"Kịch bản" nào chống gian lận thi trực tuyến?
Một số trường học ở Hà Nội đang lên "kịch bản" thi học kỳ 2 trực tuyến sao cho vừa chống gian lận, vừa đánh giá đúng chất lượng học sinh.
Chia ca để thi học kỳ
Thời điểm này, nhiều trường ngoài công lập trên địa bàn Hà Nội đã hoàn thành việc thi học kỳ 2.
Với khối trường công lập, do chờ hướng dẫn của Sở GD&ĐT, vì vậy nhiều trường tự "dựng kịch bản" thi học kỳ 2 nếu tình hình dịch Covid-19 kéo dài.
Theo Hiệu trưởng trường THPT Việt Đức (quận Hoàn Kiếm), thi học kỳ bằng hình thức trực tuyến chỉ áp dụng trong trường hợp bất khả kháng và đương nhiên phải được Sở GD&ĐT cho phép.
Hiện học sinh lớp 12 của trường này cơ bản hoàn thành các bài kiểm tra cuối kỳ nhưng khối lớp 10, 11 vẫn đang dang dở và phải chuyển sang phương thức trực tuyến.
Theo hiệu trưởng này, việc kiểm tra trực tuyến khó khách quan và khó kiểm soát được chất lượng, không phải học sinh nào cũng đủ điều kiện để tham gia kiểm tra cùng một thời điểm.

Một số trường tính phương án, cho học sinh đến trường, chia ca và làm bài kiểm tra học kỳ trong điều kiện chỗ ngồi đảm bảo giãn cách (Ảnh minh họa).
Vì vậy, nếu diễn biến dịch vẫn phức tạp, trường phải dừng hoạt động dạy học trong hơn 2 tuần, như vậy sẽ cho học sinh đến trường, chia ca và làm bài kiểm tra thì vừa phòng ngừa dịch bệnh, vừa công bằng trong đánh giá, xếp loại.
Cô Lê Thị Tuyết Lan, Hiệu trưởng Trường tiểu học Xuân Phương (quận Nam Từ Liêm) cho biết, nếu thi trực tuyến, nhà trường có thể thiết lập một ngân hàng đề thi, sau đó tổ chức cho học sinh thi trực tuyến. Phương án này sẽ phù hợp với các môn thi trắc nghiệm như tiếng Anh, Lịch sử,…
Đối với các môn cần thi đọc và viết như Tiếng Việt, thầy cô có thể kiểm tra từng học sinh theo hình thức mặt đối mặt thông qua Zoom thì sẽ kiểm soát được vấn đề gian lận.
Bà Phạm Thị Lệ Hằng, Trưởng Phòng GD&ĐT quận Hà Đông cho hay, với một số môn có thể làm hoàn toàn làm bài thi bằng phương pháp trắc nghiệm, có thể làm bài ngay trên Zoom bởi hiện đã có phần mềm tích hợp.
Tuy nhiên, không phải môn nào cũng kiểm tra học kỳ bằng hình thức trắc nghiệm nên có thể lên phương án: Giáo viên có thể chia lớp ra làm nhiều ca để kiểm tra.
Việc này thuận tiện ở chỗ, thầy cô có thể quan sát đầy đủ học sinh đang làm bài qua màn hình nhưng trách nhiệm nặng nề và vất vả cho giáo viên vì thầy cô phải làm nhiều bộ đề và phải coi thi nhiều lần.
Ngoài ra, theo bà Lệ Hằng, một số nơi kiểm soát dịch tốt đang đề xuất chia ca và học sinh đến kiểm tra trực tiếp ở lớp, sao cho đảm bảo giãn cách và khai báo y tế đầy đủ. Việc này, theo bà Hằng, sẽ tiềm ẩn một số nguy cơ nên cần cân nhắc kĩ và chỉ thực hiện được khi có sự cho phép của cơ quan chức năng.
Kêu gọi sự trung thực của phụ huynh và học sinh
Với học sinh các cấp lớn, việc thi trực tuyến có thể dễ dàng hơn bởi các em có nhiều kiến thức về tin học, sử dụng máy tính, điện thoại thuần thục.
Còn với học sinh tiểu học, việc thi trực tuyến chắc chắn phải có sự hỗ trợ của phụ huynh. Điều này gây lo ngại, phụ huynh học sinh thi hộ con.
Theo một giáo viên, việc gian lận thi cử, dù là thi tại trường hay thi trực tuyến, đều có thể xảy ra.

Giáo viên dạy trực tuyến mùa dịch Covid-19. (Ảnh: M. Hà).
Giáo viên cũng không thể nào ngồi nhìn vào màn hình máy tính cả 60 - 90 phút để coi thi. Vì thế, muốn có sự công bằng khách quan, trước hết phụ thuộc vào chính ý thức của học sinh và suy nghĩ của các bậc làm cha, làm mẹ.
Bà Lệ Hằng, Trưởng Phòng GD&ĐT quận Hà Đông cho rằng, nên nhìn nhận việc kiểm tra không đơn thuần chỉ là một bài thi. Đó là việc theo dõi cả quá trình nên bỗng nhiên một học sinh điểm cao vọt lên là rất vô lý.
"Chúng tôi hiểu tâm lý lo lắng, một số em sẽ được phụ huynh hướng dẫn hoặc học sinh tự ý gian lận.
Rõ ràng thi trực tuyến sẽ không thể yên tâm như kiểm tra trực tiếp ở trường, vậy nên trước hết, vẫn kêu gọi sự trung thực của học sinh và phụ huynh", bà Hằng chia sẻ.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Lê Hồng Vũ, Trưởng Phòng GD&ĐT quận Tây Hồ cho hay, không thể có công bằng khi thi học kỳ bằng hình thức trực tuyến bởi rất khó kiểm soát.
Về mặt công nghệ, để thi trực tuyến tốt, trước hết phải có phần mềm chuyên dụng, không thể thi trên những phần mềm đang dạy trực tuyến.
Hiện nay, chỉ một số trường có nền tảng công nghệ thông tin tốt, có thể tổ chức thi tích hợp trắc nghiệm qua một số phần mềm nhưng có chắc câu trả lời đấy là của học sinh hay không?
"Vì vậy theo tôi, không nhất thiết phải làm bài kiểm tra học kỳ, như thế vừa nhân văn vừa có tính giáo dục bởi tổ chức thi mà không công bằng, vô tình chúng ta tạo tiền lệ xấu trong giáo dục, dạy học sinh thói xấu, không trung thực trong học tập.
Để làm được điều này, nhà trường có thể sử dụng các cột điểm từ trước đến nay để đánh giá học lực, đồng thời kết thúc năm học vào thời điểm này, không cần làm bài kiểm tra học kỳ.
Khi bước vào năm học mới, nếu tình hình dịch bệnh bớt căng thẳng, có thể làm bài khảo sát đầu năm.
Điều quan trọng, Bộ GD&ĐT cho phép các địa phương thực hiện chủ trương này, nếu không các Sở GD&ĐT sẽ không dám thực hiện", ông Vũ nói.
Theo Dân trí

Lái xe như diễn xiếc trên đường phố, cô gái nói mình mắc bệnh tâm thần
Pháp luật - 1 giờ trướcLàm việc với công an, cô gái thừa nhận hành vi lái xe buông hai tay, không đội mũ bảo hiểm, đồng thời xuất trình giấy xác nhận mắc bệnh tâm thần.

Công an nhận định ban đầu nguyên nhân gây ra vụ cháy nhà làm 4 người tử vong
Thời sự - 2 giờ trướcCơ quan công an vừa đưa ra nhận định ban đầu về nguyên nhân gây ra vụ cháy nhà làm 4 người tử vong ở TP Mỹ Tho, Tiền Giang - là do sự cố chập điện gần vị trí cầu thang lên gác.

Bắt 8 đối tượng chạy xe rượt đuổi, dùng vỏ chai bia đánh người
Pháp luật - 3 giờ trướcGĐXH - 8 đối tượng ở Huế đi xe máy rượt đuổi 2 nam thanh niên, sau đó dùng vỏ chai bia đánh vào đầu khiến một người bị thương hiện đang điều trị tại bệnh viện.

Hà Nội đề nghị kiểm tra, đưa ra phương án xử lý các trụ sở bỏ hoang hàng chục năm ở Hà Đông
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - UBND TP Hà Nội vừa có văn bản gửi các cơ quan trung ương liên quan, đề nghị rà soát và có phương án xử lý 3 trụ sở nhà nước bị bỏ hoang nhiều năm tại phố Tô Hiệu (phường Nguyễn Trãi, quận Hà Đông), tránh gây lãng phí tài sản công.

Chi tiết lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm 2025 mới nhất cho học sinh Hà Nội
Giáo dục - 3 giờ trướcGĐXH - Nhân dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4) và Ngày Quốc tế Lao động (1/5), học sinh sẽ được nghỉ lễ kéo dài 5 ngày liên tục.

Gió mùa Đông Bắc tràn xuống, thời tiết miền Bắc thay đổi ra sao?
Thời sự - 3 giờ trướcGĐXH - Theo dự báo thời tiết, từ chiều tối và tối 12/4, không khí lạnh tràn về, nhiều khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ bắt đầu có mưa lớn kèm dông mạnh, nhiệt độ giảm sâu.

Thanh niên tử vong cạnh xe máy trên quốc lộ
Xã hội - 7 giờ trướcGĐXH - Trong lúc đi làm đồng, người dân Hà Tĩnh phát hiện một thanh niên tử vong bên cạnh chiếc xe máy trên quốc lộ 8A.

Ngày sinh Âm lịch của người có cuộc đời thuận buồm xuôi gió, tài lộc từ đó mà hanh thông
Đời sống - 7 giờ trướcGĐXH - Những người sinh vào ngày Âm lịch này là người có phúc khí, ít gặp khó khăn, trắc trở trong cuộc sống.

Vụ trẻ 20 tháng tuổi bị bảo mẫu đánh ở Quảng Nam: Tình tiết giúp gia đình phát hiện con bị đánh
Giáo dục - 9 giờ trướcGĐXH - Phụ huynh cháu bé 20 tháng tuổi bị bảo mẫu bạo hành ở Quảng Nam đã viết đơn gửi cơ quan công an yêu cầu điều tra, trừng trị nghiêm minh bảo mẫu đã đánh đập trẻ một cách dã man.

Xót xa cảnh em bé 20 tháng tuổi bị bảo mẫu hành hạ dã man tại cơ sở mầm non tư thục
Pháp luật - 9 giờ trướcGĐXH - Cơ quan chức năng tỉnh Quảng Nam đang khẩn trương vào cuộc điều tra, làm rõ vụ bảo mẫu có hành vi xách ngược chân, đánh đập dã man trẻ 20 tháng tuổi tại một cơ sở mầm non tư thục trên địa bàn.

Ngày sinh Âm lịch của người có cuộc đời thuận buồm xuôi gió, tài lộc từ đó mà hanh thông
Đời sốngGĐXH - Những người sinh vào ngày Âm lịch này là người có phúc khí, ít gặp khó khăn, trắc trở trong cuộc sống.