Hà Giang nóng chuyện buôn người (3): Từ “chiêu độc” đến manh động
GiadinhNet - Cạm bẫy buôn người luôn rình rập nơi bản, làng vùng giáp ranh biên giới tỉnh Hà Giang. Người dân nơi đây vẫn hồn nhiên như cây cỏ, ít cập nhật về những mánh khóe của bọn buôn người. Hậu quả là đã có nhiều người đi làm nương, làm thuê ở bên kia biên giới không trở về nhà...
Người đi nương, đi học, làm thuê không trở về nhà
Theo con đường mòn bám quanh triền núi từ huyện Yên Minh, chúng tôi đến cao nguyên đá Đồng Văn – Mèo Vạc khi mặt trời đang dần khuất sau núi. Những phụ nữ người Mông với chiếc gùi chất đầy măng, sắn, rau, củi bước nhanh về bản sau một ngày làm lụng. Nhà đầu tiên chúng tôi tìm đến là gia đình bà Mua Thị Lý (ở thôn Lao Xa, xã Sủng Là, huyện Đồng Văn) có chồng bị mất tích. Bà Lý thật thà: “Chồng tôi cũng như nhiều dân ở đây thường xuyên qua biên giới làm thuê. Sáng đi chiều về, có đợt đi mấy ngày mới về, cũng có khi đi cả tháng mới về, tùy theo công việc”. Căn nhà chênh vênh trên triền núi của bà Lý chỉ cách biên giới khoảng 1,5km đường rừng. Theo bà Lý, việc đi-về qua đường biên không phải là khó. Trong chuyện kể của những người Mông nơi đây, không hiếm trường hợp người dân biến mất bí ẩn, mãi mãi không trở về.
Mới đây nhất là trường hợp em Phàn Thị Xuân (ở huyện Vị Xuyên) là nạn nhân của một vụ buôn người, vừa được giải cứu sau khi đã bị bán làm nô lệ tình dục cho một gã “chồng hờ” người Trung Quốc. Trước khi bị lừa bán, Phàn Thị Xuân đã có người yêu. Bây giờ được trở về nhà nhưng em không còn mặt mũi gặp người yêu dù tình cảm em dành cho người đó vẫn nguyên vẹn như xưa.
Rồi trường hợp con gái ông Sải Chúng Quyết (thôn Tà Chải, xã Bản Máy, huyện Hoàng Su Phì) là Sải Thị Liêm, học sinh lớp 10 Trường THPT Hoàng Su Phì cũng mất tích trên đường đến trường. Sau đó, cơ quan điều tra đã phanh phui ra một đường dây mua bán phụ nữ trẻ em do các đối tượng Hứa Viết Chưởng, Lù Văn Xanh, Đinh Thị Bình, Đinh Thị Lan (cùng sống ở huyện Vị Xuyên) câu kết với đối tượng Vinh Triều Binh (ở Diền Bồng, huyện Phú Ninh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc). Từ việc bóc gỡ đường dây này, Sải Thị Liêm được giải cứu và đoàn tụ cùng với gia đình. Nhưng, còn rất nhiều cô gái không may mắn như Liêm đã bị bọn buôn người đẩy vào con đường mại dâm, nô lệ tình dục, làm vợ cho các gia đình người Trung Quốc... không có cơ hội trở về.
Không phải bây giờ mà đã từ lâu, gần 300km đường biên của Hà Giang là điểm “nóng” về tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em. Thượng tá Vũ Quang Vịnh (Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh Hà Giang) từng có thời gian làm Đồn trưởng Đồn biên phòng huyện Phó Bảng, nắm rất rõ tình hình mua bán người ở vùng đất này. “Nguyên nhân dẫn đến nạn mua bán người là do trình độ dân trí thấp, bà con hạn chế trong việc tiếp cận thông tin. Những người “sập bẫy” của bọn buôn người là do cả tin vào các lời hứa hão, như: cuộc sống sung sướng vì thu nhập cao, công việc nhàn hạ…”, Thượng tá Vũ Quang Vịnh cho biết.
Chiêu độc giả vờ yêu “thòng” các cô gái nhẹ dạ
Tẩn Thị M (ở huyện Vị Xuyên) cũng là một trong những cô gái bị “dính” phải độc chiêu của bọn buôn người nhưng cô đã may mắn được trở về. Tiếp chuyện với chúng tôi, M cho biết: “Kẻ buôn người xưng là bạn của bạn gái em và hắn rất có cảm tình với em”. Dù đã quen biết từ lâu nhưng M chưa hề biết nhà gã ở đâu, chỉ nghe nói ở huyện Yên Minh. Tối đó, M được gã mời đi chơi. “Em nghĩ đã chơi với nhau thì cũng nên biết nhà nhau nên đồng ý đi. Nhưng em không biết rằng chuyến rủ đi thăm nhà bạn đó là cái bẫy được giăng sẵn”, M sụt sùi kể lại.
Sau đó, M bị gã bạn lừa bán cho một gia đình ở sâu trong nội địa Trung Quốc. Cũng may cho M, đó là một gia đình trí thức và có hiểu biết. Sau gần một tháng thuyết phục M làm vợ cho cậu con trai trong nhà không được, họ đã quyết định “thả” M về quê.
Bọn buôn người còn tìm đến các lễ hội, phiên chợ làm quen với các cô gái người Mông, xin số điện thoại, nhắn tin, gọi điện nhiều lần, hứa hẹn yêu thương. Khi lấy được lòng tin của những cô gái này, chúng mời các cô đi chơi rồi đưa đến biên giới lừa bán. Hoặc chúng tìm đến khu vực có đồng bào dân tộc Mông sinh sống, chủ động làm quen, tán tỉnh các cô gái chưa chồng, hứa sẽ lấy làm vợ, rồi lấy lý do về nhà ra mắt nhưng thực chất, chúng đưa nạn nhân theo đường tiểu ngạch tới khu vực biên giới để bán. Ngoài ra, lợi dụng chính sách ở các khu kinh tế mở, bọn tội phạm dùng giấy thông hành công khai đưa nạn nhân qua cửa khẩu, sau đó bán “sang tay” cho các chủ chứa. Nhiều kẻ còn “săn tình” trên mạng Internet, làm quen, hẹn hò yêu đương rồi tìm cách bán các cô gái nhẹ dạ, cả tin qua biên giới.
Thượng tá Vũ Quang Vịnh cho biết: “Bọn buôn người còn dùng thủ đoạn khá manh động là cấu kết với các đối tượng ngoại biên thành từng nhóm từ 3 đến 6 người phục ở đường biên giới, theo dõi các nạn nhân. Lợi dụng số phụ nữ Việt Nam sang Trung Quốc làm thuê, đi chợ, làm nương, chăn thả gia súc… các đối tượng tổ chức phục bắt cóc. Một thủ đoạn tinh vi khác là chúng cả gan đóng giả công an Trung Quốc yêu cầu kiểm tra giấy tờ rồi khống chế đưa nạn nhân vào sâu trong đất Trung Quốc. Tình trạng này xảy ra ở địa bàn ngoại biên đối diện Đồn biên phòng Phố Bảng, Bạch Đích. Trong khi đó, mỗi cô gái bọn chúng bán ra nước ngoài chỉ được khoảng 500 Nhân dân tệ (tương đương với hơn 1,2 triệu đồng - PV)”.
Qua những câu chuyện và thực tế tại vùng núi Hà Giang, chúng tôi nhận thấy, cạm bẫy của kẻ buôn người luôn rình rập vùng đất giáp biên này. Trong khi đó, con người nơi đây vẫn hồn nhiên “dính bẫy” quen thuộc của bọn buôn người. Để người dân nơi đây, đặc biệt là những cô gái, những em nhỏ được sống yên bình với gia đình của mình cần lắm những chương trình giáo dục cũng như thông tin cảnh giác, thức tỉnh bà con nơi cao nguyên đá này.
Tỉnh Hà Giang có đường biên giới dài 277,525 km tiếp giáp với hai huyện Mã Quan, Ma Ly Pho (tỉnh Vân Nam) và một phần của huyện Na Pô (tỉnh Quảng Tây) của Trung Quốc. Hà Giang có 4 cửa khẩu chính là Thanh Thuỷ, Xăm Pun, Xí Mần và Phó Bảng cùng nhiều đường mòn khác thông với Trung Quốc, rất thuận lợi cho việc đi lại, buôn bán. Theo đó, những kẻ buôn người cũng dễ trà trộn để thực hiện mục đích xấu xa của mình. Do đó, địa bàn này từng xảy ra nhiều vụ buôn bán người đau lòng, trái đạo nghĩa như ông bán cháu; Bán con của người tình; Cướp phụ nữ, trẻ em đi làm thuê ở bên kia biên giới, đi chợ, đi thăm thân; Lợi dụng đêm tối bọn buôn người đột nhập vào nhà giết hại cả gia đình rồi cướp trẻ nhỏ... Từ đầu năm 2014 đến tháng 8/2015, chỉ tính riêng ở Hà Giang đã phát hiện 23 vụ mua bán phụ nữ và trẻ em qua bên kia biên giới, xử lý 14 đối tượng...
Q.Thành – M.Hà/Báo Gia đình & Xã hội

Nửa đêm lẻn vào Đền Quan Hoàng Bảy để trộm tiền công đức
Pháp luật - 5 giờ trướcGĐXH - Lợi dụng đêm tối, Danh đã đột nhập vào khu vực thờ tự của Đền Quan Hoàng Bảy, với mục đích chiếm đoạt tiền công đức. Tuy nhiên, mọi hành vi của đối tượng đều không qua mắt được lực lượng công an cùng quần chúng nhân dân.

'Trận chiến' bảo vệ dữ liệu cá nhân: "Bạn đang là nạn nhân mà vẫn không hay biết?"
Pháp luật - 8 giờ trướcGĐXH - Mỗi cú click, mỗi lần nhập số điện thoại hay tài khoản ngân hàng, bạn đang vô tình 'hiến dâng' dữ liệu cá nhân cho hàng loạt nền tảng không rõ danh tính. Luật An ninh mạng và Nghị định 13/2023 ra đời như một 'lá chắn' pháp lý, nhưng liệu chúng ta đã thực sự hiểu và sử dụng đúng quyền được bảo vệ của mình? Hãy cùng giải mã cách thức bảo vệ dữ liệu cá nhân trong thời đại số trước khi quá muộn.

Bắt nhóm đối tượng cố ý gây thương tích rồi bỏ trốn vào các tỉnh phía Nam
Pháp luật - 11 giờ trướcGĐXH - Đây là nhóm đối tượng manh động, coi thường pháp luật. Quá trình di chuyển trên đường đi, các đối tượng không đội mũ bảo hiểm, đi với tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, rú ga, bóp còi và cầm hung khí trên tay thị uy, gây mất an ninh trât tự.

Viện Kiểm sát đề nghị giảm án cho bà Trương Mỹ Lan và 3 người thân
Pháp luật - 13 giờ trướcĐại diện Viện KSND cấp cao tại TPHCM đã đề nghị giảm án cho bà Trương Mỹ Lan và bị cáo Chu Lập Cơ (chồng bà Lan), Trương Huệ Vân (cháu gái), Ngô Thanh Nhã (em dâu) với lý do thành khẩn, khắc phục hậu quả, tích cực làm công tác thiện nguyện...

6 cách bảo vệ tài khoản mạng xã hội an toàn trước kẻ xấu
Pháp luật - 13 giờ trướcGĐXH - Luật An ninh mạng không chỉ nhấn mạnh vào nội dung chia sẻ, mà còn yêu cầu người dùng chủ động bảo vệ tài khoản cá nhân khỏi bị lợi dụng cho mục đích xấu. Một tài khoản bị hack có thể được dùng để phát tán nội dung độc hại, tiếp tay cho lừa đảo, hoặc tấn công người khác.

Khởi tố đối tượng trộm 21 chỉ vàng của bạn
Pháp luật - 18 giờ trướcGĐXH - Đối tượng có quen biết từ trước với nạn nhân, lợi dụng sự chủ quan, sơ hở nên thực hiện hành vi lấy trộm 21 chỉ vàng.

Truy nóng đối tượng lấy trộm 21 chỉ vàng
Pháp luật - 18 giờ trướcCông an tỉnh Nghệ An ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối tượng Hoàng Vũ Lập (SN 1997, trú xã Làng Giàng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai) về hành vi: “Trộm cắp tài sản”.

Triệu tập 4 đối tượng vụ chặn ô tô, đánh bé trai 2 tuổi phải nhập viện
Pháp luật - 21 giờ trướcCông an đã triệu tập 4 đối tượng liên quan vụ cố ý gây thương tích cho bé trai 2 tuổi tại huyện Trảng Bom (Đồng Nai), sau khi cháu bị đánh trúng chảy máu mũi.

Mất 9 tỷ đồng vì nghe lời ‘bạn trai’ quen trên mạng đầu tư tiền ảo
Xã hội - 1 ngày trướcNghe lời một người đàn ông quen trên mạng tham gia đầu tư mua bán tiền ảo, một phụ nữ ở quận Hà Đông, Hà Nội bị lừa gần 9 tỷ đồng.

Tuyên án 12 bị cáo vụ bảo kê xe vi phạm ở Đồng Nai
Xã hội - 1 ngày trướcMức án dành cho các bị cáo từ 1 năm 10 tháng tù đến cao nhất 9 năm tù với các tội danh “lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi” và “môi giới hối lộ”.

Buôn bán 'cỏ Mỹ', người phụ nữ 58 tuổi lĩnh án
Pháp luậtGĐXH - Với mục đích kiếm lời, Lê Thị Hồng nhiều lần mua ma túy dạng "cỏ Mỹ" từ một người đàn ông không rõ nhân thân, lai lịch để bán lại cho nhiều đối tượng.