Hệ thống hầm ngầm sông Tô Lịch sẽ 'giải quyết' tình trạng ngập trên toàn thành phố Hà Nội như thế nào?
GiadinhNet - Theo Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, việc thay đổi chức năng sông Tô Lịch theo hướng trở thành một tuyến cảnh quan trong đô thị và chức năng thoát nước thay bằng hệ thống hầm ngầm dọc sông, xác định trong quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt. Đây là cơ sở để sông Tô Lịch tăng khả năng thoát nước lưu vực cho trận mưa lên đến 500mm.
Hội thảo khoa học Quốc gia về "Giải pháp tổng thể cải tạo sông Tô Lịch thành công viên Lịch sử - Văn hóa - Tâm linh (công viên Hữu nghị Việt – Nhật) và xây dựng các thiết chế văn hóa, hệ thống hầm ngầm chống ngập kết hợp cao tốc ngầm sông Tô Lịch", vừa được tổ chức tại Hà Nội.
UBND TP Hà Nội, Liên hiệp các hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) chủ trì Hội thảo. Đồng chủ trì là Công ty CP Tập đoàn môi trường Việt Nhật JVE (JVE Group) và Trung tâm dịch thuật, dịch vụ văn hóa và khoa học-Công nghệ (CTCS).
Sông Tô Lịch có nguy cơ trở thành "sông chết"
Tại hội thảo, ông Phan Xuân Dũng – Chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam khẳng định, sông Tô Lịch có giá trị văn hóa, lịch sử rất lớn với Thủ đô. Nếu chúng ta không có quyết tâm chính trị cao với những giải pháp đúng đắn, khoa học thì sông Tô Lịch có khả năng trở thành dòng "sông chết".

Toàn cảnh buổi Hội thảo khoa học Quốc gia về đề xuất hồi sinh sông Tô Lịch.
Trước thực trạng trên, Công ty CP Tập đoàn môi trường Việt Nhật JVE và Trung tâm dịch thuật, dịch vụ văn hóa và khoa học - Công nghệ đã đề xuất xây dựng hầm ngầm chống ngập kết hợp cao tốc ngầm dọc sông Tô Lịch và hồi sinh sông này thành công viên Lịch sử - Văn hóa – Tâm Linh.
Ông Nguyễn Tuấn Anh – Chủ tịch HĐQT JVE cho biết: "Điểm nhấn của đề xuất là xây dựng nên điểm nhấn về văn hóa và khai thác được hệ giá trị văn hóa 1.000 năm Thăng Long ngay dọc sông Tô Lịch. Ngoài ra, nếu dòng sông ngầm có hệ thống ngầm chống ngập, kết hợp cao tốc thì bao nhiêu nước sẽ chảy xuống hạ lưu, mà không ùn ứ ở các hố ga, ùn ứ cục bộ ở các khu dân cư".

Theo ông Nguyễn Tuấn Anh – Chủ tịch HĐQT JVE, khi đã hồi sinh, sông Tô Lịch không chỉ đơn thuần là một dòng sông chứa đầy nước xanh biếc, trong veo như ngày xưa, mà còn được nâng tầm trở thành 1 dòng sông di sản.
"Khi có hệ thống hầm ngầm chống ngập kết hợp cao tốc, mưa lớn nước sẽ chảy vào hệ thống này và thoát nhanh xuống, không liên quan đến mực nước của dòng sông. Hệ thống hầm ngầm này giống như dòng sông ngầm ở dưới sông Tô Lịch có tác dụng tích trữ nước, khi mưa bão đi qua mới bơm nước ra ngoài. Từ đó sẽ khắc phục được tình trạng mưa ngập như hiện nay ở Hà Nội. Giải pháp chống ngập này đã được xây dựng ở Nhật Bản và đem lại hiệu quả rất cao", ông Tuấn Anh giải thích.
Theo ông Tuấn Anh: "Khi đã hồi sinh, sông Tô Lịch không chỉ đơn thuần là một dòng sông chứa đầy nước xanh biếc, trong veo như ngày xưa, mà còn được nâng tầm trở thành 1 dòng sông di sản. Bởi di sản không tồn tại trên những trang sách, trang báo, mà di sản là điểm đến văn hóa cho Thủ đô Hà Nội".
Làm sao để "nâng tầm" sông Tô Lịch?
Tại Hội thảo, ông Dương Đức Tuấn – Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, sông Tô Lịch có 3 nguồn bổ cập nước chính là nước Hồ Tây qua đập điều tiết; sông Lừ và nguồn nước mưa; nước thải từ 24 cửa xả thải lớn dọc 2 bên bờ sông. Trong hệ thống thoát nước của Hà Nội, sông Tô Lịch và lưu vực sông có mật độ dân cư rất cao, tốc độ phát triển đô thị hóa rất mạnh. Do đó, nước thải sinh hoạt đều đổ vào hệ thống thoát nước chung như cống, kênh mương,… rồi đổ ra sông Tô Lịch và các sông: Kim Ngưu, Lừ, Sét. Hiện sông Tô Lịch giống như kênh thoát nước thải của thành phố và được coi là dòng sông chết.

Theo ông Dương Đức Tuấn – Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, dự án kết hợp 3 mục tiêu như đề xuất là công trình rất lớn, có ý nghĩa đặt biệt với Thủ đô.
Theo ông Tuấn, suốt quá trình phát triển, sông Tô Lịch là một dòng sông Lịch Sử, hàm chứa những giá trị văn hóa, nguồn gốc và giá trị cảnh quan.
Gần đây, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 15 (ngày 5/5/2022) về phương hướng phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, xác định nhiệm vụ cụ thể về xử lý ô nhiễm môi trường, đặc biệt là sông Tô Lịch.
Trong quá trình kiểm soát, cải thiện ô nhiễm môi trường sông Tô Lịch, TP Hà Nội đã triển khai các dự án đầu tư. Trong đó có dự án thoát nước nhằm cải thiện môi trường giai đoạn 1 và giai đoạn 2 sử dụng vốn ODA. Bao gồm cải tạo hạ tầng thoát nước khu vực nội thành Hà Nội, cải tạo kè và công trình hạ tầng kỹ thuật dọc sông Tô Lịch gồm cụm công trình đầu mối trạm bơm Yên Sở với 90m3/s, lắp đặt 1 trạm quan trắc tự động nước mặt trên sông Tô Lịch, xé dải phân cách mở rộng đường Láng kết hợp trồng cây xanh tuyến đường đi bộ dài gần 4km từ cầu Yên Hòa đến cầu Mọc, tạo cảnh quan ven sông Tô Lịch…
Hiện, TP Hà Nội đang triển khai xây dựng hệ thống thu gom nước thải và nhà máy xử lý nước thải Yên Xá, sử dụng vốn ODA Nhật Bản. Trong đó xây dựng nhà máy xử lý nước thải công suất 270.000m3/ngày; xây dựng hệ thống thu gom, cống bao, hệ thống cống đấu nối trên sông Tô Lịch và sông Lừ, với tổng chiều dài cống các loại hơn 52km, đường kính cống từ 400mm - 2.400mm. Dự kiến đến năm 2024 sẽ hoàn thành dự án này.

Quang cảnh dòng sông Tô Lịch hiện tại đang bị ô nhiễm bởi 24 cửa xả nước thải của cư dân thành phố.
Ông Tuấn cho biết, dự án này sẽ triệt tiêu nguồn xả thải bẩn vào trong sông Tô Lịch.
Ngoài ra, TP Hà Nội cũng đang triển khai một dự án phục vụ chất lượng môi trường và phát triển hệ thống 4 sông nội đô: Tô Lịch, Kim Ngưu, Sét, Lừ, đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt nhiệm vụ từ tháng 12/2021và có giao cho Sở TN&MT thực hiện.
Với việc triển khai Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị, TP Hà Nội đã họp và giao nhiệm vụ cho các Sở, Ngành và các cơ quan liên quan nghiên cứu để xử lý các nội dung liên quan đến sông Tô Lịch. TP Hà Nội cũng nghiên cứu đề xuất của Công ty JVE gồm giải pháp tổ chức cảnh quan, xử lý môi trường nước, chống ngập kết hợp với cao tốc ngầm.
Đề xuất này hướng tới 3 mục tiêu: Khôi phục, phát triển không gian, kiến trúc, cảnh quan, môi trường sông Tô Lịch; Kết hợp với giải pháp thoát nước công nghệ trong lưu vực sông cũng như giải quyết vấn đề ngập úng và đảm bảo điều kiện thoát nước tốt hơn; tổ chức triển khai tuyến giao thông ngầm dọc sông Tô Lịch.

Một góc phối ảnh tái hiện các triều đại bên bờ sông Tô Lịch.
Ông Tuấn cho rằng, dự án kết hợp 3 mục tiêu là công trình rất lớn, có ý nghĩa đặt biệt với Thủ đô.
Đóng góp ý kiến cho việc hồi sinh này, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, theo định hướng quy hoạch xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng phê duyệt; Quy hoạch thoát nước sông Tô Lịch đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 Thủ tướng phê duyệt tại quyết định 725 ngày 10/5/2013, xác định, sông Tô Lịch có nhiệm vụ chính là thoát nước cho Thủ đô Hà Nội, có chức năng là công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật thu gom nước mưa trong phạm vi lưu vực sông Tô Lịch để tự chảy xuống sông Nhuệ, khi nước sông Nhuệ <= 3,5m và được bơm cưỡng bức ra sông Hồng qua trạm bơm Yên Sở, với công suất 90m3/s khi mực nước sông Nhuệ dâng cao.

Một góc phối cảnh Đề án "Xây dựng hầm ngầm chống ngập kết hợp cao tốc ngầm và cải tạo sông Tô Lịch thành công viên Lịch sử - Văn hóa - Tâm linh" đoạt giải "Ý tưởng - Vì tình yêu Hà Nội".
Việc đề xuất tạo ra các không gian đi bộ và xây dựng các công trình nổi trên mặt sông Tô Lịch mang đậm tính văn hóa lịch sử, là ý tưởng độc đáo có tính ứng dụng trong quá trình nghiên cứu, triển khai, lập hệ thống thiết kế đô thị dọc 2 tuyến đường trên địa bàn.
"Đồng thời, xây dựng hệ thống hầm ngầm kết hợp giao thông để tăng khả năng thoát nước cho lưu vực cho trận mưa 500mm là có cơ sở trong bối cảnh thực trạng biến đổi khí hậu và hiện tượng thời tiết cực đoan như hiện nay", ông Tuấn cho hay.
Việc này đồng nghĩa thay đổi chức năng của dòng sông Tô Lịch theo hướng trở thành 1 tuyến cảnh quan trong đô thị, chức năng thoát nước của sông Tô Lịch được thay thế bằng hệ thống hầm ngầm dọc sông, xác định trong quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt.
"Với các nội dung của đề xuất, các Sở, Ngành, thành phố sau khi nghiên cứu thấy rằng, đề xuất tiếp cận có định hướng tốt, có ý kiến của các nhà khoa học, chắc chắn đề xuất này cần được nghiên cứu điều chỉnh tổng thể quy hoạch xây dựng Thủ đô Hà Nội tới đây" ông Tuấn nhấn mạnh.
Nói về hợp tác giữa Nhật Bản và TP Hà Nội trong lĩnh vực cải thiện môi trường, ông Toriyama Jin - Bí thứ thứ hai, Ban kinh tế - Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam - cho biết, Nhật Bản đã hợp tác với Thủ đô Hà Nội trong nhiều năm nay về vấn đề cải thiện môi trường nước. Dự án cải thiện môi trường nước với TP Hà Nội đầu tiên được ký kết thỏa thuận quốc tế vào năm 1994. Dự án này khởi đầu cho nỗ lực xử lý nước thải của Hà Nội.
Năm 2013, dự án bảo trì hệ thống thoát nước Yên Xá đã được bắt đầu, đối với dự án này, Nhật Bản đã cung cấp khoản vay ODA khoảng 110 tỷ Yên (tương đương 1 tỷ USD). Với những nỗ lực hợp tác của 2 nước cho đến nay, môi trường nước của Hà Nội đã được cải thiện một phần.
"Gần đây ở Hà Nội đang đối mặt với thực trạng mưa to là ngập úng. Ở Nhật Bản có nhiều giải pháp để khắc phục vấn đề này, trong đó có hệ thống đường hầm thoát nước như nội dung đề xuất dự án mà chủ đề hội thảo đưa ra", ông Toriyama Jin nói.

Mạo danh sĩ quan quân đội lừa đảo, chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng
Pháp luật - 3 giờ trướcGĐXH - Dù không có nghề nghiệp ổn định, Đồng tự nhận và giới thiệu mình đang làm việc trong quân đội (giữ chức vụ Trưởng phòng Quân nhu), quen biết nhiều người nhằm lòe nạn nhân để thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

7 học sinh bị lũ cuốn, 1 em ngừng hô hấp, 3 em mất tích
Đời sống - 4 giờ trướcSau khi đi học về, 7 học sinh rủ nhau tắm suối rồi bị nước lũ từ thượng nguồn đổ về cuốn trôi, 3 học sinh vẫn đang mất tích.

Cảnh sát chặn bắt 2 phụ nữ bắt cóc bé 7 tuổi khi đang trên đường tẩu thoát
Pháp luật - 5 giờ trướcNguyễn Thị Hoa và Nguyễn Thị Huỳnh Lan đã nảy sinh bắt bé Ng. để gây áp lực cho mẹ cháu bé trả nợ cho mình.

Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ trần
Xã hội - 5 giờ trướcĐồng chí Trần Đức Lương - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước - đã từ trần hồi 22 giờ 51 phút ngày 20/5/2025, tại nhà riêng, hưởng thọ 88 tuổi.

Cảnh giác chiêu trò lừa đảo mà hàng triệu người Việt Nam đang đối mặt mỗi ngày nhưng không hề biết
Đời sống - 6 giờ trướcGĐXH - Một chiêu trò lừa đảo mới đang lan nhanh: kẻ gian giả danh kỹ thuật viên Microsoft, Viettel hay ngân hàng, yêu cầu người dùng cài phần mềm điều khiển từ xa để “hỗ trợ khắc phục lỗi”. Chỉ cần bạn làm theo, mọi dữ liệu từ mật khẩu đến tài khoản ngân hàng đều có thể bị đánh cắp trong vài phút. Đừng để sự cả tin trở thành cái bẫy!

Tổ chức tháo dỡ lều quán lấn chiếm bãi biển ở Thanh Hoá
Thời sự - 9 giờ trướcGĐXH – Lực lượng chức năng huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) yêu cầu các hộ kinh doanh trái phép tổ chức tháo dỡ lều lán lấn chiếm bãi biển.

Toàn cảnh dự án nhà máy ô tô Tralas tiền tỷ ở tỉnh nghèo Bắc Kạn
Đời sống - 9 giờ trướcGĐXH - Nhà máy ô tô Tralas tại phường Xuất Hóa, TP Bắc Kạn sau 15 năm thực hiện, đến nay vẫn chưa được triển khai. Các ô đất được chia ra làm xưởng gỗ, hằng ngày nhả khói bay khắp nơi.

Ông Nguyễn Tường Quân làm Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế Môi trường
Thời sự - 9 giờ trướcSáng ngày 21/5, tại trụ sở Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam (Cung Trí thức TP Hà Nội, số 1 Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy), cơ quan chủ quản tạp chí Kinh tế Môi trường đã tổ chức hội nghị công bố và trao quyết định về công tác cán bộ.

4 con giáp không theo đuổi giàu sang, danh vọng nên cuộc sống an nhàn, hạnh phúc
Đời sống - 9 giờ trướcGĐXH - Sống trên đời, hầu như ai cũng đều phấn đầu để có cuộc sống giàu sang, vậy mà những người thuộc các con giáp sau cả đời lại chỉ cầu bình yên. Tuy nhiên, phú quý vẫn cứ tìm đến họ.

Quảng Trị: 5 học sinh ra kênh nước chơi, 1 em tử vong
Thời sự - 9 giờ trướcGĐXH - Trong lúc cùng nhóm bạn ra tại kênh nước ở thị xã Quảng Trị (tỉnh Quảng Trị) chơi, em H. không may bị đuối nước, tử vong

Làm sổ đỏ 2025 diễn ra nhanh gọn, tiết kiệm thời gian cần thực hiện theo trình tự, thủ tục này
Đời sốngGĐXH - Luật Đất đai 2024 quy định chi tiết về trình tự, thủ tục cấp sổ đỏ. Người dân cần phải chuẩn bị những gì để quy trình thuận lợi?