Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hàng loạt trụ sở, nhà đất công ở Hà Nội bị bỏ hoang, cho thuê trái phép gây bức xúc dư luận

Thứ tư, 07:19 29/05/2024 | Thời sự

GĐXH - TP Hà Nội hiện có 840 cơ sở nhà đất, công trình sự nghiệp do Nhà nước quản lý đang bị bỏ hoang hoặc cho thuê trái phép. Việc quản lý không hiệu quả, sử dụng không đúng mục đích không chỉ gây thất thoát lớn nguồn lực từ nhà đất công sản, mà còn khiến bộ mặt đô thị trở nên nhếch nhác, bức xúc dư luận.

Theo ghi nhận của Gia đình và Xã hội, từ năm 2008, sau khi tỉnh Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội, đến nay dù đã 16 năm trôi qua, trụ sở một số cơ quan đơn vị của tỉnh Hà Tây (cũ) - nay là TP Hà Nội, nằm trên đường Tô Hiệu (quận Hà Đông) vẫn đang bị bỏ hoang, không được sử dụng.

Trụ sở của Đài phát thanh và truyền hình Hà Tây và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trên đường Tô Hiệu (Hà Đông, Hà Nội) đã bị bỏ hoang 16 năm.

Cụ thể, tại số 32 phố Tô Hiệu là trụ sở của Đài phát thanh và truyền hình Hà Tây trước đây. Công trình trụ sở có 3 tầng, bề thế nằm ngay mặt đường, vậy nhưng lại không được sử dụng, không hoạt động và bị bỏ hoang. Phía bên ngoài cửa khóa im lìm, không có người trông coi, bảo vệ. Một số hạng mục phía bên trong đang có dấu hiệu xuống cấp, hư hỏng.

Nằm ngay cạnh đó là trụ sở của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cũng đã bị bỏ hoang. Khu nhà 3 tầng này hiện không được sử dụng để làm việc, không có ai trông coi. Theo ghi nhận của PV, hiện phía bên trong sảnh tầng 1 của trụ sở đang bị người dân chiếm dụng làm quán bán hàng ăn, sửa chữa xe máy…

Trụ sở của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trên đường Tô Hiệu (Hà Đông, Hà Nội) hoang tàn, nhếch nhác.

Cách đó chưa đến 200m, cũng nằm trên phố Tô Hiệu là trụ sở Cục Thống kê TP Hà Nội cơ sở II, không được sử dụng nhiều năm nay. Các ki ốt mặt tiền luôn ở trong tình trạng "cửa đóng, then cài", xuống cấp nghiêm trọng. Phía bên trong trụ sở cây cỏ mọc um tùm, bị biến thành nơi kinh doanh sửa chữa xe máy, tập kết hàng hóa và chỗ ở của người dân.

Bà Bùi Thu Hà (Quang Trung, Hà Đông) một tiểu thương kinh doanh tại chợ Hà Đông cho biết, việc các trụ sở cơ quan nhà nước trên đường Tô Hiệu bị bỏ hoang, bị chiếm dụng đã diễn ra từ lâu, tuy nhiên đến nay vẫn chưa được giải quyết, điều này khiến bà Hà và cũng như nhiều người dân sinh sống trong khu vực không khỏi tiếc nuối, bức xúc.

Trụ sở Cục Thống kê TP Hà Nội cơ sở II bỏ hoang nhiều năm, bị biến thành nơi kinh doanh, chỗ ở của người dân.

"Khu vực vỉa hè phía trước cổng các trụ sở này thường xuyên bị người dân kê bàn ghế biến thành nơi bán hàng ăn uống, đặc biệt là vào buổi tối, rác thải bị vứt bừa bãi trên vỉa hè. Ban ngày đi qua, nhìn những trụ sở to đẹp vị trí mặt tiền đường hoang phế thật sự rất đáng tiếc. Chỉ mong các cơ quan chức năng sớm có phương án phù hợp, có thể cải tạo thành trường học, thư viện... để phục vụ người dân", bà Hà chia sẻ.

Bên cạnh những trụ sở, cơ quan bị bỏ hoang, không được sử dụng, thì không ít những cơ sở nhà, đất thuộc quản lý Nhà nước khác lại đang bị cho thuê trái phép, gây thất thoát, lãng phí tài sản nhà nước.

Loạt trụ sở, nhà đất công ở Hà Nội bị bỏ hoang, cho thuê trái phép gây bức xúc dư luận - Ảnh 4.

Rạp chiếu phim Bạch Mai địa chỉ 437 Bạch Mai (quận Hai Bà Trưng).

Theo ghi nhận, tại địa chỉ 437 Bạch Mai (quận Hai Bà Trưng), vốn là rạp chiếu phim Bạch Mai nổi tiếng một thời. Thế nhưng, gần 20 năm qua, rạp chiếu phim đã ngưng chiếu, nhường chỗ cho các cơ sở kinh doanh. Hiện nay, toàn bộ phía bên dưới khu vực tầng 1 được một cơ sở kinh doanh đồ ăn nhanh thuê lại, phía trên là một quán kinh doanh dịch vụ bi-a.

Tương tự, tại rạp rạp chiếu phim Mê Linh (88 Lò Đúc), hoạt động chiếu phim đã ngừng từ lâu, thay vào đó được cho thuê làm quán bar, phía bên ngoài ô tô, xe máy đỗ kín cả vỉa hè.

Loạt trụ sở, nhà đất công ở Hà Nội bị bỏ hoang, cho thuê trái phép gây bức xúc dư luận - Ảnh 5.

Rạp chiếu phim Mê Linh (88 Lò Đúc) đã ngừng chiếu từ lâu, thay vào đó được cho thuê làm quán bar.

Theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội, cả Thành phố hiện có 840 cơ sở nhà, đất chuyên dùng thuộc sở hữu Nhà nước đang được cho thuê trái phép hoặc bỏ trống, chưa được khai thác hiệu quả, tổng cộng là hơn 178.000m2 nhà và 155.000m2 đất. Quỹ nhà, đất này tập trung chủ yếu ở 4 quận nội đô là Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa và Hai Bà Trưng.

Được biết, Sở Xây dựng Hà Nội cũng đã tham mưu UBND Thành phố 2 phương án. Một là gia hạn thời gian thuê nhà chuyên dùng do Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội được giao quản lý, khai thác hết ngày 31/12/2024.

Hai là chờ đến khi Chính phủ ban hành Nghị định về việc quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng vào mục đích để ở, giao cho tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương quản lý, khai thác.

Nhà chuyên dùng 22 Lương Ngọc Quyến được thuê lại kinh doanh hàng ăn (ảnh trái) và chuyên dùng số 36 Bà Triệu (ảnh phải) bị cải tạo, kinh doanh trái phép.

Sở Xây dựng Hà Nội cũng đã báo cáo UBND Thành phố phê duyệt Đề án “Khắc phục tồn tại, hạn chế và nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng quỹ nhà thuộc sở hữu Nhà nước của Thành phố giao các đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh nhà quản lý, khai thác giai đoạn 2023 – 2025, định hướng giai đoạn 2026 – 2030”.

Loạt trụ sở, nhà đất công ở Hà Nội bị bỏ hoang, cho thuê trái phép gây bức xúc dư luận - Ảnh 7.

Trụ sở của Đài phát thanh và truyền hình Hà Tây cũ trên đường Tô Hiệu, quận Hà Đông.

Mục tiêu của Đề án là thu hồi để quản lý, xử lý theo quy định các diện tích nhà, đất phải bàn giao về Thành phố, sử dụng không đúng quy định, sử dụng kém hiệu quả, nợ nghĩa vụ tài chính về nhà, đất kéo dài.

Bãi trông giữ xe không phép mọc lên tràn lan ở Hà Nội, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ mùa nắng nóngBãi trông giữ xe không phép mọc lên tràn lan ở Hà Nội, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ mùa nắng nóng

GĐXH - Việc thiếu nghiêm trọng nơi trông giữ xe hợp pháp trên địa bàn TP Hà Nội chính là cơ hội để các bãi xe tạm, bãi xe không phép mọc lên ồ ạt. Điều này không chỉ gây ra gây ra nhiều hệ lụy về kinh tế mà còn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cháy nổ, đặc biệt khi cao điểm mùa nắng nóng sắp tới.

Xem thêm video được quan tâm:

KĐT Trung Hòa - Nhân Chính xuống cấp, không gian công cộng đã thiếu còn bị lấn chiếm.


Trung Sơn
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tin sáng 8/9: Ấm áp tình người trong bão; Ứng viên phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam năm 2024 là ai?

Tin sáng 8/9: Ấm áp tình người trong bão; Ứng viên phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam năm 2024 là ai?

Thời sự - 32 phút trước

GĐXH - Dù đoạn clip chỉ dài 13 giây nhưng việc người đi xe máy được giúp qua cầu an toàn tạo nên một hình ảnh đẹp, ấm lòng trong gió bão; Theo công bố của Hội đồng Giáo sư Nhà nước, ứng viên phó giáo sư trẻ nhất năm nay sinh năm 1992.

Bộ Công thương: Khẩn trương khắc phục các sự cố hệ thống lưới điện, cấp điện trở lại ngay sau khi bão đi qua

Bộ Công thương: Khẩn trương khắc phục các sự cố hệ thống lưới điện, cấp điện trở lại ngay sau khi bão đi qua

Thời sự - 8 giờ trước

GĐXH - Công điện hoả tốc số 6814/CĐ-BCT ngày 7/9/2024 của Bộ Trưởng Công Thương yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Công ty Vận hành hệ thống điện và thị trường điện Quốc gia và Sở Công thương 28 tỉnh ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 để sớm cung cấp điện trở lại.

Bão số 3 về đến Hà Nội, gió giật ầm ầm, mưa ngập úng nhiều khu vực

Bão số 3 về đến Hà Nội, gió giật ầm ầm, mưa ngập úng nhiều khu vực

Thời sự - 9 giờ trước

GĐXH - Tâm bão số 3 đã đến Thủ đô Hà Nội, sức gió mạnh nhất cấp 10 (89-102km/h), giật cấp 12.

Video: Bão số 3 quần thảo, mái tôn, tường kính bị cuốn bay rơi lả tả

Video: Bão số 3 quần thảo, mái tôn, tường kính bị cuốn bay rơi lả tả

Thời sự - 12 giờ trước

GĐXH - Do ảnh hưởng của mưa bão, rất nhiều cửa kính, mái tôn bị cuốn bay để lại cảnh tượng hoang tàn và nguy hiểm.

Ấm lòng hình ảnh nhiều tài xế ô tô đi chậm dìu xe máy vượt gió bão Yagi

Ấm lòng hình ảnh nhiều tài xế ô tô đi chậm dìu xe máy vượt gió bão Yagi

Thời sự - 12 giờ trước

Thấy người đi xe máy di chuyển khó khăn, nhiều tài xế ô tô đã đi chậm trên cầu Nhật Tân (Hà Nội) để che chắn mưa giông gió giật từ bão Yagi, giúp đoàn xe máy lưu thông an toàn.

Ứng phó bão số 3: Chủ tịch UBND TP Hà Nội khuyến cáo người dân không ra khỏi nhà để tránh thiệt hại về người

Ứng phó bão số 3: Chủ tịch UBND TP Hà Nội khuyến cáo người dân không ra khỏi nhà để tránh thiệt hại về người

Thời sự - 14 giờ trước

GĐXH - Ngày 7/9, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh khuyến cáo người dân thành phố không ra khỏi nhà để tránh rủi ro, thiệt hại về người, trước khi bão số 3 đang di chuyển qua Hà Nội và các tỉnh lân cận.

Hà Nội: Dừng tàu điện, xe buýt để đảm bảo an toàn khi bão số 3 đổ bộ

Hà Nội: Dừng tàu điện, xe buýt để đảm bảo an toàn khi bão số 3 đổ bộ

Thời sự - 15 giờ trước

GĐXH - Chiều 7/9, do ảnh hưởng của bão số 3, 2 tuyến tàu điện Cát Linh - Hà Đông và Nhổn - Cầu Giấy sẽ dừng chạy. Các tuyến xe buýt trên địa bàn Hà Nội sẽ chạy nốt đến điểm cuối trước khi dừng hẳn để tránh bão.

Bão số 3 sắp vào Hà Nội, tiểu thương vội vã thu dọn gánh hàng, trở về nhà an toàn tránh bão

Bão số 3 sắp vào Hà Nội, tiểu thương vội vã thu dọn gánh hàng, trở về nhà an toàn tránh bão

Thời sự - 15 giờ trước

GĐXH - Trước khi cơn bão số 3 đi qua địa phận Hà Nội và các tỉnh lân cận, nhiều tiểu thương đã nhanh chóng thu dọn gánh hàng, trở về nhà an toàn để tránh bão.

Bão số 3 vừa đổ bộ, Quảng Ninh đã ghi nhận nhiều thiệt hại

Bão số 3 vừa đổ bộ, Quảng Ninh đã ghi nhận nhiều thiệt hại

Thời sự - 15 giờ trước

Theo ghi nhận ban đầu sau khi bão số 3 đổ bộ, tại Quảng Ninh đã có nhiều ngôi nhà bị tốc mái, cây gãy đổ la liệt, tàu bị chìm, nhiều khu vực mất điện và sóng di động...

Bão số 3 giảm cấp đã vào vùng biển Quảng Ninh – Hải Phòng, sức phá hoại vẫn cực kỳ lớn

Bão số 3 giảm cấp đã vào vùng biển Quảng Ninh – Hải Phòng, sức phá hoại vẫn cực kỳ lớn

Thời sự - 18 giờ trước

GĐXH - Bão số 3 đã giảm xuống cấp 13, không còn là siêu bão khi vào vùng biển Quảng Ninh – Hải Phòng, nhưng sức tàn phá vẫn ở thang cảnh báo cao nhất.

Top