Họa sĩ Văn Dương Thành và những kỷ niệm về cha
GiadinhNet - Thời Pháp thuộc, từng làm trưởng ga Tuy Hòa với cuộc sống no đủ, nhưng cha của nữ họa sĩ Văn Dương Thành đã từ bỏ tất cả để trở thành chí sĩ yêu nước, tham gia vào quá trình thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản Đông Dương đầu tiên tại Phú Yên lúc bấy giờ. Năm 1950, ông bị Pháp bắt và giam cầm suốt 4 năm. Trong tù, ông vẫn phát huy tinh thần yêu nước với vai trò Bí thư Chi bộ Đảng. Trước khi bị đưa đi xử tử, ông vượt ngục thành công ra Bắc và sau đó trở thành "cán bộ cảm tử" xung phong vào Nam tiếp tục chiến đấu.
Cuộc giải cứu ngoạn mục
Là họa sĩ châu Á đầu tiên giảng dạy mỹ thuật tại Thụy Điển, họa sĩ Văn Dương Thành đã có nhiều thành tựu tại đất nước xinh đẹp này. Nhưng gần đây, bà đã quyết định trở về Việt Nam sinh sống và sáng tác, góp phần đào tạo tài năng cho lớp trẻ. Bà kể lại, gia đình gồm 8 anh chị em của bà đều học hành đỗ đạt và phần nhiều trong số ấy sống và làm việc ở nước ngoài như Đức, Thụy Điển... Lẽ ra, bà cũng ở nước ngoài, nhưng vì nặng lòng với quê hương, với truyền thống gia đình, gần đây bà đã trở về sinh sống tại Hà Nội và thỉnh thoảng mới quay lại Thụy Điển giảng dạy.
Sinh ra tại Phú Yên, cha bà là nhà cách mạng Văn Gói (sinh năm 1920, mất năm 1960). Trước khi đi theo cách mạng, cha bà xuất thân trong một gia đình đại điền chủ lâu đời. Thời Pháp thuộc, ông từng là sếp của nhà ga Tuy Hòa. Nhưng là một thanh niên được học hành, có nhiều lý tưởng hoài bão, ông đã từ bỏ chức vụ này để đi theo cách mạng. Theo họa sĩ Văn Dương Thành, tên của cha bà hiện được ghi trong Bảo tàng Phú Yên với vai trò là người thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản Đông Dương đầu tiên tại đây, đồng thời ông đã từng là Chính ủy mặt trận Đà Rằng thời kỳ chống Pháp.
Nữ họa sĩ kể: “Năm 1950, cha tôi bị Pháp bắt. Trong tù, ông vẫn thể hiện ý chí trung kiên của người chiến sĩ cách mạng, tiếp tục hoạt động với vai trò là Bí thư Chi bộ. Năm 1954, trước chính sách thủ tiêu tù chính trị của Pháp, phía ta đã tổ chức vượt ngục cho chiến sĩ và cha tôi nằm trong danh sách đó. Lúc đưa ra đến Hà Nội, ông gần như sắp chết, cơ thể chỉ còn hơn 35kg. Lúc đó, gia đình chúng tôi chỉ biết ông không còn trong tù, nhưng đi đâu thì không ai biết cả. Mãi đến năm 1955, có mấy phụ nữ liên lạc đến nhà, rồi cứ thế bế mấy anh chị em chúng tôi đặt vào quang gánh quẩy đi. Họ dặn là, nếu ai hỏi thì nói: “Má dẫn đi ăn đám giỗ”. Sau này tôi mới biết, đây là cuộc "giải cứu" để tránh cho gia đình tôi khỏi bị thủ tiêu vì có người thân vượt ngục”.
Do còn quá bé nên cuộc "giải cứu" năm đó, họa sĩ Văn Dương Thành chỉ được các bạn của cha kể lại. Họ đưa những đứa trẻ, con của các cán bộ trong những chiếc quang gánh, cứ thế ròng rã đi bộ từ Phú Yên ra Bình Định. Tại đây, trẻ em và người già được đưa lên tàu, lênh đênh mấy tuần ròng rã, rồi cuối cùng cập cảng Hải Phòng và được đưa về Hà Nội. Tất cả được "tập kết" ở lăng Hoàng Cao Khải (phố Thái Hà ngày nay).
Bà kể: “Được vài tháng thì Nhà nước tổ chức cho gia đình chúng tôi đoàn tụ. Mẹ mừng mừng, tủi tủi đưa các con từ khu tạm trú đến thăm cha, khi đó đang điều trị ở Bệnh viện Việt Xô. Sau khi hồi phục sức khỏe, cha tôi được giao phụ trách cơ quan tuyên giáo huấn học Bộ Thương nghiệp”.
Tình nguyện vào Nam chiến đấu
Trong ký ức của họa sĩ Văn Dương Thành, đó là những ngày tháng rất gian khó nhưng vô cùng đẹp đẽ và hạnh phúc, vì khoảng thời gian này gia đình bà được đoàn tụ bên nhau chứ không còn sống cảnh vợ xa chồng, con vắng cha nữa. “Tôi vẫn còn nhớ rất rõ những ngày được cha đưa đến trụ sở Bộ Thương nghiệp rất đẹp ở Ngô Quyền chơi. Lúc đó, cha tôi ăn vận đẹp lắm, vì luôn phải tiếp đón các trí thức, nhân sĩ và khách nước ngoài. Cha nói thông thạo 3 ngoại ngữ, yêu nhạc cổ điển và hội họa nên chúng tôi cũng được ảnh hưởng nhiều từ ông. Những lúc không tiếp khách thì cha mặc rất giản dị, ông bảo học theo gương Bác Hồ. Cả đời chỉ có 2 bộ kaki và đôi dép lốp”, họa sĩ Văn Dương Thành nhớ lại.
Năm 1957, cha bà được điều động về Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) để công tác ở Chi 9. “Khi đó, tình hình chiến trường miền Nam rất căng thẳng. Cha tôi là một trong 7 người tình nguyện trở về Nam để lập căn cứ cách mạng bí mật. Cha hứa chỉ 2 năm là gia đình xum họp thôi”, họa sĩ Văn Dương Thành kể.
Để chuẩn bị cho nhiệm vụ và cuộc hành trình dài vào Nam, hàng tối, họa sĩ Văn Dương Thành thấy cha bỏ đá vào ba lô với trọng lượng hơn 30kg để tập leo dốc và đi bộ. Bà kể: “Cha tôi bảo, vì sao phải đeo đá nặng? Vì với cuộc hành trình kéo dài cả tháng trời thì sức khỏe sẽ đi xuống. Ba lô dù có nhẹ, rồi cũng trở thành gánh nặng trên vai nên phải tập đeo nặng để thích nghi. Rồi cha tập đi bằng gót, bằng mũi chân; học cách xử trí khi bị hắt hơi, ho; cách cầm máu, chữa vết thương, nhận diện các lá cây nào, rau củ gì có thể ăn được nếu bị lạc trong rừng... Chuẩn bị mất 3 tháng thì cha lên đường. Mẹ tôi dù lo lắng, thương nhớ chồng nhưng thời gian đầu, cứ 3 tháng lại có một bức thư nên mẹ cũng yên tâm hơn”.
Cái ngày gia đình họa sĩ Văn Dương Thành nhận được tin báo tử của ông Văn Gói cũng thật đặc biệt. Năm 1960, cha bà hi sinh vì bị địch phục kích. Nhưng phải 2 năm sau, gia đình bà mới được thông báo và cử hành nghi lễ vì ông là cán bộ cấp cao. Bà kể: “Tôi nhớ năm đó, tự nhiên có một bác ở Ban Thống nhất Trung ương - là người cùng công tác với cha - đến thăm rồi ở lại mấy ngày. Mẹ tôi thấy lạ lắm, linh tính như có chuyện lớn xảy ra. Thêm nữa, thông tin về cha qua những lá thư bỗng bặt vô âm tín. Hai năm sau nhận được tin dữ, mẹ ngất lịm đi vì đau đớn. Nhưng vượt lên nỗi đau mất chồng và những khó khăn khi một mình nuôi 8 đứa con đang tuổi ăn tuổi lớn, ban ngày đi làm, tối về mẹ lại chong đèn để học văn hóa. Mẹ bảo, phải có kiến thức thì mới thay chồng nuôi dạy con cái ăn học thành người. Sau này, từ người phụ nữ mới có trình độ lớp 3 ấy, nhờ tự học và học bổ túc mà mẹ tôi trở thành y tá, rồi y tá trưởng phụ trách một ban của Bệnh viện Bộ Ngoại thương. Lúc cha mất, mẹ mới 39 tuổi (tính ra cưới nhau được 22 năm). Cũng có nhiều người ngưỡng mộ vẻ đẹp dịu hiền của mẹ mà muốn cưới, nhưng mẹ nhất quyết không đi bước nữa, chỉ ở vậy thờ chồng và thực hiện mơ ước của chồng là nuôi dạy con ăn học thành tài”.
Nói về những thành công của mình trong nhiều năm qua, họa sĩ Văn Dương Thành tâm sự rằng, đó là nhờ được sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống học hành và được Nhà nước giúp đỡ rất nhiều, tạo điều kiện để phát triển năng khiếu và được đi tu nghiệp nước ngoài.
Từ gương cha, gương mẹ, các anh chị em của họa sĩ Văn Dương Thành đều noi theo. Cùng với đó, anh chị em của bà đều thi đỗ đại học, rồi sau đó được Nhà nước cử đi học ở nước ngoài. Anh trai bà là Văn Ảnh, tu nghiệp ở Nga, sau này là Phó tiến sĩ về Toán xác suất học đầu tiên của Việt Nam. Chị gái thứ hai học ở Đại học Kỹ thuật Tiệp Khắc. Chị thứ ba học kỹ sư ở Đức, rồi định cư tại đây.
Sau 7 năm làm việc tại Viện Nghiên cứu văn hóa nghệ thuật, họa sĩ Văn Dương Thành được sang Thụy Điển hoàn thành khóa ngôn ngữ ở Trường Vimmerby và giảng dạy 25 năm tại đất nước này. Bà bảo: “Nhiều lần chúng tôi muốn đón mẹ sang thăm nhưng mẹ cương quyết không đi, chỉ muốn ở Việt Nam để được gần cha, chăm sóc hương khói cho cha và tổ tiên. Tình yêu quê hương của mẹ cũng là một trong những lý do để tôi quyết định trở về Việt Nam”.
Thanh Hà/Báo Gia đình & Xã hội
Con gái của Quyền Linh gây choáng khi lái xế sang đến trường
Giải trí - 9 giờ trướcGĐXH - Lọ Lem - con gái Quyền Linh mới đăng tải video "Một ngày của sinh viên" và nhanh chóng nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng.
Thu Quỳnh khoe khoảnh khắc con gái 'Thị Tằm' giống mẹ 'như 2 giọt nước'
Giải trí - 10 giờ trướcGĐXH - Thu Quỳnh đăng ảnh 1 tuổi của mình và bé Thị Tằm - con gái 6 tháng tuổi với niềm tự hào "công chúa giống mình mà phiên bản 'gấu biển' hơn".
Hôn nhân của nữ diễn viên mỗi ngày chỉ phát 100.000 đồng cho chồng, mâu thuẫn là ra bàn nhậu giải quyết
Giải trí - 10 giờ trướcCó chồng điển trai lại đào hoa nên nữ diễn viên rất hay ghen. Cặp đôi cũng vì vậy mà từng nhiều lần trục trặc, rạn nứt...
Noo Phước Thịnh: Tôi không hạ bệ ai nhưng cũng không để ai làm tổn thương mình
Giải trí - 13 giờ trước"Tôi không hạ bệ hoặc xem thường một ai, nhưng không để người khác làm tổn thương mình" - Noo Phước Thịnh tâm sự.
Bỗng dưng Song Hye Kyo lại bị mỉa mai là "cô vợ siêu sao không muốn đẻ"
Giải trí - 15 giờ trướcDù đã ly hôn từ lâu nhưng Song Hye Kyo vẫn luôn bị réo tên trong những sự kiện liên quan tới chồng cũ Song Joong Ki.
Mỹ nhân trẻ đẹp nhất phim 'Sex and the City' có hôn nhân ngọt ngào bên nhạc sĩ nổi tiếng
Giải trí - 15 giờ trướcGĐXH - Kat Dennings - sao phim "Sex and the City" sinh năm 1986 và nổi tiếng là mỹ nhân trẻ đẹp nhất trong dàn phim này. Ngoài đời, cô đang hạnh phúc bên chồng là nhạc sĩ.
Lộ vòng 2 bất thường, Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh vướng tin đồn mang bầu lần 2
Giải trí - 15 giờ trướcGĐXH - Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh mới đây xuất hiện trong một sự kiện, tuy nhiên điều khán giả chú ý chính là vòng 2 bất thường của cô.
Như Quỳnh: "Tôi hối hận vì đã làm điều đó với Hiền Thục"
Giải trí - 17 giờ trước"Tôi không nhận ra lúc đó tôi đã đi quá giới hạn của mình" – Như Quỳnh chia sẻ.
Bị chê 'nghệ sĩ nổi tiếng mà ở ký túc xá', chị cả của show 'Chị đẹp' giải thích
Giải trí - 19 giờ trước"Chị đẹp đạp gió 2024" có sự đổi mới khi 30 chị đẹp tham gia chương trình sẽ cùng sinh hoạt chung trong không gian kí túc xá.
Chồng cũ Thanh Thanh Hiền: Sang Mỹ 3 năm mua nhà, tậu xe mới gần 2 tỷ
Giải trí - 21 giờ trước“Trời ơi, bây giờ tôi mới biết độ giàu của Chế Phong” – Thúy Nga nói.
Sao phim 'Sex and the City' U60 có 12 năm hôn nhân đồng giới bình yên
Giải tríGĐXH - Cynthia Nixon - sao phim "Sex and the City" đã có 12 năm hạnh phúc với bạn đời đồng giới. Để giữ sự riêng tư, cô hoàn toàn kín tiếng về cuộc hôn nhân này.