các bác sĩ điều trị tích cực bằng các biện pháp thở máy, bồi phụ khối lượng tuần hoàn, duy trì vận mạch, điều trị chống phù não, an thần tại các đơn vị cấp cứu và điều trị tích cực. Cùng với đó, trẻ đã được nội soi cấp cứu tại giường gắp dị vật đường thở. Rất đáng tiếc, dù đã được các bác sĩ nỗ lực điều trị tích cực, nhưng do thời gian ngừng tim, ngừng thở quá lâu, tổn thương não không hồi phục, bệnh nhi đã tử vong sau 04 ngày điều trị.
Cách sơ cứu trẻ bị hóc dị vật
Khi trẻ bị hóc dị vật, người chăm sóc cần bình tĩnh thực hiện các biện pháp sau:
Nếu trẻ còn hồng hào, khóc được, nói được, ho có hiệu quả, không ảnh hưởng đến các chức năng sống: Hãy khuyến khích trẻ ho, tiếp tục theo dõi, đánh giá và nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được sơ cấp cứu.
Nếu trẻ tím tái, không khóc hoặc khóc yếu, ho không hiệu quả. Nhanh chóng gọi cấp cứu và thực hiện các thủ thuật sơ cứu.
Các cách phòng tránh tai nạn hóc dị vật cho trẻ:
Người lớn phải thường xuyên để mắt tới trẻ nhỏ, khi trông giữ trẻ người lớn không nên chủ quan, phải giám sát chặt chẽ. Để xa tầm với của trẻ nhỏ tất cả các vật dụng, đồ chơi có kích thước nhỏ, tròn, trơn hoặc đầu nhọn như: Đinh, ốc vít, bút, đồng xu, pin, kim, tăm…
Hướng dẫn cho trẻ không cho các vật và đồ chơi vào miệng ngậm, mút. Không ép trẻ ăn, uống khi đang khóc và không nên nô đùa trong khi ăn, đặc biệt khi trẻ có thức ăn trong miệng. Không cho trẻ ăn thức ăn dễ hóc như lạc, thạch, nhãn, hướng dương, chôm chôm,… Tập cho trẻ kỹ năng nhai kỹ, nuốt chậm.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?
Y tế - 1 giờ trướcCơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcGĐXH - Cả 3 bệnh nhân nhồi máu cơ tim lần này đều rơi vào tình trạng rung thất, ngừng tim chỉ trong vài giây...

Đo đường huyết, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để có kết quả chính xác nhất
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường cần đo đường huyết thường xuyên để biết lượng đường trong cơ thể đang ở mức cao hay thấp. Từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt của mình.

8 loại trái cây không nên ăn khi bụng đói
Sống khỏe - 4 giờ trướcGĐXH - Ăn một số loại trái cây có chứa axit tannic hoặc các axit hữu cơ khác (như hồng, cam, táo gai) khi bụng đói dễ gây ra các cơn đau dạ dày.

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcGĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê
Sống khỏe - 20 giờ trướcQuả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 21 giờ trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

3 loại thực phẩm gây tăng đường huyết, người tiểu đường nên hạn chế ăn
Sống khỏe - 23 giờ trướcGĐXH - Kiểm soát chế độ ăn uống là một phần quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường và thói quen ăn uống hợp lý giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng ~ 5.6 - ~ 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng ~ 5.6 - ~ 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.