Hà Nội
23°C / 22-25°C

Giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh: Phải từ cái... đầu!

GiadinhNet – Đó là ý kiến của TS Dương Quốc Trọng tại buổi họp báo của Hội thảo MCBGTKS đã thu hút sự tham gia và đặt câu hỏi từ các cơ quan thông tấn báo chí.

 
Xin đồng chí Tổng Cục trưởng có thể nói rõ hơn về những biện pháp đã thực hiện để ngăn chặn việc lựa chọn giới tính thai nhi?

TS. Dương Quốc Trọng: Việc lựa chọn giới tính thai nhi là việc làm trái pháp luật. Tất cả các văn bản pháp luật quy phạm đều nghiêm cấm mọi hình thức lựa chọn giới tính thai nhi, kể cả về công nghệ sàng lọc biết sớm giới tính thai nhi, như việc sàng lọc tinh trùng. Đây là một việc được coi là hợp pháp tại Thái Lan nhưng là hành vi phạm pháp tại Việt Nam.

Bởi thế, Việt Nam đã rất quyết liệt trong việc thực thi các biện pháp nhằm giảm thiểu tình trạng mất cân bằng GTKS.  Vừa qua, sau khi nghiên cứu và thanh kiểm tra, Tổng cục Dân số - KHHGĐ đã phối hợp với thanh tra các Bộ: Thông tin - Truyền thông, Văn hóa - Thể thao và Du lịch thu hồi các ấn phẩm tuyên truyền cách thức lựa chọn giới tính thai nhi và đề nghị gỡ bỏ những nội dung này trên các website.

Về việc chẩn đoán thai nhi, Tổng cục Dân số - KHHGĐ cũng đã có những chuyến đi kiểm tra, rà soát tại một loạt các tỉnh, thành phố. Song để “bắt tận tay” hiện tượng này là điều rất khó khăn.  Bởi không một ai tiết lộ một cách trực tiếp về giới tính thai nhi mà họ tìm các cách “lách luật” khác nhau. Chiêu thức này khiến cho việc xử lý bằng pháp luật trở nên rất khó khăn.

Tuy nhiên, bằng mọi nỗ lực, tại Hưng Yên chúng tôi cũng kiểm tra và phát hiện 2 trường hợp. Tại các cơ sở này, các nhà báo đã ghi hình được chuyện họ tiết lộ giới tính thai nhi. Nhờ sự phát hiện này mà Sở Y tế đã xử lý được.

Bởi thế giải pháp đưa ra là, tăng cường thanh, kiểm tra bên cạnh việc phối hơp nhiều giải pháp khác. Trung Quốc, đã làm mạnh hơn chúng ta rất nhiều. Họ coi hành vi lựa chọn giới tính thai nhi là một hành vi tội phạm, nặng nề giống như tội tham nhũng. Thế nhưng, dù có các biện pháp mạnh như vậy song Trung Quốc vẫn chưa đạt được các thành công về giảm thiểu tình trạng MCBGTKS. Nam ở quốc gia này vẫn nhiều hơn nữ rất nhiều và đang chịu nhiều hệ quả do việc MCBGTKS mang lại.

Tôi nói điều đó để thấy rằng, rõ ràng việc thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi là việc làm quan trọng hơn cả. Họ coi đó là loại tội nặng như là tham nhũng. Nhưng chưa bao giờ thành công , tỷ lệ nam vẫn rất nhiều. Tại các nước phát triển, công nghệ của họ phát triển hơn ta nhiều, nhưng ở các quốc gia này đâu có diễn ra tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. Bởi thế, cái đầu, tư tưởng là quan trọng nhất. Thực tế nhất, ngay cả ở Mỹ, tỷ lệ người Trung Quốc tại Mỹ là số những người lựa chọn giới tính khi sinh nhiều nhất.

Tình trạng mất cân bằng GTKS nếu không can thiệp sẽ để lại hậu quả  nặng nề. Dự báo Việt Nam sẽ “dư thừa” khoảng 2,3 đến 4,5 triệu nam giới trong tương lai. Vậy xin hỏi, Việt Nam sẽ thực hiện các biện pháp gì để khống chế tình trạng này?

TS. Dương Quốc Trọng: Tôi cho rằng thực hiện việc khống chế là rất khó, chúng ta chỉ có thể tìm mọi biện pháp để giảm thiểu tình trạng này. Bởi tầm quan trọng của nó mà Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Y tế phải làm việc với 10 tỉnh, TP. Như thế vẫn còn chưa đủ, Thủ tướng yêu cầu phải có một hội nghị quốc gia để huy động sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị, từ cấp ủy Đảng, Chính quyền. Chúng tôi phấn đấu các năm tới sẽ vẫn giữ, duy trì mức sinh và tiến tới dần hạ thấp các biên độ để làm sao các năm sau, tình trạng sẽ đảo chiều. Như thế đã làm thành công rồi.
 

Đề nghị vị chuyên gia bình luận về thực trạng MCBGTKS tại Việt Nam và các giải pháp thực hiện?

Ông Christophe Guilmoto: Trong phần trả lời của tôi có nhiều điểm tương đồng với phần mà TS. Dương Quốc Trọng đã trình bày.

Tôi cho rằng việc xử lý các cá nhân vi phạm việc tiết lộ hoặc lựa chọn giới tính thai nhi là rất khó. Trên thế giới, tại các quốc gia như Ấn Độ, Trung Quốc cũng rất khó để xử lý tình trạng này. Có những trường hợp có thể ghi âm, ghi hình nhưng là rất hãn hũu và khó làm. Rất khó để có thể bắt các cơ sở tư nhân thừa nhận trách nhiệm. Tôi cũng cho rằng, việc làm này là không hay lắm.

Tôi cho rằng chúng ta phải có các giải pháp mạnh tay hơn. Ví dụ như tại Trung Quốc, đã có những trường hợp bị tước thẻ hành nghề khi bị bắt quả tang vi phạm việc lựa chọn giới tính thai nhi.

Tôi nghĩ, MCBGTKS lần đầu tiên xảy ra trên diện rộng trên thế giới, ở nhiều nước, với những bối cảnh khác nhau. Những gì chúng ta đang làm là thử nghiệm mà chưa có bài học xuyên suốt, giống nhau ở các quốc gia.

Bởi thế, vấn đề truyền thông là quan trọng nhất. Bởi MCBGTKS là một vấn đề rất vô hình, nó chỉ hữu hình khih chúng ta nhìn thấy bằng các con số và tận mắt chứng kiến những hệ quả của nó trong đời sống xã hội. Bởi thế việc truyền thông thay đổi nhận thức, thay đổi hành vi là rất quan trọng.

Bên cạnh đó, việc giảm thiểu MCBGTKS là một việc cần sự chung tay của cả cộng đồng. Chỉ một Bộ, Ban, Ngành, chỉ một cơ quan không thể làm thay đổi được cả cục diện mà đó là vấn đề cần sự kết hợp chung của cả cộng động, mà ở đó thay đổi quan niệm, quan điểm về giới là một việc làm cốt lõi.

Theo kinh nghiệm từ các nước, chính phủ hỗ trợ các gia đình sinh con một bề như việc chu cấp tiền học cho con, tiền cho cha mẹ khi về già, lúc con gái đã đi lấy chồng… Đó cũng là một trong những giải pháp.

Nói như vậy, là tôi muốn khẳng định rằng, việc giảm thiểu MCBGTKS là việc làm chung của không chỉ một cơ quan nào, nó đòi hỏi trách nhiệm chung của toàn xã hội.
Thanh Loan ghi
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phường Hà Đông (Hà Nội) đẩy mạnh công tác truyền thông hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7

Phường Hà Đông (Hà Nội) đẩy mạnh công tác truyền thông hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7

Dân số và phát triển - 7 giờ trước

GĐXH - Sáng nay (11/7), Trạm Y tế phường Hà Đông đã tổ chức truyền thông lưu động hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7.

Thanh Hóa: Nâng tầm chất lượng dân số vì một tương lai bền vững

Thanh Hóa: Nâng tầm chất lượng dân số vì một tương lai bền vững

Dân số và phát triển - 12 giờ trước

GĐXH - Thanh Hóa đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dân số toàn diện, từ chăm sóc sức khỏe, truyền thông, đến hoàn thiện pháp luật, góp phần kiến tạo tương lai bền vững.

Hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7/2025 với chủ đề: 'Quyền tự quyết sinh sản trong bối cảnh toàn cầu thay đổi'

Hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7/2025 với chủ đề: 'Quyền tự quyết sinh sản trong bối cảnh toàn cầu thay đổi'

Dân số và phát triển - 12 giờ trước

Ngày Dân số Thế giới (11/7) là sáng kiến của Liên Hợp quốc, được tổ chức hằng năm vào ngày 11/7, nhằm nâng cao nhận thức toàn cầu về các vấn đề liên quan đến Dân số như tăng trưởng dân số, sức khỏe sinh sản, bình đẳng giới và phát triển bền vững.

Trao quyền tự quyết về sinh sản cho các cặp vợ chồng hướng đến sự phát triển bền vững của đất nước

Trao quyền tự quyết về sinh sản cho các cặp vợ chồng hướng đến sự phát triển bền vững của đất nước

Dân số và phát triển - 12 giờ trước

GĐXH – Các chuyên gia nhận định, không thể có phát triển bền vững nếu thiếu đi quyền tự quyết về sinh sản. Khi đảm bảo quyền được lựa chọn của mỗi người, chúng ta đang trao quyền cho các gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới và mở ra tiềm năng của thay đổi dân số.

Các chất dinh dưỡng cha mẹ cần bổ sung cho con khi dậy thì

Các chất dinh dưỡng cha mẹ cần bổ sung cho con khi dậy thì

Dân số và phát triển - 16 giờ trước

Chăm sóc dinh dưỡng đúng cách trong tuổi dậy thì không chỉ giúp trẻ phát triển tối ưu về thể chất mà còn đặt nền móng cho sức khỏe tâm lý và tinh thần. Do đó, việc định hướng thói quen ăn uống khoa học, lựa chọn thực phẩm lành mạnh là vô cùng quan trọng.

Ngày Dân số Thế giới 11/7: Nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò, quyền lợi và trách nhiệm trong vấn đề sinh sản

Ngày Dân số Thế giới 11/7: Nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò, quyền lợi và trách nhiệm trong vấn đề sinh sản

Dân số và phát triển - 17 giờ trước

Văn phòng Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam đã công bố thông điệp chính thức của Ngày Dân số Thế giới 11/7/2025: "Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi".

Quyền tự quyết sinh sản và hành trình 'gỡ' định kiến ở Nghệ An

Quyền tự quyết sinh sản và hành trình 'gỡ' định kiến ở Nghệ An

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Trong một thế giới đang chuyển mình, quyền sinh sản không chỉ là lựa chọn cá nhân mà còn là thước đo tiến bộ xã hội. Ở Nghệ An, hành trình phá vỡ định kiến "trọng nam khinh nữ" đang được chính quyền và ngành y tế kiên trì thúc đẩy để mỗi người phụ nữ dù ở vùng sâu hay nơi phố thị đều được trao quyền quyết định tương lai sinh sản của chính mình.

5 điều chị em cần biết về u xơ tử cung

5 điều chị em cần biết về u xơ tử cung

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

U xơ tử cung là một bệnh lý lành tính khá phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, đặc biệt là sau tuổi 30. Nếu bạn đang băn khoăn về u xơ tử cung, hãy tìm hiểu 5 điều quan trọng sau đây để hiểu rõ hơn về tình trạng này.

Sở Y tế TP Huế tổ chức Tọa đàm chào mừng Ngày Dân số Thế giới 11/7

Sở Y tế TP Huế tổ chức Tọa đàm chào mừng Ngày Dân số Thế giới 11/7

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Ngày 9/7, Sở Y tế TP Huế tổ chức Tọa đàm chào mừng Ngày Dân số Thế giới 11/7 và lồng ghép triển khai các văn bản, chính sách về công tác Dân số trong tình hình mới.

Hà Nội mít tinh kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11/7

Hà Nội mít tinh kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11/7

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Sáng 8/7, UBND thành phố Hà Nội tổ chức lễ mít tinh kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11/7 với chủ đề: “Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi”.

Top