Học đại học chỉ còn 3 năm, đáng mừng hay lo?
GiadinhNet - Học sinh, sinh viên phấn khởi vì thời gian đào tạo đại học tối thiểu chỉ là 3 năm, thay vì mất 4 - 6 năm như trước kia...
Vui vì rút ngắn thời gian đào tạo
Theo Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, thời gian đào tạo bậc đại học đã rút ngắn từ 4 - 6 năm xuống mức ngắn nhất là 3 năm. Thời gian đào tạo cao đẳng thay vì 3 năm, nay là 2 - 3 năm. Bậc cao học trước đây đào tạo 2 năm, nay quy định linh hoạt từ 1 - 2 năm, dù là thạc sĩ định hướng nghiên cứu hay định hướng ứng dụng.
Như vậy, so với trước đây thời gian đào tạo từ cao đẳng, đại học cho tới thạc sỹ đã giảm 1 năm (tùy lựa chọn của các trường). Theo lãnh đạo Bộ GD&ĐT, giảm thời gian đào tạo bậc đại học là cách tiệm cận dần khung thời gian đào tạo được nhiều nước áp dụng. Đây là tiến trình về cải cách giáo dục đang được các nước châu Âu thực hiện. Theo đó, thời gian đào tạo bậc đại học, thạc sĩ, tiến sĩ lần lượt là 3 năm, 5 năm, 8 năm, tính từ khi học sinh tốt nghiệp THPT.
Đây rõ ràng là tin vui với nhiều sinh viên và gia đình, bởi việc áp dụng đào tạo đại học 3 năm đồng nghĩa với việc sinh viên được ra trường sớm, đi làm sớm và có thu nhập cho bản thân và phụ giúp gia đình. Nhất là việc giảm 1 năm học đồng nghĩa với tiết kiệm được rất nhiều tiền bạc cho gia đình.
Thanh Tùng, sinh viên năm thứ 2 ĐH Thương Mại cho biết: “Quê em ở Bắc Giang, nếu ra trường sớm 1 năm thì tốt quá, vì sẽ đỡ nhiều khoản tiền ăn học cho gia đình. Chứ một năm ăn học ở Hà Nội là tiêu tốn hàng chục triệu của gia đình. Dù sẽ phải học nhiều hơn, số đơn vị học trình vẫn đảm bảo theo quy định, nhưng nếu được ra trường sớm, em nghĩ sẽ rất nhiều bạn có động lực để cố gắng hoàn thành các môn học”.
Trên thực tế, việc giảm số năm học đại học đã một số trường đại học ở Hà Nội áp dụng trong những năm gần đây. Tuy nhiên, việc học vượt chủ yếu là các trường theo hình thức đào tạo tín chỉ, nghĩa là sẽ được hoàn thành trước chương trình học và có thể được cấp bằng sớm hơn một năm so với thông thường. Nhất là hầu hết các sinh viên có học lực khá, giỏi mới hoàn thành sớm để “về đích” sớm từ nửa năm cho đến một năm.

Vẫn còn nhiều băn khoăn
Cho rằng đào tạo đại học ở nước ta trong thời gian qua là khá ôm đồm, nhiều môn học vĩ mô, không thực sự cần thiết đối với sinh viên, PGS Văn Như Cương, Chủ tịch HĐQT Trường THPT dân lập Lương Thế Vinh (Hà Nội) chia sẻ, sinh viên đại học bây giờ cũng vất vả để hoàn thành một số môn học được cho là không cần thiết, không tạo hứng thú. Có những môn chỉ cần tham khảo tài liệu, đọc sách là có thể hiểu được không cần phải học ở giảng đường, thi qua môn…
Tuy nhiên, theo PGS Văn Như Cương, giảm ra sao, cắt môn học nào cần phải tính toán kỹ lưỡng. “Giảm thiểu môn học không cần thiết, rút bớt thời gian học cho sinh viên là hết sức cần thiết, song giảm môn nào, thời gian bao lâu lại phải tính toán kỹ dựa trên đặc thù của ngành học. Có những ngành có thể còn 3 năm, nhưng có ngành thì không thể dưới 5 năm. Do đó, các trường cần nghiên cứu để đảm bảo chất lượng đào tạo” - PGS Văn Như Cương chia sẻ.
Dù có lợi cho sinh viên, song nhiều trường đại học cũng khá e dè vì sợ sinh viên ra trường không đảm bảo chất lượng. TS Lê Viết Khuyến - Trưởng ban Hỗ trợ chất lượng giáo dục đại học (Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam) cho biết, nếu rút hệ đại học xuống còn 3 năm, buộc các giáo viên phải biết lựa chọn chương trình giảng dạy sao cho phù hợp, giáo trình cụ thể, không lan man như trước. Cũng sẽ khó cho các giảng viên vì chương trình, giáo trình đã quá lỗi thời, nên chắt lọc kiến thức để dạy cho sinh viên là việc làm không đơn giản.
Cũng theo TS Khuyến: “Theo tôi, những sinh viên khá, giỏi cần được khuyến khích học vượt để sớm ra trường, học cao hơn nữa. Các sinh viên nên cân nhắc kỹ dựa trên khả năng học tập của mình để quyết định học 3 hay 4 năm. Không có nhu cầu ra trường sớm thì không nên chọn việc học với tốc độ cao vì rất dễ bị đuối và khó theo kịp chương trình”.
Lãnh đạo một số trường đại học chia sẻ, việc áp dụng mô hình đào tạo sinh viên hệ đại học trong 3 năm là hoàn toàn khả thi vì hầu hết các trường hiện nay đang áp dụng đào tạo theo tín chỉ. Nhưng chủ yếu sinh viên khá, giỏi mới đáp ứng được việc rút ngắn còn 3 năm. Theo đó, sắp tới các trường sẽ áp dụng công nghệ thông tin, giáo trình điện tử, đổi mới phương pháp dạy để sinh viên tự học, nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của giảng viên.
Quang Anh

Tìm thấy thi thể cuối cùng vụ cháy ở Hưng Yên, thông tin về nhân thân gây xót xa
Thời sự - 4 giờ trướcNạn nhân cuối cùng trong vụ cháy xưởng tái chế phế liệu ở Hưng Yên vừa được lực lượng chức năng tìm thấy.

Triệu tập những kẻ hành hung cô gái tại công viên ở Bắc Ninh
Pháp luật - 5 giờ trướcCông an phường Nam Sơn, Bắc Ninh đã triệu tập những người liên quan vụ hành hung một cô gái ở công viên Lãm Làng ngày 28/6.

Thực hiện theo trình tự này, hàng triệu người dân dễ dàng xem quê quán, địa chỉ mới trên VNeID sau sáp nhập
Đời sống - 7 giờ trướcGĐXH - Ngay sau khi việc sáp nhập đơn vị hành chính trên cả nước hoàn tất, ứng dụng định danh điện tử VNeID cũng đã cập nhật lại thông tin cá nhân của từng công dân.

Đang đi cấy lúa, hai vợ chồng ở Hà Nội bị sét đánh ngã quỵ
Thời sự - 7 giờ trướcNgười chồng cho biết khi ông đang cấy lúa, bỗng cảm nhận có nguồn điện mạnh từ tia sét đánh xuống ngay bên cạnh nên choáng váng ngã quỵ xuống ruộng. Một lúc sau định thần lại được, người chồng nhìn sang vợ cũng thấy bà ngã quỵ.

Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Nguyên 'đưa chính quyền 2 cấp vào hoạt động ngay'
Thời sự - 9 giờ trướcGĐXH - Sáng ngày 1/7, HĐND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức kỳ họp thứ Nhất HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để xem xét, quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền theo quy định. Đây là kỳ họp đầu tiên của HĐND tỉnh Thái Nguyên mới sau khi thực hiện chủ trương hợp nhất hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn theo Nghị quyết của Quốc hội.

Người lao động lại sắp được nghỉ dài 4 ngày?
Đời sống - 10 giờ trướcGĐXH - Theo Thông báo 6150/TB-BLĐTBXH, dịp lễ Quốc khánh 2/9 năm 2025, người lao động sẽ được nghỉ 4 ngày.

Người dân Hà Nội làm thủ tục thuận tiện trong ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp
Thời sự - 11 giờ trướcGĐXH - Từ sáng sớm, nhiều người dân ở Hà Nội đã có mặt tại các trụ sở hành chính mới để làm các thủ tục liên quan đến cư trú, chứng thực, giấy tờ đất đai, xác nhận nơi cư trú, đăng ký xe.

Bắt cặp vợ chồng cầm đầu đường dây sản xuất 70.000 chai dầu gió giả ở TP.HCM
Pháp luật - 11 giờ trướcCặp vợ chồng chỉ đạo nhân viên sản xuất các sản phẩm giả thương hiệu nước ngoài như: dầu gió con Ó, kem dưỡng ẩm Thái Lan, dầu ông già Thái Lan, dầu lăn Hàn Quốc...

Nhiều chính sách mới, thiết thực có hiệu lực từ 1/7/2025
Đời sống - 11 giờ trướcGĐXH - Thêm nhiều trường hợp phải đóng BHXH, bỏ 8 tội danh có khung hình phạt tử hình, mở rộng đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng… là những chính sách mới sẽ có hiệu lực từ đầu tháng 7/2025.

Các xã, phường mới ở Hà Nội vận hành ra sao trong ngày đầu tiên hoạt động theo mô hình chính quyền 2 cấp?
Thời sự - 13 giờ trướcGĐXH - Ngày 1/7, các xã, phường ở TP Hà Nội chính thức hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Từ sáng sớm, nhiều người dân đã có mặt tại các trụ sở hành chính mới để làm các thủ tục liên quan đến cư trú, chứng thực, giấy tờ đất đai...

Người lao động lại sắp được nghỉ dài 4 ngày?
Đời sốngGĐXH - Theo Thông báo 6150/TB-BLĐTBXH, dịp lễ Quốc khánh 2/9 năm 2025, người lao động sẽ được nghỉ 4 ngày.