Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hồi ức 70 năm trước của cựu Thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu

Thứ bảy, 06:30 05/09/2015 | Xã hội

GiadinhNet - Mái tóc xanh của những thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu ngày nào giờ đã bạc trắng. 70 năm trôi qua nhưng không khí hào hùng, sôi nổi của ngày cả nước đứng lên giành lại chính quyền vẫn còn vẹn nguyên trong hồi ức của họ. Đặc biệt là kỷ niệm lần đầu tiên khi được gặp Bác Hồ.

 

Ông Đỗ Quang Toại xúc động chia sẻ về những kỷ niệm của 70 năm trước.
Ông Đỗ Quang Toại xúc động chia sẻ về những kỷ niệm của 70 năm trước.

 

16 tuổi đi theo Cách mạng

Mặc dù đã gần bước sang tuổi 90, nhưng khi nói về những ngày Cách mạng tháng Tám sục sôi của 70 năm trước, ông Đỗ Quang Toại (ở phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội) đôi mắt vẫn ánh lên niềm xúc động, tự hào.

Ngày ấy, ông Toại chỉ mới 16 tuổi, nhưng đã tình nguyện tham gia vào Đoàn Thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu với hy vọng có thể đóng góp một chút công sức nhỏ bé của mình cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Công việc của ông là rải truyền đơn, tổ chức những buổi diễn thuyết chớp nhoáng tại những nơi đông người như: Xí nghiệp, chợ, trường học… để kêu gọi mọi người đi theo Việt Minh, đứng lên giành lại chính quyền.

“Làm những công việc này hết sức nguy hiểm bởi lẽ nếu bị thực dân Pháp bắt được thì sẽ phải đối mặt với những trận đòn roi tra tấn, có khi còn mất mạng. Nhưng đứng trước nỗi nhục mất nước, nỗi đau khi phải làm nô lệ, chúng tôi chẳng màng khó khăn, gian khổ thậm chí là hy sinh bản thân mình vẫn cảm thấy tự hào” ông Toại chia sẻ.

Đến giai đoạn chuẩn bị khởi nghĩa, những thanh niên cốt cán trong Đoàn được giao về phụ trách ở các tỉnh. Bạn bè ông người thì lên Sơn La, Hòa Bình, người thì xuống Bắc Giang, Nam Định, còn ông được cử về phụ trách ở Hải Dương. “Ngày đó ở Hải Dương nạn đói rất kinh khủng, người chết la liệt, chính quyền Việt Minh đã giúp đỡ nhân dân rất nhiều, nên khi người của chính quyền Việt Minh đi đến đâu là mọi người nhất nhất đi theo, đứng lên giành lại chính quyền. Không khí ngày ấy mới khẩn trương, sôi nổi và hào hùng biết mấy” ông Toại nhớ lại.

Và sau bao nhiêu cố gắng, nỗ lực, nhân dân ta đã chờ được đến giây phút Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình lịch sử. “Lúc đó chúng tôi phải đi mượn chiếc đài radio để nối với Đài Phát thanh Hà Nội cho nhân dân Hải Dương nghe Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập. Mọi người chăm chú nghe như nuốt từng lời của Bác. Cả hội trường lúc bấy giờ cùng reo vang khẩu hiệu “Việt Nam muôn năm”, “Hồ Chủ Tịch muôn năm”…”, ông Toại nhớ lại.

“Thanh niên thời Cách mạng tháng Tám đức – tài – trí – dũng cao. Thanh niên thời kì đổi mới đức – tài – trí – dũng phải càng cao hơn. Thế hệ chúng tôi dù có vô vàn khó khăn, gian khổ nhưng bằng một niềm tin, một tình yêu nước nồng nàn đã đứng lên giành lại chính quyền về tay nhân dân. Thế hệ thanh niên ngày nay các bạn có đủ điều kiện, được sống trong hòa bình, hạnh phúc, vậy các bạn phải cố gắng vươn lên để đưa Việt Nam có thể sánh vai cùng các cường quốc năm châu như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã răn dạy” ông Toại tâm sự.

Kỷ niệm lần đầu được gặp Bác Hồ

 

Đường phố Hà Nội ngập tràn cờ hoa mừng Kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9.
Đường phố Hà Nội ngập tràn cờ hoa mừng Kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9.

 

Chia sẻ về một thời lịch sử hào hùng, ông Nguyễn Tiến Hà (88 tuổi), người từng tham gia công tác chuẩn bị và chứng kiến những ngày Hà Nội trong khí thế của cuộc Tổng khởi nghĩa năm 1945 vẫn nguyên vẹn những câu chuyện đầy kỷ niệm. Đặc biệt là hình ảnh hàng nghìn, hàng vạn tầng lớp nhân dân Thủ đô kéo nhau dạo khắp các tuyến phố vào sáng 2/9/1945.

“Vào buổi sáng ngày hôm đó, có hàng vạn người dân nô nức tham gia vào đoàn người mít-tinh. Khi xuống đường để tiến về Quảng trường Ba Đình, mọi người xếp hàng thành cả đoàn dài. Phụ nữ đi trước, nam giới đi sau, vừa đi vừa hô: “Ủng hộ Việt Minh!”, “Hồ Chủ Tịch muôn năm!”. Với mong muốn được chứng kiến giây phút lịch sử, ai cũng muốn đi sớm để nhìn thấy Bác Hồ. Khi Người đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, mọi người chăm chú lắng nghe. Lúc Bác hỏi: “Tôi nói đồng bào nghe có rõ không?” thì cả rừng người hô vang: “Có ạ! Có ạ” rồi vỗ tay vang trời. Những hình ảnh đó đến bây giờ vẫn khiến tôi vô cùng xúc động”, ông Hà rưng rưng nhớ lại.

 

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng tặng hoa ông Lê Đức Vân.
Ảnh: Phương lâm

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng tặng hoa ông Lê Đức Vân. Ảnh: Phương Lâm

 

Còn với ông Lê Đức Vân, Trưởng Ban liên lạc Đoàn Thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu năm nay đã bước sang tuổi 86 tuổi. Ông Vân là 1 trong 9 người tham dự cuộc họp từ ngày 17- 18/8/1945, do Thành ủy Hà Nội và Ủy ban Quân sự Cách mạng Hà Nội tổ chức để đi đến quyết định Tổng khởi nghĩa. Mặc dù tuổi đã cao, sức đã yếu, nhưng những ký ức về thời điểm Tổng khởi nghĩa, giành chính quyền năm 1945 vẫn in đậm trong ông.

Ông Lê Đức Vân cho biết, ngày 17/8/1945, Tổng hội Công chức của chính quyền bù nhìn Trần Trọng Kim tổ chức cuộc mít-tinh lớn tại Quảng trường Nhà hát Lớn. Khi đó, biết là có rất nhiều người dân đến xem cuộc mít-tinh nên từ đầu, ta có chủ trương biến cuộc mít-tinh này thành diễn đàn của ta. “Khi mới tuyên bố khai mạc buổi lễ, một số thanh niên đã nhảy lên khán đài cướp micro và hô hào nhân dân đi theo Việt Minh đứng lên khởi nghĩa. Cùng lúc đó, 500 anh em ở dưới phất lá cờ đỏ sao vàng, đồng thời một lá cờ rất to buông từ tầng 2 Nhà hát Lớn xuống”…

Theo ông Lê Đức Vân, khi một thành viên của Đội danh dự Trường Giang lấy ở trong người ra một lá cờ rất to, phất lên cao và hô “đồng bào theo chúng tôi, đồng bào theo chúng tôi” thì hàng nghìn người đã theo đó nhằm hướng Tràng Tiền tiến lên. Thậm chí, đoàn người còn đi qua Phủ Chủ tịch, chỉ cách  nơi quân Nhật đóng khoảng 200m, nhưng điều bất ngờ là quân địch không hề có phản ứng gì. Đoàn người tiếp tục đi qua nhiều tuyến phố, sau chia làm 6 - 8 nhóm nhỏ vừa đi vừa hô vang khẩu hiệu: Ủng hộ Việt Minh, đả đảo chính phủ bù nhìn, Việt Nam độc lập! Cứ thế, cuộc tuần hành kéo dài đến khoảng 8 giờ tối mới tan.

Với ông Lê Đức Vân, ngoài không khí hào hùng của những ngày Cách mạng tháng Tám, kỷ niệm được gặp Bác Hồ lần đầu vẫn nguyên vẹn cảm xúc. “Một hôm, khi nghe các đồng chí cấp trên gọi Đội Thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu lên gặp một vị lãnh đạo, tôi cùng hai đồng chí nữa đến Nhà khách Chính phủ mà không hề biết rằng mình đến gặp ai, có việc gì. Khi nhìn thấy Hồ Chủ tịch, Người mà chúng tôi từng biết qua hình ảnh và rất ngưỡng mộ thì chúng tôi hồi hộp lắm. Vừa gặp, Bác nói rất nhẹ nhàng: “Các cháu vào đây”. Khi chúng tôi ngồi xuống, Người hỏi tiếp: “Khi đất nước vừa giải phóng các cháu làm gì nhỉ?”, tôi nhanh miệng nói luôn rằng: “Chúng cháu chi phối họ”. Khi ấy Bác cười và bảo, “Không gọi là chi phối họ mà các cháu phải tuyên truyền để họ nghe về đường lối cách mạng của Đảng ta và muốn làm được điều đó thì các cháu phải gương mẫu đi đầu”.

Mỗi lời kể của ông Lê Đức Vân đều sáng lên niềm hãnh diện khi được trưởng thành trong những năm tháng lịch sử. Hoạt động cách mạng của những Thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu tiêu biểu cho truyền thống yêu nước quật cường, sự mưu trí, sáng tạo và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Họ là minh chứng sống động khẳng định trong bất cứ hoàn cảnh nào, thanh niên cũng là lực lượng xung kích, đi đầu và là tấm gương cho thế hệ trẻ hôm nay học tập, noi theo.

 

Trước yêu cầu của Cách mạng và dưới sự lãnh đạo của Đảng, tháng 8/1944, tại số 46 Bát Đàn (Hà Nội), Đoàn Thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu được thành lập, gồm khoảng 60 đoàn viên, trong đó rất đông học sinh các trường: Bưởi, Thăng Long, Gia Long, Đồng Khánh, Văn Lang... Đoàn hoạt động công khai, tuyên truyền về tổ chức Việt Minh ở các chợ, trường học, rạp chiếu bóng, xí nghiệp... bằng nhiều hình thức linh hoạt, từ tuyên truyền miệng, truyền đơn, báo, tài liệu mật...

Kim Oanh/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bắt 3 đối tượng gây án vì mâu thuẫn nợ nần

Bắt 3 đối tượng gây án vì mâu thuẫn nợ nần

Pháp luật - 42 phút trước

GĐXH - Ngày 25/11, Công an huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang cho biết vừa ra quyết định tạm giữ hình sự 3 đối tượng về hành vi bắt giữ người trái pháp luật.

Hơn chục 'con bạc' bị bắt khi đang say sưa xóc đĩa

Hơn chục 'con bạc' bị bắt khi đang say sưa xóc đĩa

Pháp luật - 53 phút trước

GĐXH - Đang say sưa sát phạt bằng hình thức xóc đĩa, hơn 10 đối tượng bị Công an Quảng Bình phát hiện, bắt giữ.

Nhân chứng vụ 4 người ở Hà Nội tử vong: ‘Các nạn nhân vẫn ngồi trên xe máy và ôm chặt nhau’

Nhân chứng vụ 4 người ở Hà Nội tử vong: ‘Các nạn nhân vẫn ngồi trên xe máy và ôm chặt nhau’

Thời sự - 55 phút trước

GĐXH - Nhiều người chứng kiến sự việc cho biết, thời điểm phát hiện xe máy dưới mương nước họ thấy 4 nạn nhân còn ngồi trên yên xe, ôm chặt nhau.

Theo chân lực lượng CSGT đường thủy ở Hà Nội kiểm tra trên sông Hồng

Theo chân lực lượng CSGT đường thủy ở Hà Nội kiểm tra trên sông Hồng

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Để đảm bảo an toàn giao thông đường thuỷ thời điểm cuối năm, lược lượng CSGT TP Hà Nội phụ trách các tuyến sông chủ động công tác tuần tra, phòng ngừa, cùng tuyên truyền các tàu thuyền, bến phà, đảm bảo an toàn người dân đi lại.

Từ ngày 1/1/2025, sẽ áp dụng quy định mới về quyền hạn  của CSGT

Từ ngày 1/1/2025, sẽ áp dụng quy định mới về quyền hạn của CSGT

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Bộ Công an vừa ban hành Thông tư số 69/2024/TT-BCA quy định về chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ của CSGT.

Cảnh độc đáo của ngôi đình thờ nữ tình báo đầu tiên của chính sử Việt Nam ở Nam Định

Cảnh độc đáo của ngôi đình thờ nữ tình báo đầu tiên của chính sử Việt Nam ở Nam Định

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Có tuổi đời hàng trăm năm, hàng cây duối khổng lồ vẫn sừng sững bao quanh nơi thờ nữ tình báo đầu tiên của chính sử Việt Nam ở xã Yên Nghĩa, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.

Thành tích học tập cực đỉnh của hoa khôi trường Kinh tế

Thành tích học tập cực đỉnh của hoa khôi trường Kinh tế

Giáo dục - 3 giờ trước

Ngoài vẻ ngoài duyên dáng, nụ cười khả ái, Huyền Trang (trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội) khiến nhiều người ấn tượng với thành tích học ấn tượng.

Danh tính bốn người cùng nhà tử vong trong vụ tai nạn ở Chương Mỹ

Danh tính bốn người cùng nhà tử vong trong vụ tai nạn ở Chương Mỹ

Thời sự - 3 giờ trước

Cơ quan chức năng huyện Chương Mỹ (Hà Nội) đang khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn khiến 4 người trong cùng một gia đình tử vong dưới mương nước tại xã Đồng Lạc tối 24/11.

Những người chưa thi chứng chỉ ngoại ngữ sẽ mừng thầm khi biết điều này

Những người chưa thi chứng chỉ ngoại ngữ sẽ mừng thầm khi biết điều này

Giáo dục - 3 giờ trước

GĐXH - Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam dự kiến sẽ tăng cường các giải pháp để chống thi thay, thi hộ như bổ sung quy định yêu cầu các đơn vị cung cấp ảnh chụp của thí sinh trong quá trình làm bài thi trên hệ thống tra cứu và xác minh chứng chỉ.

Hàng chục con trâu bò chết bất thường ở xã vùng cao  Kỳ  Sơn

Hàng chục con trâu bò chết bất thường ở xã vùng cao Kỳ Sơn

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH - UBND xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) đã huy động lực lượng và nguồn hóa chất để tiêu độc, khử trùng các khu vực trại chăn nuôi có trâu, bò chết hoặc mắc bệnh ung khí thán nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

Top