Giải pháp giảm sổ mũi, nghẹt mũi ở trẻ nhỏ an toàn, hiệu quả
Sổ mũi, nghẹt mũi là tình trạng rất thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Tình trạng này khiến con khó chịu, quấy khóc và ảnh hưởng đến giấc ngủ. Cũng bởi vậy mà việc làm sao để cải thiện sổ mũi, nghẹt mũi cho trẻ nhỏ hiệu quả, an toàn luôn là vấn đề được nhiều mẹ quan tâm.
Sổ mũi, nghẹt mũi ở trẻ nhỏ - Mẹ chớ chủ quan
Sổ mũi, nghẹt mũi là những triệu chứng điển hình của viêm đường hô hấp, cụ thể là viêm mũi. Khi bị sổ mũi, trẻ thường khó chịu, quấy khóc nhiều. Vì đây là bệnh lý phổ biến nên nhiều mẹ có tâm lý chủ quan, không có phương pháp điều trị sớm.
Theo chuyên gia hô hấp, sổ mũi, nghẹt mũi nếu không được điều trị đúng cách hoặc kéo dài có thể dẫn đến một số biến chứng ảnh hưởng sức khỏe. Dưới đây là những vấn đề mà trẻ có thể gặp phải nếu để tình trạng sổ mũi kéo dài.
- Viêm xoang: Khi dịch mũi ứ đọng trong xoang sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh viêm xoang khiến trẻ gặp các triệu chứng như đau đầu, đau nhức vùng mặt, sốt, mệt mỏi.
- Viêm tai giữa: Tai mũi họng thông nhau nên khi trẻ bị sổ mũi không điều trị sớm, dịch mũi có thể chảy vào tai giữa và gây viêm. Khi bị viêm tai giữa, con sẽ gặp các triệu chứng như: đau nhức tai, tai chảy mủ nước, ù tai, nghe kém…
- Viêm họng: Sổ mũi không được điều trị đúng cách sẽ khiến dịch mũi chảy xuống họng, gây ra tình trạng viêm họng với triệu chứng ho, đau rát họng…
- Viêm phế quản: Đây là biến chứng nặng của sổ mũi. Viêm nhiễm ở đường hô hấp trên có thể sẽ lan xuống đường hô hấp dưới và gây viêm phế quản, viêm phổi. Khi bị viêm phổi, con sẽ có triệu chứng ho, thở khò khè, sốt cao…rất nguy hiểm.

Sổ mũi, nghẹt mũi có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không điều trị sớm, đúng cách
Cách điều trị sổ mũi, nghẹt mũi ở trẻ nhỏ
Khi thấy con có triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi, mẹ cần nhanh chóng tìm cách cải thiện tình trạng này càng sớm càng tốt. Để giúp bé có cảm giác dễ thở, thoải mái hơn, mẹ có thể áp dụng theo các cách sau:
- Nhỏ nước muối sinh lý: Nước muối sinh lý có tác dụng kháng viêm và khiến cho chất nhầy bên trong mũi được làm loãng ra nên dễ dàng hút ra ngoài, nhờ đó mà đường thở của trẻ được thông thoáng. Do đó, khi thấy con có triệu chứng sổ mũi, mẹ hãy nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào mũi trẻ. Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý đều đặn cũng giúp phòng ngừa các vấn đề về đường hô hấp hiệu quả.

Nhỏ nước muối sinh lý giúp giảm sổ mũi, nghẹt mũi ở trẻ nhỏ
- Cho bé uống nhiều nước: Uống nhiều nước khiến cho dịch nhầy trong mũi trẻ loãng ra và giảm sổ mũi, nghẹt mũi. Không những thế, việc làm này còn ngăn ngừa mất nước, giảm thiểu nguy cơ khô mũi ở trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ không nên cho trẻ uống nước trái cây đóng chai, nước ngọt bởi có chứa nhiều đường không tốt cho cơ thể trẻ, thay vào đó hãy bổ sung nước qua sữa công thức hoặc sữa mẹ.
- Giữ ấm cơ thể: Giữ ấm cơ thể cho trẻ đặc biệt vùng cổ, ngực và chân. Mẹ có thể thoa dầu tràm hoặc dầu khuynh diệp vào lòng bàn chân, lưng hoặc ngực của bé và massage trong vài phút. Cho trẻ tắm nước gừng ấm, hơi nước gừng sẽ làm ấm cơ thể từ đó giảm nguy cơ nhiễm bệnh.

Cần giữ ấm cho trẻ, đặc biệt khi thời tiết lạnh
- Xông mũi cho trẻ: Xông hơi nước ấm cũng là cách chữa sổ mũi cho bé hiệu quả vì làm loãng dịch nhầy tắc trong mũi để nó dễ dàng bị đẩy ra ngoài và giúp trẻ dễ thở hơn. Cha mẹ có thể xông mũi cho con bằng cách cho trẻ ngồi trước bát nước ấm để hơi nóng xông vào mũi trẻ. Lưu ý, cách làm này chỉ nên thực hiện với trẻ lớn và cần có sự giám sát chặt chẽ của cha mẹ.
Hỗ trợ cải thiện sổ mũi, nghẹt mũi ở trẻ nhỏ nhờ Subavax
Sổ mũi, nghẹt mũi và các vấn đề về đường hô hấp gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của trẻ. Khi nhận thấy con có triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi cũng như các triệu chứng về đường hô hấp khác như ho, đau rát họng, viêm họng, mẹ hãy bổ sung cho con sản phẩm chứa lợi khuẩn chuyên dùng cho đường hô hấp. Khi vào cơ thể, lợi khuẩn sẽ giúp ức chế, bất hoạt các tác nhân gây bệnh ở đường hô hấp là vi khuẩn, virus.
Không chỉ có vậy, lợi khuẩn cũng giúp bao phủ và làm lành các tổn thương tại đường hô hấp, nhờ đó mà cải thiện nhanh triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi cũng như các triệu chứng khác như ho, viêm họng, đau rát họng. Sử dụng lợi khuẩn đường hô hấp đều đặn hàng ngày cũng góp phần phòng ngừa các vấn đề ở đường hô hấp tái phát.

Lợi khuẩn hô hấp tốt cho trẻ bị sổ mũi, nghẹt mũi
Một trong số ít sản phẩm chứa thành phần lợi khuẩn cho đường hô hấp được nhiều mẹ tin dùng và cho thấy hiệu quả tích cực là xịt và nhỏ mũi họng lợi khuẩn Subavax. Subavax chứa 20 tỷ lợi khuẩn tốt cho đường hô hấp giúp mang tới công dụng:
- Giúp tăng sức đề kháng niêm mạc đường hô hấp trên như mũi, miệng, họng, hầu, thanh quản.
- Giúp giảm nhẹ triệu chứng sổ mũi, ngạt mũi, ho, đau họng do viêm họng, viêm amidan, đặc biệt ở trẻ nhỏ.
Nhỏ và xịt mũi họng lợi khuẩn Subavax được bào chế bằng công nghệ bao vi nang tiên tiến tạo một màng bao sinh học giúp lợi khuẩn tránh được tác động của nhiệt độ, ánh nắng mặt trời… từ đó đảm bảo hơn 90% lợi khuẩn vẫn sống sót khi đến đúng niêm mạc hô hấp và phát huy tác dụng. Đặc biệt Subavax là giải pháp cho thấy có tới 97% người dùng hài lòng và rất hài lòng về sản phẩm theo khảo sát của tạp chí Kinh tế Việt Nam.

Subavax chứa thành phần lợi khuẩn giúp giảm triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi ở trẻ nhỏ
Sản phẩm Subavax màu hồng dạng nhỏ giọt chuyên dùng cho trẻ nhỏ từ 0 - 3 tuổi. Còn Subavax dạng xịt màu xanh phù hợp với trẻ trên 3 tuổi và người lớn.
Sổ mũi, nghẹt mũi, ho, đau rát họng, viêm họng là những vấn đề thường gặp ở đường hô hấp có thể gây biến chứng nếu không được điều trị sớm và kịp thời. Do đó, mẹ hãy dự phòng và cải thiện các vấn đề này cho con bằng cách sử dụng sản phẩm Subavax đều đặn ngay từ hôm nay nhé.
* Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc và shop mẹ bé trên toàn quốc.
Thảo Nguyên

Loại cây là 'kẻ thù nhà nông' lại được ví như cỏ thần, thế giới đánh giá cao
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcCó một loại cỏ dại người dân thường tìm cách loại bỏ mà không biết rằng loại cây này có thể làm rau ăn rất tốt cho sức khỏe.

Ăn uống thoải mái dịp lễ, nên chuẩn bị thuốc gì để phòng rối loạn tiêu hóa?
Sống khỏe - 4 giờ trướcDịp nghỉ lễ là cơ hội để mọi người ăn uống, gặp gỡ bạn bè, đi du lịch... nhưng đi kèm với đó là nguy cơ rối loạn tiêu hóa tăng cao. Vậy nên chuẩn bị sẵn những loại thuốc nào để dự phòng và xử trí rối loạn tiêu hóa?

Người bệnh tiểu đường cần làm gì để kiểm soát đường huyết sau ăn?
Bệnh thường gặp - 6 giờ trướcGĐXH - Đường huyết tăng cao sau ăn, người bệnh tiểu đường nếu không được kiểm soát kịp thời, đường trong máu cao sau bữa ăn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

18 lợi ích của việc đi bộ 30 phút mỗi ngày
Sống khỏe - 8 giờ trướcĐi bộ là bài tập dễ thực hiện, có thể mang lại điều kỳ diệu cho sức khỏe thể chất, tinh thần và cảm xúc. Dưới đây là những lợi ích của việc đi bộ 30 phút mỗi ngày.

Người phụ nữ 63 tuổi ở Hà Nội bị hạ natri máu, tăng huyết áp vì một sai lầm nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 9 giờ trướcGĐXH - Trong quá trình điều trị tăng huyết áp, người phụ nữ này mắc sai lầm là điều trị kéo dài bằng thuốc có thành phần lợi tiểu, nhưng không tái khám định kỳ.

Bài thuốc quý từ củ gừng
Sống khỏe - 20 giờ trướcGừng là loại gia vị phổ biến trong gian bếp của người Việt, nhưng ít ai biết, đây cũng là vị thuốc quý trong y học cổ truyền, có thể hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh.

Ngủ thêm 15 phút, khác biệt sốc ở tuổi thiếu niên
Sống khỏe - 20 giờ trướcPhát hiện mới của các nhà khoa học Anh và Trung Quốc cho thấy việc các thiếu niên cố gắng thức quá khuya để học bài có thể phản tác dụng.

Chị em cần biết điều này trước khi làm tầm soát ung thư cổ tử cung
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Việc tầm soát ung thư cổ tử cung rất quan trọng vì sẽ giúp phát hiện được sớm những tổn thương tiền và ung thư giai đoạn sớm và có thể điều trị khỏi được.

Ca phẫu thuật mang lại 'trang mới' cho cuộc đời nữ bệnh nhân
Y tế - 1 ngày trướcSau ca phẫu thuật bệnh nhân vui mừng vì khối u hành hạ bản thân gần 70 năm được loại bỏ. Thành quả ấy là nhờ sự nỗ lực cùng trình độ chuyên môn cao của các y bác sĩ.

Thực hư việc ăn nhiều đường dễ tăng đường huyết và bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Mặc dù việc ăn nhiều đường không phải là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh tiểu đường, nhưng nó có thể góp phần làm tăng cân và gây béo phì. Đây là yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến tiểu đường type 2.

Người phụ nữ ở Quảng Ninh bị đột quỵ tái phát, thừa nhận tự ý làm 1 việc sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Tỉnh dậy sau khi bị đột quỵ tái phát lần 2, người bệnh cho biết đã tự ý dừng sử dụng thuốc dự phòng tái phát đột quỵ khoảng một tháng trước đó.