Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hóa chất được phát hiện ở đũa dùng một lần: Ít ảnh hưởng sức khỏe

Thứ hai, 15:00 25/03/2013 | Sống khỏe

GiadinhNet - PGS.TS Trần Hồng Côn – Khoa Hóa (Đại học KHTN) cho biết, các hóa chất có trong đũa mà cư dân Trung Quốc đang xôn xao lo ngại như: Sulphur, hydrogen peroxide, sodium sulfite không đáng lo ngại. Đây là các chất khí bay ngay khi xông và nếu còn lưu lại như sodium sulfite thì sau một thời gian ngắn cũng sẽ bay hết.

Hóa chất được phát hiện ở đũa dùng một lần: Ít ảnh hưởng sức khỏe 1

Nếu dùng với liều lượng cho phép thì SO2 bám vào đũa ít, khi dùng gắp thức ăn không hại cho người dùng.Ảnh: P.T

 
Chất độc hại lưu lại cực nhỏ
“Nếu sử dụng đũa dùng một lần, mọi người nên chọn loại đũa màu trắng ngà, không đốm đen, bao bì bảo quản không rách thủng và nên mua đũa một tuần trước khi ăn. Khi bóc lớp nilon bao gói đũa ra, nếu thấy mùi hăng hắc khó chịu thì nên bỏ không dùng”.
 
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh

Theo khảo sát của PV trên nhiều tuyến phố, chợ ở Hà Nội như chợ Đồng Xuân, Thành Công, Nghĩa Tân, Hà Đông, các cửa hàng tạp hóa lớn nhỏ, đũa dùng một lần không nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ đang được bày bán tràn lan.

Tại các chợ lẻ, các cửa hàng, hoạt động mua bán đũa dùng một lần diễn ra vẫn bình thường. Mọi người dễ dàng mua đũa dùng một lần với giá rất rẻ, từ 12.000-15.000 đồng/bó 50 đôi.

Nhân viên một cửa hàng kinh doanh tạp hóa tại chợ Đồng Xuân cho biết: “Thời gian gần đây chúng tôi cũng đọc được thông tin đũa dùng một lần từ Trung Quốc có chứa hóa chất. Nhưng lượng khách mua vẫn nhiều, mỗi ngày cửa hàng bán được khoảng vài trăm tới hàng nghìn đôi, chủ yếu là các quán ăn và đám cưới dùng…”.

Theo PGS Trần Hồng Côn, đũa dùng một lần được làm bằng tre non ngấm nước tốt nên rất dễ bị nấm mốc. Để chống nấm mốc và làm đũa trắng, người sản xuất thường sử dụng nhiều cách như sấy khô, dùng hóa chất. Phương pháp sấy khô ít được sử dụng hơn vì giá thành cao lại mất nhiều thời gian nên dùng hóa chất được sử dụng phổ biến hơn. Lưu huỳnh là chất có thể được sử dụng bởi giá thành rẻ, dễ mua, cách làm đơn giản...

Đũa dùng một lần được khử bằng lưu huỳnh (khi đốt giải phóng SO2 – dioxit lưu huỳnh). Khí SO2 có thể lưu lại trên bề mặt đũa, người sản xuất thường đem phơi để bay mùi. Nếu dùng với liều lượng cho phép thì SO2 bám vào đũa ít, khi dùng gắp thức ăn không hại cho người dùng.

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm (ĐH Bách khoa Hà Nội), trước đây đã từng có xét nghiệm cho thấy trong đũa dùng một lần có hàm lượng SO2. Các loại đũa, tăm tre hay các sản phẩm được sản xuất từ tre, gỗ, nứa thường được xông SO2 để diệt mốc. Đây là chất khử rất mạnh, diệt nấm mốc rất tốt.

Sau khi xông, khí SO2 tồn dư trên đũa dưới dạng hòa tan sẽ dễ dàng bị phân hủy ở ngay điều kiện bình thường nên ít có hại cho người dùng. Lưu huỳnh tồn dư trong những sản phẩm đũa, tăm tre cực kỳ nhỏ. Sử dụng để gắp thức ăn sẽ không ảnh hưởng gì. Nhưng với những người sản xuất ngửi trực tiếp nhiều khí này sẽ bị ảnh hưởng.

Sử dụng đũa nấm mốc còn độc hại hơn

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho biết thêm: Việc sử dụng tăm đũa mốc hay thuốc mốc còn độc hại hơn nhiều so với độc tố của SO2. Nấm mốc dễ sinh ra chất aflatoxin là một độc tố, bền vững với nhiệt độ cao, khó bị phá hủy hoàn toàn. Chất này là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc gây bệnh ung thư. Còn việc ngâm đũa ra nước màu vàng nếu không có mùi hắc thì không phải là SO2. Thường trong tre non có nhiều chất hòa tan, sau một thời gian dễ bị phân hủy tạo ra màu vàng khi ngâm vào nước.

Theo PGS Nguyễn Duy Thịnh, nhận diện đũa dùng một lần sấy nhiều lưu huỳnh rất dễ bởi mùi của khí rất đặc trưng. Khi bóc lớp nilon đi sẽ ngửi thấy mùi hăng hắc rất khó chịu. Để đảm bảo sức khỏe, người tiêu dùng cần loại bỏ những đồ ăn hay vật dụng không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Nếu sử dụng đũa dùng một lần, mọi người nên chọn loại đũa màu trắng ngà, không đốm đen, bao bì bảo quản không rách thủng và nên mua đũa một tuần trước khi ăn. Khi bóc lớp nilong bao gói đũa ra, nếu thấy mùi hăng hắc khó chịu thì nên bỏ không dùng.

Hà My

thanhhuongthuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thanh niên 16 tuổi ở Phú Thọ nhập viện mặt sưng phù do sai lầm khi chăm sóc da nhiều bạn trẻ Việt mắc phải

Thanh niên 16 tuổi ở Phú Thọ nhập viện mặt sưng phù do sai lầm khi chăm sóc da nhiều bạn trẻ Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 30 phút trước

GĐXH - Thanh niên cho biết có bôi kem trị mụn tại nhà. Lúc đầu thấy mụn khỏi rất nhanh, da mịn đẹp, nhưng sau đó bôi thuốc không bớt nữa, ngược lại sưng lên, sau đó mặt thâm sạm...

Loại vi khuẩn chết người có thể thành thuốc ung thư đột phá

Loại vi khuẩn chết người có thể thành thuốc ung thư đột phá

Sống khỏe - 2 giờ trước

Các nhà khoa học Anh đã tìm ra cách làm cho vi khuẩn salmonella thay vì tấn công cơ thể thì sẽ hợp sức với tế bào T để loại trừ khối u ung thư.

Điều trị thành công ca thuỷ tinh thể đục chín, thị lực chỉ còn 1/10

Điều trị thành công ca thuỷ tinh thể đục chín, thị lực chỉ còn 1/10

Sống khỏe - 2 giờ trước

Với hơn 30 năm kinh nghiệm giảng dạy và điều trị bệnh đục thủy tinh thể, thực hiện thành công hơn 50,000 ca phẫu thuật thay thuỷ tinh thể, TS.BS Vũ Anh Tuấn - Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Mắt quốc tế Nhật Bản đã giúp bệnh nhân có thuỷ tinh thể đục chín tìm lại được ánh sáng.

Triệu chứng của xẹp đốt sống do loãng xương

Triệu chứng của xẹp đốt sống do loãng xương

Sống khỏe - 15 giờ trước

Xẹp đốt sống đến từ rất nhiều nguyên nhân, nhưng thường gặp nhất là do thoái hóa. Bệnh có thể xảy ra với bất kỳ ai, nhưng chủ yếu là người lớn tuổi. Xẹp đốt sống cần được điều trị càng sớm càng tốt để tránh gây đau đớn, biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.

Bị cảm cúm khi giao mùa, đừng làm những điều này nếu không muốn bệnh nặng thêm

Bị cảm cúm khi giao mùa, đừng làm những điều này nếu không muốn bệnh nặng thêm

Sống khỏe - 16 giờ trước

GĐXH - Thông thường, người bị cảm cúm sẽ hồi phục trong vòng 3-7 ngày. Tuy nhiên, bệnh có thể kéo dài hơn ở người bệnh có miễn dịch kém hoặc có bệnh nền, thậm chí có biến chứng nếu điều trị sai cách.

Nữ sinh 17 tuổi bất ngờ mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 có biểu hiện rất nhiều chị em Việt gặp phải

Nữ sinh 17 tuổi bất ngờ mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 có biểu hiện rất nhiều chị em Việt gặp phải

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

GĐXH - Nghĩ mình chỉ bị rối loạn kinh nguyệt và đau nhức do ngồi học quá nhiều. Nhưng sau khi đi khám, cô gái nhận kết quả sốc khi biết mình bị ung thư tử cung giai đoạn 3.

Cần phát hiện sớm dị dạng lồng ngực bẩm sinh

Cần phát hiện sớm dị dạng lồng ngực bẩm sinh

Sống khỏe - 18 giờ trước

Dị dạng lồng ngực còn gọi là ngực hình phễu hoặc lõm xương ức. Bệnh phổ biến ở nam giới hơn nữ giới. Nếu không phẫu thuật sớm, bệnh có thể gây ra các triệu chứng ảnh hưởng đến chức năng tim phổi, đồng thời gây ảnh hưởng tâm lý đến cha mẹ và trẻ.

7 bài tập kiểm soát cơn đau do viêm khớp dạng thấp

7 bài tập kiểm soát cơn đau do viêm khớp dạng thấp

Sống khỏe - 19 giờ trước

Người bệnh viêm khớp dạng thấp dễ bị sưng, đau khi thời tiết lạnh, do độ kết dính của khớp tăng lên, khiến đi lại hoạt động khó khăn. Thực hiện một số bài tập có thể giúp kiểm soát cơn đau hiệu quả.

Hơn cả hàm răng khoẻ và nụ cười xinh, 'Smart Habit – thói quen thông minh' gieo mầm lối sống lành mạnh

Hơn cả hàm răng khoẻ và nụ cười xinh, 'Smart Habit – thói quen thông minh' gieo mầm lối sống lành mạnh

Sống khỏe - 19 giờ trước

Khám phá những câu chuyện thực tế từ các bậc phụ huynh Việt về hành trình tạo dựng và duy trì 'Smart Habit – Thói quen thông minh' cho con, vì một tương lai với nụ cười khỏe mạnh.

Hội nghị khoa học quốc tế về dự phòng Zona ở người lớn được tổ chức tại Việt Nam

Hội nghị khoa học quốc tế về dự phòng Zona ở người lớn được tổ chức tại Việt Nam

Sống khỏe - 19 giờ trước

Vừa qua, GSK tổ chức chuỗi Hội nghị khoa học quốc tế dành cho chuyên gia y tế tại khu vực các thị trường mới nổi ở ba quốc gia là Columbia, Dubai (UAE) trong tháng 10 và tại Việt Nam cùng với sự phối hợp của Tổng Hội Y học Việt Nam vào tháng 11/ 2024.

Top