Kỷ niệm 60 năm Ngày Truyền thống ngành Dân số Việt Nam (26-12-1961 - 26-12-2021): Hải Phòng tiếp tục nâng cao chất lượng dân số
GiadinhNet - Trải qua 60 năm cùng với quá trình xây dựng và phát triển đất nước, công tác dân số Hải Phòng nói riêng đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, góp phần không nhỏ vào việc ổn định và tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân thành phố.
Khẳng định “Dân số và công tác dân số có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, dân tộc”, suốt thời gian qua, những người làm công tác dân số Hải Phòng đã cố gắng tìm nhiều giải pháp cụ thể, đạt được các mục tiêu đề ra, hạn chế tốc độ gia tăng dân số, tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số; phân bố dân số hợp lý và nâng cao chất lượng dân số.
Còn nhớ, công tác DS-KHHGĐ của thành phố giai đoạn 1993-2000 và 2001-2010, toàn dân, toàn ngành đã đồng tình hưởng ứng chủ trương của Đảng và Nhà nước, xây dựng mỗi gia đình 2 con, phấn đấu xóa đói giảm nghèo vươn lên làm giàu, thực hiện gia đình văn hóa, đời sống văn hóa ở khu dân cư góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế và xã hội, an ninh quốc phòng của thành phố.
Sau 20 năm, tỷ suất sinh giảm mạnh từ 26,7‰ năm 1989 xuống còn 14,75‰ năm 2009, bình quân mỗi năm giảm 0,6‰. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên từ trên 20% xuống còn 5,46%. Với những kết quả trên, Ủy ban DS-KHHGĐ thành phố đã được Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng nhì, hạng ba.
Năm 2008, thực hiện Thông tư số 05 của Bộ Y tế về hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy DS-KHHGĐ ở địa phương; tháng 5/2008 UBND thành phố đã thành lập Chi cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình thành phố thuộc Sở Y tế.
Xác định dân số là yếu tố quan trọng hàng đầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Công tác dân số là nhiệm vụ chiến lược, vừa cấp thiết vừa lâu dài; là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, ngày 25/10/2017, Ban Chấp hành TW Đảng khóa XII ban hành Nghị quyết số 21 về công tác dân số trong tình hình mới với mục tiêu tiếp tục chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển.
Để cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đặt ra đối với công tác dân số thành phố Hải Phòng, phù hợp với quan điểm trọng tâm Nghị quyết 21/NQ-TW, Ban Thường vụ Thành ủy ban hành Chương trình hành động số 51-CTr/TU, UBND thành phố ban hành Kế hoạch hành động tại Quyết định số 617/QĐ-UBND về công tác dân số trong tình hình mới với mục tiêu nhằm giải quyết toàn diện, đồng bộ các vấn đề về quy mô, cơ cấu, phân bổ, chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ tác động qua lại với phát triển kinh tế - xã hội. Duy trì vững chắc mức sinh thay thế; đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số; phân bố dân số hợp lý; nâng cao chất lượng dân số, góp phần phát triển thành phố và đất nước nhanh, bền vững.
Tại huyện Cát Hải, địa phương đã xây dựng kế hoạch tổ chức chiến dịch truyền thông tư vấn chuyên đề về chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình tới người dân. Trong đó, tập trung tuyên truyền về chính sách dân số đối với gia đình và toàn xã hội như: ổn định quy mô dân số, nâng cao chất lượng dân số, chất lượng nòi giống dân tộc, không lựa chọn giới tính thai nhi, chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, vị thành niên – thanh niên, chăm sóc người cao tuổi; tuyên truyền về công tác dân số trong tình hình mới…
Mới đây, tại xã Nghĩa Lộ, huyện Cát Hải, Trung tâm Dân số-KHHGĐ của huyện đã phối hợp Hội Liên hiệp phụ nữ huyện tổ chức hội nghị tuyên truyền bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe phụ nữ và trẻ em, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh qua hình thức trắc nghiệm rất hấp dẫn, hiệu quả, gây hứng thú cho những người tham gia.
Đặc thù là xã của huyện đảo, xa đất liền, người dân chủ yếu làm nghề sông nước, đi biển từ sáng sớm tới tối mịt mới về nên việc tiếp cận trong tuyên truyền về chăm sóc sức khỏe gặp nhiều khó khăn. Những người làm công tác dân số không chỉ chọn thời tiết, chọn thời điểm để đến tuyên truyền, vận động người dân sinh đẻ có kế hoạch, chăm sóc sức khỏe sinh sản, giảm thiếu MCBGTKS…, họ còn phải tìm các cách thức tiếp cận sao cho phù hợp, hiệu quả. Tại các xã đảo, tổ dân phố thường tổ chức các buổi họp nhóm sinh hoạt, trao đổi và chia sẻ cách chăm sóc sức khỏe cho chị em, con cái. Với tuổi vị thành niên, thành niên, cán bộ làm dân số sẽ phối hợp với nhà trường, tổ chức các chuyên đề về giới tính, sức khỏe sinh sản, cách nhận biết dấu hiệu xâm phạm tình dục v.v… rất hiệu quả. Tại Trạm y tế xã Nghĩa Lộ, các điều dưỡng, bác sỹ gần như thường xuyên làm tăng cường về tối vì chỉ có giờ đó, người dân mới trở về nhà, đến Trạm chăm sóc sức khỏe sinh sản cho bản thân.
Bà Nguyễn Thị Năm, Giám đốc Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện Cát Hải vui vẻ cho biết: "Những năm qua, huyện Cát Hải nỗ lực đẩy mạnh công tác truyền thông trong gia đình, nhà trường và cộng đồng với nhiều hình thức khác nhau. Qua thực tiễn triển khai đem lại sự chuyển biến tích cực về nhận thức, hành vi của người dân trong việc nâng cao vị thế của phụ nữ trong gia đình, cộng đồng; tâm lý ưa thích con trai, cùng tư tưởng trọng nam hơn nữ có chiều hướng giảm đáng kể. Cụ thể, năm 2015 tỷ số giới tính khi sinh của huyện đảo là 152 bé trai/100 bé gái sinh ra còn sống, đến năm 2021, tỷ số này được kiểm soát và giảm xuống còn 116 bé trai/100 bé gái".
Không chỉ ở huyện Cát Hải, các địa phương trên địa bàn thành phố triển khai nhiều giải pháp để thực hiện chính sách dân số-KHHGĐ. Trong đó, tranh thủ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy và UBND thành phố, các cấp, ngành, nhất là Sở Y tế, đội ngũ cán bộ, cộng tác viên làm công tác dân số - KHHGĐ từ thành phố xuống cơ sở với tâm huyết, nhiệt tình, trách nhiệm, chủ động, sáng tạo xây dựng nhiều mô hình làm công tác dân số - KHHGĐ hiệu quả. Nhờ đó, kết quả công tác Dân số-KHHGĐ của thành phố trong những năm qua luôn đạt được các mục tiêu đề ra. Cụ thể, dân số thành phố bước vào thời kỳ cơ cấu "dân số vàng" từ năm 2004, sớm hơn cả nước 3 năm, dự báo duy trì giai đoạn dân số vàng đến năm 2045. Tỷ số giới tính khi sinh năm 2020 là 112,0 bé trai/100 bé gái, trong khi mục tiêu đặt ra giai đoạn 2016 - 2020 là dưới mức 115 bé trai/100 bé gái. Chất lượng dân số từng bước được cải thiện: tỷ lệ chết mẹ liên quan đến thai sản, chết trẻ dưới 5 tuổi, suy dinh dưỡng trẻ em giảm mạnh; tỷ lệ phụ nữ mang thai được sàng lọc trước sinh là 65%, tỷ lệ trẻ em mới sinh được sàng lọc sơ sinh là 55%; tuổi thọ bình quân đạt 74,7 tuổi cao hơn toàn quốc (73,6 tuổi), tỷ lệ dân số được đăng ký trong hệ thống cơ sở dữ liệu dân cư về dân số đạt 95%...
Theo đánh giá của Chi cục trưởng Chi cục Dân số -KHHGĐ Hải Phòng, để đạt được những kết quả nói trên nhờ có sự quan tâm, chỉ đạo của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố, cấp uỷ Đảng, chính quyền các địa phương; sự tham gia tích cực của các Sở, ban, ngành, tổ chức, đoàn thể chính trị-xã hội trong toàn thành phố. Đội ngũ những người làm công tác dân số các cấp đã luôn phát huy tinh thần đoàn kết, kiên định, bền bỉ và vượt qua những khó khăn, thách thức, nỗ lực phấn đấu trong công tác vận động, tuyên truyền, thuyết phục mọi tầng lớp nhân dân tích cực thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về dân số.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, ngành dân số thành phố thời gian tới vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn thách thức. Tuy đã đạt mức sinh thay thế, nhưng mức sinh không đồng đều giữa các địa phương, tình trạng cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức... vi phạm chính sách dân số gia tăng gây khó khăn cho công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân. Nhu cầu sử dụng các biện pháp tránh thai hiện vẫn tăng nhưng nguồn cung ứng phương tiện tránh thai chưa được đa dạng, đầy đủ, kịp thời. Tỷ số giới tính khi sinh còn ở mức cao, không ổn định, lợi thế của dân số vàng khai thác chưa hiệu quả, dân số đang trong giai đoạn già hóa nhưng hệ thống chăm sóc sức khỏe, nhất là chăm sóc chuyên khoa cho người cao tuổi chưa đáp ứng được nhu cầu, hệ thống an sinh xã hội còn hạn chế, chăm sóc sức khỏe vị thành niên/thanh niên còn nhiều khó khăn chưa được giải quyết, chất lượng dân số chưa cao. Tổ chức bộ máy làm công tác dân số có nhiều biến động, nguồn lực đầu tư cho công tác dân số còn hạn chế, chưa tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ công tác dân số trong tình hình mới.
Từ những thành công và phát huy những kinh nghiệm 60 năm qua, ngành dân số Hải Phòng phấn đấu thực hiện thành công các mục tiêu Nghị quyết số 21-NQ/TW, Chiến lược Dân số Việt Nam giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030 đã đề ra, tiếp tục nâng cao chất lượng dân số, cải thiện tình trạng sức khoẻ sinh sản, duy trì mức sinh thay thế, giải quyết tốt những vấn đề về cơ cấu dân số và phân bố dân số góp phần thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá thành phố.
Mời quý vị xem thêm video dưới đây:
Quảng Ninh Về miền biển đi săn sá sùng
8 thói quen hàng ngày ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng sinh sản của nam giới
Dân số và phát triển - 5 giờ trướcGĐXH – Thường xuyên hút thuốc, sử dụng rượu bia, tiêu thụ các chất kích thích, kèm lối sống thiếu vận động, thức khuya, stress… là những nguyên nhân gia tăng nguy cơ gây vô sinh ở nam giới.
Nam giới cảnh giác với đau bìu có thể gây vô sinh
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcNam giới nếu có biểu hiện đau bìu cần phải đi khám ngay, tránh nguy cơ dẫn đến vô sinh.
Cách giảm đau bụng kinh ngay lập tức và những lưu ý cần biết
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcĐau bụng kinh là tình trạng thường gặp ở chị em khi “đến tháng”. Có nhiều nguyên nhân gây ra đau bụng kinh như ít vận động hay vận động quá mạnh, do chế độ ăn uống sinh hoạt không hợp lý hoặc cũng có thể do bệnh lý. Giảm đau bụng kinh bằng cách nào và cần lưu ý gi?
3 lý do khiến bà bầu dễ mắc bệnh trĩ
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcBệnh trĩ ảnh hưởng đến ít nhất 25 - 35% phụ nữ mang thai, có nhiều khả năng xuất hiện hơn ở ba tháng cuối thai kỳ. Bị bệnh trĩ khi mang thai có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mẹ bầu.
Cách đi bộ tốt cho phụ nữ mang thai
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcĐi bộ là một bài tập rất tốt và an toàn cho phụ nữ mang thai. Đây là một hoạt động thể chất nhẹ nhàng nhưng lại mang lại rất nhiều lợi ích cho cả mẹ và em bé.
Thiết thực hội thi phụ nữ với công tác Dân số và phát triển ở huyện vùng cao xứ Nghệ
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcGĐXH - Hội thi góp phần nâng cao sự hiểu biết cho hội viên phụ nữ và nhân dân về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về công tác Dân số và phát triển, vai trò, trách nhiệm, sự đóng góp của phụ nữ trong mọi mặt của cuộc sống.
Béo phì lúc trẻ ảnh hưởng đến tuổi thọ của người ung thư vú
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcSBéo phì tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với cả nguy cơ mắc và cơ hội sống cho bệnh nhân ung thư vú. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, những phụ nữ béo phì khi trẻ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú sau 50 tuổi có nguy cơ cao giảm tuổi thọ.
Thanh Hóa nâng cao nhận thức người dân về sàng lọc trước sinh và sơ sinh
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcGĐXH - Thời gian qua, Thanh Hóa đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức người dân về tầm quan trọng của việc sàng lọc sơ sinh, trước sinh, góp phần nâng cao chất lượng dân số.
Trẻ dậy thì muộn cần tập luyện như thế nào?
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcTập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Thế nhưng, tập thể dục quá độ ở lứa tuổi thanh thiếu niên có thể dẫn đến nguy cơ dậy thì muộn...
Bệnh viện 354 đỡ đẻ thành công bé sơ sinh nặng gần 6kg cho thai phụ nhiều nguy cơ biến chứng do chờ ‘ngày đẹp’
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcMang thai to hơn 39 tuần trên tử cung có sẹo mổ đẻ cũ, đối mặt với nguy cơ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng vẫn cố chờ chọn 'ngày đẹp' để mổ đẻ, một sản phụ ở Hà Nội đã may mắn được các bác sĩ Sản khoa ở Bệnh viện Quân y 354 mổ đẻ thành công.
Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.